Nhân vật Michael Corleone

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 58 - 61)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.1. Sự xuất hiện các nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Bố già và

3.1.2. Nhân vật Michael Corleone

Trong chương 1 của tiểu thuyết Bố già, tác giả Mario Puzo cho thấy vẻ đẹp của nhân vật Michael. Nếu như tác giả tiểu thuyết miêu tả ba người con của Don Vito Corleone đều rất hấp dẫn. Tuy nhiên, Michael là người mà tác giả tiểu thuyết cho nhân vật của mình xuất hiện một cách ngoại lệ. Puzo miêu tả Michael có làn da “mịn như con gái nên hắn đẹp trai một cách thanh tú” và ngồi riêng ở góc vườn tách biệt hồn tồn với gia đình mình. Tác giả miêu tả Michael với tính cách “giống Ơng Trùm” và “chỉ có mình hắn dám cưỡng lệnh Ơng Trùm”. Michael khơng giống như những người anh trai của mình, anh ta yêu một cô gái Mỹ tên là Kay Adams một cách sâu sắc. Chỉ đến hơm đám cưới em gái mình, Michael mới đưa bạn gái mình về ra mắt và kể cho cơ nghe về gia đình của mình. Hình ảnh Michael hiện lên dưới ngòi bút của Mario Puzo là một người đàn ơng với vẻ ngồi đẹp trai, thanh tú và là một người con không tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Anh tin vào pháp luật Mỹ và trở thành một người lính. Tính cách của Michael được tác giả Puzo miêu tả: “hắn giống bố in hệt ở chỗ ngoài sự khơn ngoan cịn có một quyền lực tiềm ẩn, làm như trời sinh ra để làm lãnh tụ…” [29, tr.24] Nhà

văn đã phần nào dự đoán được tương lại của Michal tuy nhiên lúc này Michael vẫn đang lựa chọn con đường đi riêng của mình.

Trong bộ phim, nhân vật Michael dành được sự quan tâm đặc biệt từ cha của mình. Trong lễ cưới, khi Michael về, Coppola hướng máy quay từ ngồi, sau đó quay cận cảnh cánh cửa phịng làm việc của Ông trùm.

Tại đây, khán giả nhìn thấy đơi mắt dõi theo đầy quan tâm của Ông trùm dành cho đứa con trai út của mình qua khe cửa. Bên cạnh đó, khuân mặt của Don Vito bị cánh cửa che đi gần hết chỉ cịn lại hình ảnh khơng rõ nét bên trong cánh cửa. Phải chăng, đây cũng là một dấu hiệu mà đạo diễn Copola muốn thể hiện, Michael chính là Bố già sau này. Bên cạnh đó, có một hình ảnh biểu tượng cho tính cách nhân vật này khi Michael xuất hiện lần đầu và cùng Kay Adams đi vào nhà của mình – nơi tổ chức hơn lễ của em gái anh bằng cách quay toàn cảnh đám cưới và nhân vật từ từ đi vào.

Biểu tượng sư tử đá xuất hiện trong khn hình này phần nào mang dụng ý nghệ thuật của đạo diễn Coppola. Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Sư tử thể hiện cho sự: “Hùng mạnh, tối cao, là biểu tượng của thái dương, sư tử - vua của các lồi thú, mang đầy những đức tính tốt và cả những thói xấu gắn liền với chức vị của nó. Sư tử khơng chỉ là hiện thân của quyền lực, của hiền minh, của chân lí mà cịn thể hiện đức tính kiêu ngạo, tự tin. Nó cịn là biểu tượng của người cha, người thầy. Chúa tể chống ngợp vì chính sức mạnh của mình, lố mắt ánh sáng của bản thân, và trở thành bạo chúa mà cứ ngỡ mình đang che chở.” [5]. Biểu tượng đôi sư tử trước cổng Michael xuất hiện này mang dụng ý nghệ thuật của đạo diễn quay chậm nhằm thể hiện tính cách nhân vật Michael cũng như một dự báo về tương lai của nhân vật này. Bên cạnh đó, Michael mặc một bộ quân phục (khác hẳn với trang phục của những người thân trong gia đình) khi tham gia đám cưới em gái của mình.

Qua bộ trang phục quân nhân ta thấy được Michael là một đại uý với nhiều chiến công hiển hách bảo vệ đất nước. Michael ngay từ khi xuất hiện đã thể hiện mình hồn tồn độc lập với việc kinh doanh của Don Vito và gia đình

Corleone. Bên cạnh đó, anh cịn thể hiện tính cách tự tin, kiêu ngạo và tự chủ trong tương lai của chính mình. Bằng việc dùng những hình ảnh biểu tượng, trang phục và bằng nghệ thuật quay của mình, đạo diễn Coppola đã ngầm để cho độc giả hiểu hơn về nhân vật Michael. Một nhân vật khơng chỉ có vẻ ngồi bảnh bao, khơng chỉ xa lánh việc kinh doanh bất hợp pháp của gia đình mà còn là một con người tiềm ẩn sự kiêu ngạo, tự tin và quyền lực.

Nhìn chung, xét về tiểu thuyết và phần I của bộ ba phim, nhân vật Michael xuất hiện khơng có sự khác biệt q lớn. Tuy nhiên, nếu Puzo để độc giả hình dung một nhân vật Michael qua những gì nhà văn miêu tả thì bằng nghệ thuật ngơn từ thì đạo diễn Coppola đã dành sự xắp xếp đầy cơng phu nhân vật của mình xuất hiện với một hình ảnh cụ thể nhưng lại đầy những ẩn dụ hấp dẫn, thu hút đối với khán giả về nhân vật này. Tính cách nhân vật gắn liền với biểu tượng là cách thức mà nhiều nhà làm phim lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)