Tiếp thu, bổ sung và cải biên đường dây cốt truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 35 - 40)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Cốt truyện

2.1.2. Tiếp thu, bổ sung và cải biên đường dây cốt truyện

Khi đi vào phim, tất cả những đoạn miêu tả về cảnh thiên nhiên ở Mỹ, Sicili và miêu tả ngoại cảnh… đặc biệt là những chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật đều bị cắt bỏ, thay vào đó là tác dụng của cảnh quay tồn cảnh kiến trúc hay cận cảnh đơi mắt, căn phịng và khuôn mặt các nhân vật.

Đặc trưng của phim truyện là các hình ảnh chuyển động nên nếu đưa tất cả các sự kiện trong tiểu thuyết vào thì bộ phim sẽ rườm rà và chỉ như sự sao chép của văn bản. Văn học miêu tả được cụ thể, từ miêu tả thiên nhiên, tâm trạng nhân vật… bởi nó sử dụng chất liệu ngôn từ, người đọc phải tự hình dung cịn phim ảnh là những hình ảnh trực quan. Ví dụ, trong tiểu thuyết Bố già, khi miêu tả cảnh đám cưới, Mario Puzo viết: “Ở sân sau, ban nhạc bắt đầu chơi. Khách khứa đủ mặt rồi. Khu vườn rộng đen nghẹt cả trăm người. Ai khối khiêu vũ thì nhảy lên chiếc sàn gỗ kê cao khỏi mặt đất chung quanh treo đèn kết hoa. Bằng khơng thì ngồi dài dài khắp vườn vì chỗ nào cũng có bàn,

thức ăn thơm ngon chất như núi và rượu chát, thứ nhà làm đặc biệt, thì từng hũ lớn năm lít một. Bàn danh dự của cơ dâu chú rể dĩ nhiên phải cao hơn một chút. Bọn phù dâu phù rể đứng ngồi quay quần quanh cô dâu Connie. Đám cưới tổ chức đặc biệt theo phong tục cổ của người Ý, dĩ nhiên cô dâu chẳng hài lòng chút nào.” [29, tr.19] Thay bằng cả đoạn văn dài ấy, điện ảnh thực hiện một cảnh quay lia từ xa lấy toàn cảnh đám cưới. Sau đó tiến lại gần và lấy rõ chính diện những người tham gia đám cưới với dụng ý giới thiệu nhân vật trong bộ phim.

Những hình ảnh sống động cùng với âm thanh là những tiếng nhạc vui nhộn giúp người xem lĩnh hội được trọn vẹn cảnh đám cuới truyền thống của nước Ý.

Mario Puzo miêu tả quang cảnh tại nhà của ông chủ hãng phim Jack Woltz: “Biệt xá của ơng chủ hãng phim có khác. Trông cứ như xem quay phim vậy. Kiểu nhà là kiểu “đồn điền”, đứng trơ vơ giữa một khoảng rộng mênh mơng có hàng rào, tàu ngựa, đồng cỏ… Trước nhà thì hàng rào hay luống hoa, bồn cỏ cũng cắt xén chi li, kĩ càng như được sửa sắc đẹp vậy!” [29, tr.76]

Trong bộ phim, thay bằng những câu văn ấy, điện ảnh thực hiện một cảnh quay nhanh từ xa giúp người xem thấy tận mắt toàn cảnh biệt xá hoa mĩ, tráng lệ nhưng chỉ trong vài giây.

Ngoài những sự kiện, chi tiết được lược bỏ thì trong phim cịn có những chi tiết, sự kiện được thay đổi khác so với tác phẩm văn học. Có thể nói, đạo diễn phim đã để hành động nhân vật diễn ra liên tiếp, không bị ngắt quãng và các sự kiện diễn ra không rườm rà. Việc thay đổi chi tiết này giúp cho hành động nhân vật xảy ra nhanh hơn, rút ngắn thời lượng bộ phim. Sự kiện Jack Woltz, phát hiện ra đầu Khartoum ở cuối giường mình. Mario Puzo dành gần ba trang để miêu tả hành động, độc thoại nội tâm và cách giải quyết của Jack Woltz thì trong phim, đầu Khartoum không phải ở cuối giường mà ở ngay trên giường và đạo diễn mở đầu với một buổi sáng huy hồng, thanh bình ở Hollywood. Chiếc camera lướt qua khu nhà hùng vĩ của Woltz với việc sử

dụng âm thanh của tiếng dế làm nổi bật sự yên tĩnh còn lại của màn đêm. Từ từ, máy quay hướng về phía cửa sổ nhỏ và âm nhạc nổi lên nhẹ nhàng khi máy quay tiếp tục di chuyển lên trên. Qua cửa sổ, người xem hướng theo hướng đi của máy quay tiến dần vào giường nơi Woltz đang ngủ. Trong chiếc giường trang nhã, ông nằm trên tấm đệm satin, âm nhạc to và nhanh dần, máy quay đi theo hành động của Woltz cho đến khi ông ta phát hiện thấy máu. Woltz thấy đầu ngựa và âm nhạc dừng hẳn, máy quay dừng lại ở cảnh Woltz la hét và máu.

Tiếng hét nhỏ dần, sau đó là cảnh chính diện biệt xá xuất hiện và tiếng hét vang vọng. Đây là cảnh làm cho bộ phim trở nên đáng nhớ.

Ngoài ra, kết thúc tiểu thuyết là hình ảnh nhân vật Kay học cách chấp nhận Michael và những việc anh ta làm. Cơ chuyển sang đạo Cơng giáo để cơ có thể đến nhà thờ và cầu nguyện cho linh hồn Michael – giống như Mama đã làm cho Vito. Nhưng kết thúc phần một của bộ ba phim, đạo diễn để Michael đảm bảo với Kay rằng anh ta không dính líu đến cái chết của Carlo. Kay dịu dàng và cánh cửa khép lại. Điều này phù hợp với logic hành động không ngắt quãng của điện ảnh.

là đội trưởng một cảnh sát tham nhũng và Michael đã giết anh ta để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cha mình. Trong cuốn tiểu thuyết, Puzo cho độc giả biết về McCluskey và làm thế nào để anh ta trở thành một cảnh sát trưởng. Ông ta được cha và ông nội chỉ bảo cách để tham nhũng. Để bàn tay anh ta luôn nhờn nhỡn những mỡ. Những chi tiết này được lược bỏ và không đưa vào bộ phim.

Một sự khác biệt giữa cuốn tiểu thuyết và phim là nhân vật Johnny Fontaine. Johnny Fontaine được Puzzo miêu tả cụ thể hơn qua mối quan hệ với những ngôi sao trẻ, với vợ cùng với những khó khăn mà Johnny Fontaine trải qua trong sự nghiệp của mình. Cịn trong phim, Jonny chỉ đóng một vai trị nhỏ trong phần I, Johnny Fontaine là con đỡ đầu của Don và đã đến để yêu cầu bố đỡ đầu giúp đỡ dành lấy một vai diễn quan trọng.

Trong tiểu thuyết Bố già Mario Puzo cũng đi sâu vào chi tiết về Luca Brasi. Luca Brasi là một người đàn ơng đáng sợ. Ơng ta đã lấy lại được danh tiếng của gia đình Corleone khi Don bị thương trong những năm 1930. Cuốn tiểu thuyết kể về việc Luca Brasi nhận giúp đỡ một phụ nữ mang thai và nhận ni đứa trẻ đó sau khi tự tay giết chết người mẹ. Người đàn ơng này chính là cỗ máy giết người và Brasi là người duy nhất Don sợ. Nhưng trong bộ phim, tất cả những gì khán giả biết về sự đáng sợ của Brasi là khi Michael nói với Kay rằng “Anh ta là một người rất đáng sợ” tại đám cưới của Connie. Những mức độ tội ác và nguy hiểm mà Puzo nói về của anh ta trong tiểu thuyết đều bị mất đi trong phim. Điều này cho thấy, khơng có người đàn ơng nào có thể làm cho Don Vito Corleone sợ hãi.

Lucy Mancini - phù dâu của Connie, trong bộ phim là cô gái trẻ chỉ xuất hiện với vai trị là tình nhân của Sony. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết sau khi Sony chết với sự giúp đỡ của gia đình Corleone cơ tiếp tục cuộc sống của mình ở Vegas. Cô gặp và kết hôn với một bác sĩ giúp cơ vượt qua "khiếm khuyết tình

dục" và họ sống hạnh phúc mãi mãi.

Có những nhân vật phụ khác chỉ được đề cập đến trong bộ phim nhưng lại có vai trị quan trọng trong tiểu thuyết. Rocco Lampone và Al Neri – những người trở thành trợ thủ chính, những người hùng mạnh khi Michael trở thành người đứng đầu gia đình hiếm khi được nhắc đến trong phim.

Tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết khi chuyển thể sang phim điện ảnh đã được lược bỏ và cải biên chi tiết. Điều này góp phần tạo nên một thế giới mafia mới với những đặc điểm khác với thế giới mà Puzo thể hiện trong tiểu thuyết.

Khi chuyển thể tiểu thuyết Bố già lên màn ảnh, đạo diễn đã tiếp thu, cải biên một số vấn đề cốt truyện của tiểu thuyết và lược bỏ bớt hoặc bổ sung thêm một vài yếu tố. Sự thay đổi phần mở đầu, kết thúc tác phẩm là cách mà nhà làm phim thường làm trong quá trình chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh. Tuy nhiên, trong tác phẩm Bố già, sự thay đổi ấy không chỉ diễn ra ở phần mở đầu, kết thúc mà nhà làm phim chọn những chi tiết tiêu biểu nhất trong tiểu thuyết Bố già để làm nên bộ phim. Và đặc biệt hơn nữa, phần hai của bộ phim chỉ lấy chương mười bốn của tiểu thuyết để xây dựng nên phân đoạn mở đầu của tập phim. Sau đó, tất cả các tình tiết, cốt truyện của phần hai, phần ba của phim Bố già đều phát triển độc lập. Không tiếp thu và cải biên những tình tiết trong tiểu thuyết như phần I của bộ ba phim nữa. Điều này vô cùng đặc biệt đối với phim chuyển thể nhằm thực hiện yêu cầu, đòi hỏi riêng của cốt truyện phim đồng thời thể hiện ý đồ sáng tạo riêng của người chuyển thể, tạo cho khán giả có cảm giác mới lạ khi thưởng thức “câu chuyện văn học” trong một hình thái nghệ thuật mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)