Cốt truyện: Văn học và điện ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 32 - 35)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Cốt truyện

2.1.1. Cốt truyện: Văn học và điện ảnh

Trong văn học, cốt truyện là “hệ thống các sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [9, tr.99]. Như vậy, cốt truyện chủ yếu được dùng cho những tác phẩm tự sự và kịch. Chất liệu cơ bản để tạo nên cốt truyện chính là các sự kiện, các biến cố, các tình tiết, chi tiết. Đối với phim chuyển thể từ tác phẩm văn học, cốt truyện giữ vai trò quan trọng bởi: ý tưởng hay, cốt truyện hấp dẫn, tính cách nhân vật độc đáo là những yếu tố quyết định để nhà làm phim chuyển thể một tác phẩm văn học lên màn ảnh. Để tạo cốt truyện, tác giả phim cũng giống như một nhà tiểu thuyết kể lại một câu chuyện. Trong điện ảnh, người ta gọi yếu tố đó là truyện phim.

Do đặc thù riêng, điện ảnh hướng đến một cốt truyện được chuyển tải bằng ngơn ngữ hình ảnh, nên khi chuyển thể từ văn học, tác giả phim sẽ không thể giữ lại nguyên dạng cốt truyện ban đầu. Trong một bộ phim, cốt truyện được tạo nên nhờ sự lắp ráp các hình ảnh, các cảnh, các trường đoạn. “Cảnh” là một đoạn phim quay từ lúc mở máy đến khi đóng máy quay phim, cảnh là tồn thể những hình ảnh được khn hình theo cùng một cách; “Trường đoạn” lại là tính thống nhất của hành động. Trong một bộ phim có thể có nhiều trường đoạn, trong trường đoạn có nhiều cảnh khác nhau. Việc thống nhất các đoạn phim bị cắt rời là cách đơn giản nhất tạo nên trình tự trong phim. Vì vậy, muốn xem xét những yếu tố mà phim giữ lại trong cốt truyện của văn học thì chúng ta phải đi từ những cảnh, những sự kiện trong từng cảnh để lí giải vì sao cuốn tiểu thuyết dày 618 trang lại được thể hiện trong bộ phim.

Hiếm có cuốn tiểu thuyết kinh điển nào lại có thể gói gọn bức tranh của cả một thời đại, một nền văn hóa và truyền thống mafia Ý sống động, đầy tính người mà cũng thật đau thương, bạo tàn như thế để rồi sau khi chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh cốt truyện ấy vẫn hấp dẫn đến kì lạ dù điện ảnh và văn học là hai lĩnh vực khác nhau. Giờ đây hai lĩnh vực này tồn tại cùng nhau như những người bạn song hành hỗ trợ lẫn nhau.

Qua sự thống kê (phụ lục) diễn biến sự kiện trong bộ ba phim và tiểu thuyết, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Cốt truyện tiểu thuyết Bố già có cấu trúc khơng q phức tạp, mọi tình tiết

đều rất logic và mang nhiều kịch tính. Xoay quanh những tình tiết li kì đó, tác giả kể về một thế giới của tội phạm có tổ chức. Đây là thế giới mà chúng ta được giới thiệu - thế giới của Vito Corleone - là một thế giới của sự trả thù, bạo lực, mất niềm tin và một thế giới mà người yếu không thể tồn tại. Những sai lầm trong thế giới này có thể gây chết người, bạn bè có thể mua bằng tiền bạc. Nhưng mặt khác, Bố già kể câu chuyện về gia đình – gia đình là nơi những con người trong thế giới này sinh ra, bảo vệ và trở về.

Về cơ bản, phần I bộ phim gần như bám sát các sự kiện chính trong nguyên tác văn học. Tác phẩm văn học và điện ảnh đều triển khai các sự kiện. Tuy nhiên, đây không phải là sao chép lại tác phẩm.

Phần II của bộ phim mang đến cho khán giả một thế giới mở rộng, sáng tạo hơn so với tiểu thuyết. Vẫn được khởi nguồn từ tiểu thuyết nhưng những chi tiết về cuộc đời của Michael được sáng tạo và dường như một nửa của phần II bộ phim tiếp thu những chi tiết trong tiểu thuyết. Ở đây, chúng ta thấy không chỉ phát triển tất cả các nhân vật quen thuộc trong hiện tại (cuối những năm 1950), mà còn là câu chuyện về Don qua sự hồi tưởng của Don, Genco, Clemenza và Tessio. Họ bắt đầu từ việc kinh doanh dầu olive và xa hơn nữa. Những đoạn hồi tưởng được tiếp thu từ cuốn tiểu thuyết của Puzo khi ông

vươn lên nắm lấy quyền lực (giống Michael). Nhưng có điều, trong cốt truyện của Bố già, phần II là phần mới cho câu chuyện Colerone và không được đề cập trong cuốn tiểu thuyết. Trước tiên là cốt truyện chính liên quan đến Hymann Roth, ông chủ người Do Thái là kẻ thù chính của Michael trong bộ phim này. Một chi tiết khác là cuộc điều tra của Thượng viện đã gây ra thảm hoạ cho Michael và đe doạ đến đế chế của ông. Sự phản bội của Fredo, dẫn đến sự xuống dốc của linh hồn Michael khiến anh không thể trở lạ - nguồn gốc của bộ phim. Và cuối cùng là sự bất hành ngày càng gia tăng của Kay trong cuộc hôn nhân của cô và sự tan vỡ sau đó của cơ và Michael. Đây là điều mà Kay trong cuốn tiểu thuyết chưa từng nghĩ đến. Bố già phần II là một bộ phim phức tạp hơn nhiều so với cuốn tiểu thuyết. Phong cách kể chuyện của Coppola rất giống với tiểu thuyết của Pario Puzo: sử dụng hồi tưởng để kể câu chuyện về tự gia tăng quyền lực của Vito khác với Michael. Trong phim, sự tương phản giữa hai nhân vật được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn vì sự bất hạnh ngày càng gia tăng của Michael mà điều này khơng có ở Don Vito. Việc kể chuyện đan xen giữa hai câu chuyện về hai nhân vật nhằm nhấn mạnh sự khác biệt của họ một cách rõ ràng và sâu sắc hơn. Vito là một người đàn ơng bình tĩnh, tự tin và cơng bằng ngay từ đầu. Ơng không bao giờ mâu thuẫn và luôn chắc chắn về những bước đi của mình. Don Vito chắc chắn đang làm những gì mà ơng muốn. Tuy nhiên, đối với Michael số phận đã có một cú đánh – một cú đánh khơng thể gượng dậy dành cho anh.

Bố già phần III tiếp tục câu chuyện về gia đình Corleone vào năm 1979. Michael vẫn là chủ gia đình và cố gắng mang lại tính hợp pháp cho gia đình. Kể từ khi ơng được Nhà thờ Cơng giáo trao tặng danh dự, khán giả đã nghĩ khoảng thời gian đó ơng có thể thành cơng nhưng như chúng ta đã biết, ơng đã để mất gia đình mình. Và đó là gành nặng linh hồn của Michael. Kịch bản của phần III giống như hai phần I, II của bộ phim, đã được đồng tác giả bởi

Francis Ford Coppola và Mario Puzo. Câu chuyện được kể là sự mở rộng của tiểu thuyết. Đó là kết thúc của câu chuyện và phần III mang đến một cốt

truyện liên quan đến Giáo hội Công giáo và nỗ lực của Michael khi đưa gia đình về phía của luật pháp và trật tự. Michael mệt mỏi, già nua và cố gắng bù đắp cho những tội lỗi của mình. Nhưng cho dù có cố gắng thế nào đi chăng nữa, Michael vẫn tiếp tục nhúng tay vào tội ác. Vincent Mancini, con trai ngoài giá thú của Sonny luôn mong muốn dẫn dắt gia đình và trả thù tất cả những kẻ thù.

Ba tập phim Bố già được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Mario Puzo. Khi xem xét hai tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy một trong số những yếu tố chính ở đây là yếu tố cốt truyện. Sự cộng tác của Mario Puzo với Francis Ford Coppola trên màn ảnh gần như đã đưa các chi tiết, câu chuyện ban đầu của ông trong tiểu thuyết vào bộ phim.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc phát sinh trong bộ ba phim bố già của f f coppola từ tiểu thuyết cùng tên của m puzo (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)