Chủ trương của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 31 - 34)

7. Bố cục của luận văn

1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ

1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ

Những chủ trƣơng, quan điểm của Đảng về bảo tồn các di tích lịch sử chính là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đề ra chủ trƣơng và sự chỉ đạo trong bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2010.

Đảng bộ tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm đến công tác bảo tồn cũng nhƣ phát huy giá trị các di tích lịch sử của địa phƣơng. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ

XIX (2006) đã tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; quyết định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong 5 năm (2006 – 2010) nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng tỉnh Ninh Bình giàu, đẹp, văn minh.

Tại Đại hội đại biểu lần thứ XIX, Nguyễn Phú Trọng - Ủy viên Bộ Chính trị đã nhấn mạnh: “Có biện pháp mạnh hơn nữa để phát triển du lịch, dịch vụ, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trên địa bàn” [99, tr. 16]. Nhƣ vậy, trong chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ tỉnh cần chú trọng trong việc khai thác các thế mạnh của tỉnh về tài nguyên du lịch, dịch vụ. Để khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh việc bảo tồn các di tích lịch sử cũng cần phải đƣợc quan tâm, bởi bảo tồn tốt mới phát huy và khai thác đƣợc các giá trị của các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo chính trị tại Đại hội đã đƣa ra phƣơng hƣớng chung phát triển đó là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, khai thác và huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng, tạo bƣớc đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa – xã hội toàn diện, vững chắc; tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm các tai, tệ nạn xã hội; tăng cƣờng công tác quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực chỉ đạo điều hành, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp, xây dựng cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, phấn đấu chỉ tiêu GDP tính theo đầu ngƣời đạt mức bình quân chung của các tỉnh đồng bằng sông Hồng” [99, tr. 58].

Đại hội đƣa ra các nhiệm vụ quan trọng để thực hiện phƣơng hƣớng chung. Đặc biệt, về kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đƣợc đề ra là: Thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, du lịch và xuất khẩu để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Xác định kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Ninh Bình chủ trƣơng xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2010, doanh thu du lịch đạt 350 tỷ đồng. Để thực hiện nhiệm vụ này cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chính sách để thu hút các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân đầu tƣ xây dựng, sửa chữa, tôn tạo các di tích, danh thắng. Xây dựng, bảo tồn, tôn tạo và phát

huy giá trị lịch sử - văn hóa của Cố đô Hoa Lƣ. Kêu gọi đầu tƣ, tập trung xây dựng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch Tràng An thành điểm nhấn của du lịch tỉnh. Trong lĩnh vực văn hóa nói chung, Đảng bộ tỉnh đã nhấn mạnh, tập trung đến hƣớng phát triển du lịch, khai thác các di tích lịch sử là thế mạnh của tỉnh, từ đó, xây dựng và thực hiện các kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích của địa phƣơng.

Nhằm thực hiện tốt Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 10 BCHTW Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng bộ tỉnh đã đề ra chủ trƣơng: “Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất bản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của địa phƣơng; trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; triển khai thực hiện Quyết định số 82 – QĐ/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lƣ. Hoàn thành xây dựng quảng trƣờng và tƣợng đài Đinh Tiên Hoàng Đế, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long theo kế hoạch của Chính phủ. Hoàn thành xuất bản cuốn Địa chí Ninh Bình” [99, tr. 74].

Trong việc thực hiện mục tiêu về lĩnh vực văn hóa nói chung, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX đã đề ra nhiệm vụ về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa với các nội dung quan trọng nhƣ:

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, các loại hình nghệ thuật truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn, phục vụ cho công tác giáo dục lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng, xây dựng quê hƣơng, phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong quá trình xây dựng văn hóa, con ngƣời Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc.

Nghiên cứu lập hồ sơ khoa học đối với những di sản văn hóa tiêu biểu đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng, kháng chiến, giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu

biểu của địa phƣơng nhƣ hát chèo, hát xẩm, hát chầu văn…Phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Khuyến khích các nghệ nhân, những ngƣời nắm giữ các giá trị văn hóa phi vật thể, kỹ nghệ truyền thống truyền dạy cho thế hệ trẻ nhằm khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa, văn nghệ, truyền thống tạo ra các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ mang đặc trƣng của địa phƣơng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Đây là những chủ trƣơng quan trọng mang tính định hƣớng bao quát và thể hiện sự quan tâm sát sao đến việc bảo tồn hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. Chủ trƣơng đã cho thấy, Đảng bộ tỉnh đã nhận thức đƣợc vai trò của việc bảo tồn di tích với khai thác, phát huy giá trị di tích đối với giáo dục truyền thống, lịch sử, đặc biệt là chú ý đến khai thác có hiệu quả di tích trong phát triển kinh tế - xã hội nhất là ngành du lịch của tỉnh.

Từ năm 2006 đến năm 2010, với phƣơng hƣớng chiến lƣợc là đƣa du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch lịch sử, du lịch tâm linh, Đảng bộ đã quan tâm sát sao đến công tác bảo tồn các di tích. Đây là hƣớng đi đúng đắn, phù hợp, tầm nhìn sâu rộng của Đảng bộ, bởi muốn khai thác, phát huy đƣợc giá trị của các di tích thì cần phải bảo tồn di tích, bảo tồn tốt để phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 31 - 34)