Chỉ đạo tu bổ, tôn tạo, phục dựng các di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 68 - 73)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ

2.2.2. Chỉ đạo tu bổ, tôn tạo, phục dựng các di tích

Ninh Bình là tỉnh có nhiều di tích lịch sử và phân bố rộng khắp ở các địa phƣơng. Đặc biệt, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lƣ là nơi ghi dấu ấn một thời vàng son trong lịch sử Việt Nam với sự hình thành Nhà nƣớc phong kiến trung ƣơng tập quyền đầu tiên của dân tộc ta. Kinh đô Hoa Lƣ xƣa đƣợc lƣu giữ trong chính sử, trong truyền thuyết dân gian và trong tâm khảm của con ngƣời Việt Nam. Với ý nghĩa lịch sử đó, việc tu bổ, tôn tạo khu di tích nhằm gìn giữ truyền thống cho muôn đời sau, thể hiện đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn” của dân tộc với các thế hệ cha ông đã có công dựng nƣớc và giữ nƣớc là rất cần thiết. Hiểu đƣợc giá trị và ý nghĩa của việc cần thiết phải bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, UBND tỉnh đã quan tâm và chỉ đạo sát sao đến công tác này.

Ngày 25/12/2012, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 1062/QĐ- UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tƣ tu bổ, tôn tạo Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ. Chủ đầu tƣ dự án “Tu bổ, tôn tạo Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ” tại Xã Trƣờng Yên, huyện Hoa Lƣ, Ninh Bình là Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình.

Về nội dung điều chỉnh và bổ sung, các hạng mục bổ sung gồm: Tu bổ, tôn tạo tam quan và các hạng mục phụ trợ di tích Chùa Nhất Trụ và đình Yên Thành; Tu bổ tiền đƣờng, tƣờng rào, giếng ngọc đền thờ Công chúa Phất Kim; Tam quan Chùa Ngần; Phủ Đông Vƣơng và Đình Yên Trạch.

Các hạng mục cắt giảm gồm: Nhà che Bia cửa Đông và đƣờng lên Lăng Vua Đinh. Các hạng mục giữ nguyên gồm: Chùa Nhất Trụ; chùa Ngần; phủ Kình Thiên và đền thờ Công chúa Phất Kim. Tổng mức đầu tƣ điều chỉnh, bổ sung là 17.611 triệu đồng.

Ngày 10/4/2012, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 06/2012/QĐ- UBND Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình. Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình là đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh quản lý, bảo tồn, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình, gồm: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lƣ, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và phần rừng đặc dụng Hoa Lƣ tiếp giáp Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, trên địa bàn huyện Hoa Lƣ, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình.

Quyết định chỉ rõ một số nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến công tác bảo tồn các di tích lịch sử của Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An (Xem Phụ lục 5).

Ngày 14/12/2015, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 34/2015/QĐ- UBND Về việc ban hành Quy chế quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Quy chế đã quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Đặc biệt, Quy chế nêu rõ trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc bảo tồn các di tích lịch sử nhƣ sau: Thứ nhất, chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức giáo dục cho học sinh về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đƣa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chƣơng trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trƣờng học. Phối hợp chỉ đạo thực hiện chƣơng trình xây dựng trƣờng học thân thiện gắn với bảo vệ di tích trên địa bàn tỉnh. Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, học sinh đi tham quan, thực tế tại các di tích. Đây là một trong những nội dung quan trọng và có ý nghĩa thực tế rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ

tìm hiểu, trân trọng và khơi dậy niềm tự hào truyền thống lịch sử của quê hƣơng, từ đó tạo động lực phấn đấu, phát triển bản thân để trở thành những ngƣời có ích cho gia đình và xã hội.

Điều 12 của Quy chế nêu rõ chỉ thực hiện các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích khi đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép. Việc sửa chữa, tu bổ, tôn tạo phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích, không làm ảnh hƣởng đến cảnh quan di tích (Xem Phụ lục 6).

Ngày 20/11/2013, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 856/QĐ- UBND phê duyệt Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ vua Lê Đại Hành; phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án tại Quyết định số 1469/QĐ- UBND ngày 31/12/2015 với tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt là 31.361 triệu đồng [116, tr. 4]. Công trình đƣợc triển khai thực hiện nhằm mục tiêu gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích, góp phần lƣu giữ và giáo dục truyền thống yêu quê hƣơng, đất nƣớc và khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ, đồng thời phục vụ nhu cầu tham quan du lịch, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Các hạng mục chính gồm: Tu bổ, tôn tạo sân gạch, đƣờng nội bộ bằng gạch bát, bó vỉa đƣờng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng sân vƣờn, chỉnh trang và hoàn thiện toàn bộ khu vực bên trong tƣờng rào di tích đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ vua Lê Đại Hành. Tu bổ Nghi môn Nội, Nghi môn Ngoại của cả hai ngôi đền. Tu bổ nhà Khải Thánh, hậu cung nhà Khải Thánh, nhà Bia tƣởng niệm Lý Công Uẩn, nhà Trƣng bày và cổng chính (đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng). Tu bổ nhà Tả vu, nhà Hữu vu, nhà Từ vũ, nhà Bia tả, nhà Bia hữu và nhà Ban Quản lý di tích (trong khuôn viên đền thờ vua Lê Đại Hành). Các hạng mục tu bổ đều đƣợc tiến hành hạ giải toàn bộ, thay thế và sửa chữa các cấu kiện gỗ bị mối mọt, thay một phần ngói mái, trát vá tƣờng, hoa văn trang trí, các con giống trên mái, bó vỉa hè và lát nền gạch bát thay thế gạch cũ đã lún nứt. Ngoài ra, còn nhiều công trình, hạng mục, di tích bị xuống cấp nghiêm trọng sẽ đƣợc đầu tƣ, tu bổ, tôn tạo nhƣ: khu lăng mộ Định Quốc Công Nguyễn Bặc; đình Ngô Khê Hạ; đền Thung Lau; đƣờng phía Tây Nam thuộc hệ thống đƣờng bao hào nƣớc bảo vệ cho Cố đô Hoa Lƣ; đƣờng vào đền Đinh - Lê (từ Bƣu điện Trƣờng Yên đến cổng phía Bắc); hệ thống chiếu sáng khu di tích Cố đô Hoa Lƣ…

Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lƣ là địa chỉ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của ngƣời dân Ninh Bình nói riêng và ngƣời dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt, đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của các bộ, ngành Trung ƣơng, tỉnh Ninh Bình đã tăng cƣờng chỉ đạo công tác bảo tồn, tôn tạo với phƣơng châm “đƣa Khu di tích lịch sử Cố đô xứng tầm với vị thế lịch sử”. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Ninh Bình đã triển khai thực hiện 6 dự án đầu tƣ bảo tồn, tôn tạo, xây dựng hạ tầng của Khu di tích, cụ thể là: Tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, Đền thờ vua Lê Đại Hành và Lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành; Xây dựng hệ thống giao thông đƣờng bao, hào nƣớc vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lƣ; nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê; xây dựng Quảng trƣờng và sân lễ hội; tu bổ, tôn tạo một số di tích và cổng chốt Cố đô Hoa Lƣ.

Nhờ sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, nhiều hạng mục đƣợc hoàn thành, tạo diện mạo mới, khang trang, sạch đẹp cho Khu di tích. Trong đó, tuyến đƣờng phía Đông (dự án xây dựng hệ thống giao thông đƣờng bao, hào nƣớc nhằm bảo vệ khu trung tâm Cố đô) đã hoàn thành. Dự án xây dựng cổng chốt phía Đông, phía Nam và phía Bắc nhằm quây khu, biệt lập toàn bộ khu trung tâm Cố đô Hoa Lƣ cơ bản đã hoàn thành. Một số di tích trong 13 di tích thuộc dự án tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử trong vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lƣ nhƣ chùa Nhất Trụ, đền thờ công chúa Phất Kim, phủ Kính Thiên đã đƣợc trùng tu tôn tạo.

Đi đôi với việc tôn tạo các di tích lịch sử, Sở Văn hoá và Thể thao còn phối hợp với các ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học vớ mục đích giới thiệu giá trị Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ nhƣ tổ chức Hội thảo xác định giá trị di sản văn hoá Cố đô Hoa Lƣ và Khu du lịch sinh thái Tràng An; tổ chức hội thảo về thân thế, sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành và hoàng hậu Dƣơng Vân Nga… Cùng với đó, tỉnh đã tiến hành khảo cổ tại khu vực Đền vua Lê và đã tìm thấy dấu tích nền cung điện cũ cùng một số gốm sứ cổ…

Hoạt động tu bổ di tích của tỉnh đã và đang từng bƣớc đi vào nền nếp và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật nhƣ Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Nghị định 70 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, Thông tƣ 18 của Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Đối với các dự án về tu bổ, tôn tạo, bảo tồn, phát huy giá trị di tích, UBND tỉnh đều giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tƣ, tuân thủ chặt chẽ các quy trình, thủ tục đƣợc quy định nhƣ thỏa thuận chủ trƣơng, thỏa thuận báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Các đơn vị tham gia thi công các dự án đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực tu bổ di tích, có cán bộ, nhân viên đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích, ngoài nguồn hỗ trợ kinh phí của Nhà nƣớc, nhân dân các địa phƣơng đã tích cực đóng góp tiền của, công sức trùng tu, tôn tạo các di tích. Nhiều di tích đã nhận đƣợc sự đóng góp, công đức của nhân dân, các nhà hảo tâm với kinh phí hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, việc xã hội hóa các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích chƣa phát huy hết tiềm lực đóng góp to lớn của nhân dân, còn một số địa phƣơng mang nặng tâm lý trông chờ vào Nhà nƣớc, khi di tích đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng bị xuống cấp còn trông chờ vào ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ, trong khi đó lại huy động nhân dân đóng góp cho việc tu sửa những công trình chƣa đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng. Ngoài ra, việc tu sửa, xây dựng các công trình di tích bằng nguồn vốn xã hội hóa chƣa đảm bảo về chuyên môn...

Việc quản lý các hiện vật, đồ thờ tự trong di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc xếp hạng cũng đƣợc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc quan tâm kiểm tra. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, kiểm tra, kiểm kê các biểu tƣợng, sản phẩm linh vật, hiện vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam tại các di tích trên địa bàn tỉnh để có biện pháp xử lý.

Để việc bảo tồn các di tích lịch sử ngày càng đi vào chiều sâu, nền nếp, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động bảo tồn di tích lịch sử và hoạt động du lịch, quản lý tổ chức và hoạt động lễ hội. Theo đó, khi triển khai thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích, cần lồng ghép các chƣơng trình ở địa bàn tỉnh đã đƣợc triển khai thực hiện, nhƣ: làm đƣờng vào di tích, phối hợp với tu bổ di tích để tạo thành một sản phẩm văn hoá du lịch hoàn chỉnh. Đồng thời, khi thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh cũng nhƣ tại các khu, điểm du lịch, cần đặt yếu tố bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lên hàng đầu, ngăn chặn nguy cơ bị xuống cấp của các di tích, thu hút đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của nhân dân, đồng thời đóng góp quan trọng vào việc phát triển dịch vụ du lịch của tỉnh. Cùng với đó, công tác trùng tu, tôn tạo di tích cần đi đôi với việc duy

trì và phục dựng các hoạt động văn hóa, lễ hội gắn với di tích. Tăng cƣờng hơn nữa việc lồng ghép giữa tổ chức lễ hội với hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch văn hoá, du lịch sinh thái với du lịch tâm linh, nhằm giới thiệu với du khách nhiều hơn bản sắc văn hoá, mảnh đất và con ngƣời Ninh Bình.

Từ năm 2011 – 2015, Sở Văn hóa Thể thao đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ và tổ chức Hội đồng khoa học xét duyệt 10 di tích đề nghị xếp hạng cấp tỉnh. Số hóa 150 hồ sơ di tích lịch sử đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với UBND xã Quỳnh Lƣu (huyện Nho Quan) khảo sát di tích lịch sử Khu căn cứ Cách mạng Quỳnh Lƣu phục vụ công tác xây dựng, đặt bia tại các địa điểm gắn với sự kiện lịch sử quan trọng. Hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”. Thƣờng xuyên kiểm tra, hƣớng dẫn các địa phƣơng về công tác tu bổ, chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 68 - 73)