Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
3.1. Sự xuất hiện các nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Bố già và
3.1.1. Nhân vật Don Vito Corleone
Donvito Corleone là người sáng lập, đứng đầu của gia đình Corleone và là một trong hai nhân vật chính của tiểu thuyết Bố già và bộ ba phim cùng tên.
Là một người đàn ông lớn tuổi, Vito được biết đến với vai trị là một ơng trùm mafia thông minh với tên gọi Bố già. Khi còn là một người trẻ tuổi, ông là một người dân Sisily nhập cư ở New York vào đầu thế kỉ XX. Vito là một người cha, người chồng hết mực yêu thương gia đình mình. Trong tiểu thuyết, tác giả Mario Puzo xắp xếp để cái tên “bố già Corleone” xuất hiện ba lần khi tác giả nhắc đến ba trường hợp gặp khó khăn mà pháp luật khơng thể giúp đỡ được họ. Họ tìm đến ơng – Bố già trong lòng họ. Nhân vật Bonasera bị toà án từ chối trả lại cơng bằng do đó tìm đến ơng trùm nhờ giúp đỡ với suy nghĩ
“tốn bao nhiêu thì tốn” [29, tr3]. Johnny cũng đang đi tìm sự cơng bằng khi anh cảm thấy Woltz từ chối cho anh đóng một vai trị trong bộ phim. Johnny thỉnh nguyện đến Vito Corleone – “một người đủ thế lực, đủ sáng suốt và còn thực lòng thương hắn” [29, tr6]. Ngồi ra, những bất cơng mà Bonasera và Johnny gặp phải liên quan đến những thành kiến dân tộc chống lại người Mỹ gốc Ý. Thẩm phán cho phép hai thanh niên đã tấn cơng con gái của Bonasera được tự do vì họ là thành viên của gia đình Mỹ khi Bonasera chỉ là một người di dân gốc Ý. Woltz từ chối Johnny một phần cũng bởi vì Johnny là người Mỹ gốc Ý. Ơng chủ lị bánh Nazorine tìm cách cho Enzo nhập tịch dân Mỹ bằng cách gặp Vito Corleone trong tâm thế “chỉ có một người thu xếp nổi” [29, tr8]. Mọi người bước vào thế giới của Don vì họ biết sức mạnh của Don có thể cho họ nhiều lợi ích. Như vậy, lúc này Don xuất hiện trong tâm tưởng mỗi chúng ta là người có thể thao túng mọi việc và giúp đỡ những người đến cầu xin một đặc ân.
Sau đó, Ơng Trùm xuất hiện trong đám cưới con gái mình. Ơng đích thân tiếp đón khách tận bậc cửa lớn. Và “đã là khách thì Ơng Trùm tiếp đón như nhau hết, tuyệt khơng có kẻ khinh người trọng” [29, tr12]. Tác giả Mario Puzo không dành những dịng văn miêu tả cụ thể ngoại hình của Don Vito Corleone mà chỉ dành những dịng miêu tả tính cách, sự kính trọng của bạn bè dành cho ơng và cách làm việc của Vito. Ở đây, Vito hiện lên như một người hùng, không phân sang hèn, không phân giàu nghèo, luôn giúp đỡ mọi người và “ không hứa hão, khơng có lối từ chối “Tơi không đủ sức”. Không cứ bạn bè quen biết mà cũng chẳng cần sau này có thể đền đáp hay khơng. Chỉ cần một thứ, đó là tình bạn do đích thân đương sự nói lên” [29, tr13]. Điều này cho biết lí do vì sao mọi người tham gia vào thế giới quyền lực với Don.
Trong phim Bố già phần I, thế giới chúng ta được giới thiệu cũng chính là thế giới của Vito Corleone. “Tôi tin vào nước Mỹ…”. Bonasera không phải là
người bản địa của nước Mỹ, nhưng dường như hệ thống luật pháp của Mỹ mà Bonasera sắp đề cập gần như bị phê phán. Bộ phim không mở đầu bằng hạnh phúc và đặc biệt đạo diễn Coppola để nhân vật phụ xuất hiện trước với tông màu tối và quay cận cảnh đặc tả ở đôi mắt - đôi mắt của tội ác, tội lỗi. Hình ảnh quay cận cảnh Bonasera đang kể về khó khăn mà ơng đang gặp phải và cầu xin sự giúp đỡ. Động tác máy rút dần ra cho đến khi Bố già xuất hiện nghe Bonasera trình bày. Hình ảnh đầu tiên khi Don Vito Corleone xuất hiện là khi nhân vật quay lưng lại với máy quay, chỉ nhìn thấy bóng dáng mờ nhạt của khn mặt tạo cho độc giả cảm giác thần bí và hồi hộp chờ đợi Bố già xuất hiện. Bàn tay của Don Vito xuất hiện đầu tiên khi ông xuất hiện trên màn ảnh. Tay nằm ở trung tâm của khn hình, thi thoảng nhân vật có hành động x tay, vẫy tay như một sự ban ơn.
Sau đó, Don Vito Corleone xuất hiện giúp đỡ những người “bạn” của mình và những người trung thành gọi ơng với cái tên Bố già. Ơng đã thành cơng trong việc thiết lập vị trí cho gia đình ơng. Và trong gia đình ấy Vito Corleone là người đứng đầu, một người chứng minh được sức mạnh của mình, người có sức mạnh và khơng bao giờ qn những người bạn của mình.
Đạo diễn Coppola để nhân vật phụ xuất hiện trước làm cơ sở để nhân vật chính xuất hiện. Lúc này, Don hiện lên với một ngoại hình cụ thể và điều đặc biệt, trên áo ông cài một bông hoa hồng đỏ tượng trưng cho niềm tin vào đức chúa trời. Tay ông ôm một chú mèo nhỏ thể hiện sự khôn ngoan, thận trọng và mềm dẻo. Lúc này, nhân vật xuất hiện bằng một tạo hình thể hiện phần nào tình cách và nội tâm của Don Vito Corleone.
Khi Mario Puzo giới thiệu nhân vật Don Vito Corleone với độc giả là vào ngày đám cưới của con gái ông, khi mọi người gặp ơng để tìm sự giúp đỡ. Ngay từ đầu cuốn tiểu thuyết chúng ta đã thấy rằng Don Corleone đã đối xử
công bằng với tất cả mọi người và ngược lại Don được gia đình, bạn bè yêu mến và kẻ thù tơn trọng. Ơng đã cố gắng để đạt được vị trí của mình và xứng đáng được hưởng những gì ơng đang có. Cịn đạo diễn Coppola lựa chọn giới thiệu nhân vật của mình khi Bonasera đề nghị được giúp đỡ. Và nhân vật hiện lên với tạo hình và đặc biệt qua những cảnh quay cận và sử dụng nghệ thuật ánh sáng tối nhấn mạnh đôi mắt của Don cho thấy sự thận trọng, khôn ngoan, nhanh nhẹn và một nội tâm thâm sâu khó lường. Tất cả được thể hiện qua những hình ảnh “biết nói” ấy của nghệ thuật điện ảnh. Có thể thấy, các yếu tố ngơn ngữ điện ảnh: hình ảnh thị giác, âm thanh (thoại), dựng phim đóng vai trị to lớn trong việc thể hiện nội tâm nhân vật vô cùng tinh tế và sâu sắc.