Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2. Cấu trúc
2.2.1. Cấu trúc: Văn học và điện ảnh
cạnh hoà hợp, hài hoà, đối xứng. Chỉ đến nghiên cứu văn học từ những năm 20 thế kỉ XX thì cấu trúc của tác phẩm văn học được hiểu cụ thể hơn là kết cấu, cấu tạo và mối quan hệ qua lại của nhân vật với các hình tượng khác, quan hệ giữa các lớp tư tưởng chủ đề và lớp cấu tạo, tổ chức lời văn.
Ngày nay, cấu trúc của tác phẩm văn học là một khái niệm được sử dụng phổ biến và được hiểu như mối quan hệ qua lại của các kí hiệu thẩm mĩ đặc thù, bởi tác phẩm là một thông báo bằng ngôn ngữ đặc biệt. Khác với ngôn ngữ tự nhiên, các yếu tố cấu trúc của tác phẩm đều có ý nghĩa riêng. Tác phẩm văn học là một cấu trúc phức tạp. Nhìn chung, khái niệm cấu trúc của một tác phẩm có thể hình dung như sau: xét từ lí luận chỉnh thể, cấu trúc của tác phẩm văn học bao gồm các yếu tố được đặt trong trật tự phụ thuộc vào nhau sau đây: tư tưởng – chủ đề, hệ thống hình tượng, kết cấu, ngơn từ. Cũng có ý kiến cho rằng nội dung tư tưởng – chủ đề là yếu tố ưu trội, quy định cả hệ thống tác phẩm, còn cấu trúc đích thực của tác phẩm bao gồm hai yếu tố: Ngôn từ, cốt truyện được tổ chức bằng kết cấu. Yếu tố kết cấu là đặc trưng cho bản chất nghệ thuật nói chung của văn học, nó tạo ra nhịp điệu chung của tác phẩm và cho từng bộ phận. Yếu tố cốt truyện đặc trưng cho văn học với tư cách là nghệ thuật thời gian, gắn với nó là sự xuất hiện của con người, không gian, thời gian, xung đột, biến cố. Yếu tố ngôn ngữ tiêu biểu cho đặc trưng nghệ thuật ngôn từ.
Tương tự như văn học, kết cấu phim truyện điện ảnh được coi là sự sắp xếp, tổ chức tất cả các yếu tố nội dung và hình thức để bộ phim trở thành một chỉnh thể thẩm mĩ tồn vẹn. Trong sự phân chia các loại hình nghệ thuật, điện ảnh cùng với sân khấu, ba lê, Ô – pê – ra, hoạt hoạ cùng được xếp vào nhóm các nghệ thuật tổng hợp(1). Song có lẽ, tính chất tổng hợp của điện ảnh là tối đa và triệt để nhất. Nó bao hàm những yếu tố, những ký hiệu thẩm mỹ của
văn học, hội hoạ, âm nhạc,…: “Phim kể chuyện khơng phải bằng lời nói mà bằng việc xắp xếp, tổ chức những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó đơi khi là những văn bản trần thuật viết và những lời kể chuyện có thực…” [7, tr.8]. Cấu trúc phim chính là việc lựa chọn, xắp xếp, tổ chức khối “dữ liệu” phong phú ấy thành một chỉnh thể thống nhất, có hiệu quả biểu đạt cao nhất. Phim truyện điện ảnh có cấu trúc phức tạp của những ý nghĩa tạo nên từ “truyện kể bằng hình ảnh động” bao hàm nhiều ngơn ngữ khác nhau: nó sáp nhập những thông điệp bằng miệng, những thông điệp bằng nhạc, những âm thanh, hình ảnh, hội hoạ, hố trang, đạo cụ,…
Cả tác phẩm văn học và phim truyện điện ảnh, cấu trúc chính là sự lựa chọn, sắp xếp, tổ chức các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm để làm nên một chỉnh thể thẩm mĩ có hiệu quả biểu đạt cao nhất, thể hiện tốt nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Bởi vậy, cấu trúc tham gia vào nhiều bình diện của tác phẩm: Từ sự lựa chọn và sắp xếp các hành động, tổ chức và liên kết các thành phần của cốt truyện, tổ chức không gian – thời gian nghệ thuật, trình bày các yếu tố ngồi cốt truyện… Những vấn đề về cốt truyện trong quá trình chuyển thể tác phẩm văn học Bố già lên màn ảnh, chúng tơi đã phân tích trong mục 1.1 của luận ăn. Ở đây, chúng tơi tiếp tục phân tích trên các phương diện: bố cục và tổ chức không gian – thời gian nghệ thuật. Đây là những yếu tố cơ bản, quan trọng của vấn đề cấu trúc đồng thời cũng là những phương diện bộc lộ nhiều nhất các mối tương quan giữa cấu trúc tác phẩm văn học và cấu trúc phim. Qua đó, chúng tơi sẽ làm rõ q trình điện ảnh vừa tiếp thu, vừa “tái cấu trúc” lại tác phẩm văn học cho phù hợp với đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh trong khi chuyển thể.