Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 55 - 64)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ

2.1.1. Bối cảnh lịch sử

Trên thế giới: Việt Nam bƣớc vào thời kỳ chiến lƣợc mới trong bối cảnh thế giới

đang thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lƣờng. Trong thập niên tới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhƣng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác nhƣ đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên… Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trƣờng... còn tiếp tục gia tăng, buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày càng trở nên phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, do đó con ngƣời và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia [45, tr. 26].

Sau khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bƣớc vào một giai đoạn phát triển mới. Tƣơng quan sức mạnh các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của Châu Á ngày càng tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nƣớc trong khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trƣờng rộng lớn nhƣng cũng tạo ra sức cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bƣớc tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thƣơng mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu hồi phục nhƣng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nƣớc lớn sẽ có ảnh hƣởng và tác động đến Việt Nam.

Ở trong nước: Trong 10 năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001

nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt đƣợc những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nƣớc đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bƣớc vào nhóm nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình. Diện mạo đất nƣớc có nhiều thay đổi. “Thế và lực của ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đang đƣợc nâng lên, tạo những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân” [45, tr. 28].

Trong 5 năm (2011 – 2015) là giai đoạn kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trƣởng sau thời kỳ suy giảm; sẽ thực hiện nhiều hơn các hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng và đa phƣơng; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Tuy nhiên, đất nƣớc vẫn đứng trƣớc nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thƣờng bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mƣu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”,“nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp.

Từ năm 2011 đến năm 2015 là giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam, đánh dấu sự trƣởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Nhìn tổng thể, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đƣa đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững.

Đất nƣớc ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trƣởng khá, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa từng bƣớc hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng. Văn hóa - xã hội có bƣớc phát triển; bộ mặt đất nƣớc và đời

sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa đƣợc phát huy và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cả hệ thống chính trị đƣợc đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nƣớc đƣợc nâng lên; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao.

Đối với Ninh Bình, từ năm 2011 - 2015 là giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đất nƣớc đang hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đan xen giữa thời cơ và thách thức, Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao tinh thần đoàn kết thống nhất, năng động, sáng tạo, phát huy dân chủ, chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, tƣơng đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XX (2010 – 2015), Đảng bộ tỉnh Ninh Bình xác định mục tiêu tập trung nguồn lực, thu hút đầu tƣ là mục tiêu quan trọng. Công tác xúc tiến đầu tƣ đƣợc quan tâm chú trọng, điển hình là việc tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tƣ tỉnh Ninh Bình năm 2012 đã tạo ra hƣớng đi mới mang tính đột phá, góp phần thu hút các nguồn lực thông qua các kênh đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội bình quân hằng năm trong nhiệm kỳ đạt gần 20,7 nghìn tỷ/năm [106, tr. 30].

Nhìn chung, những tình hình và xu hƣớng trên thế giới và cả nƣớc nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng đều sẽ tạo ra cả những thời cơ và thách thức đan xen với sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

Chủ trương của Đảng về bảo tồn các di tích lịch sử

Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản lần thứ XI (01/2011) đã thông qua Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Cƣơng lĩnh tiếp tục khẳng định: xã hội chúng ta xây dựng có một đặc trƣng là có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại hội tiếp tục nhấn mạnh và đề ra nhiệm vụ của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: “Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa văn nghệ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá

sâu rộng các giá trị văn hóa trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và ngƣời nƣớc ngoài. Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dƣỡng, chăm lo vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những ngƣời hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tƣ tƣởng và nghệ thuật” [45, tr. 67].

Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng xuống cấp của hệ thống di tích và nguy cơ mất mát, thất truyền vĩnh viễn di sản văn hóa vật thể, ngày 5/9/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1211/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 – 2015. Mục tiêu đƣợc đặt ra cụ thể là chƣơng trình sẽ hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể cho khoảng 300 di tích, khu di tích đƣợc công nhận di tích quốc gia và di tích đặc biệt quan trọng; hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết cho 1200 đến 1500 di tích quốc gia; hoàn thành công tác tổng kiểm kê giá trị văn hóa phi vật thể trên cả nƣớc và xây dựng bản đồ phân bố giá trị văn hóa phi vật thể, tiến hành 500 dự án sƣu tầm, bảo tồn, lƣu giữ văn hóa phi vật thể đảm bảo việc giới thiệu và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đã đƣợc lƣu giữ; hoàn chỉnh hệ thống ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể; nghiên cứu hồ sơ 5 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của dân tộc để trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới; hoàn thành việc lập các quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các khu di tích đặc biệt quan trọng theo danh mục đƣợc Chính phủ phê duyệt. Mỗi năm, đầu tƣ, tu bổ tổng thể cho 60 đến 90 di tích, hỗ trợ chống xuống cấp 300 đến 400 di tích; hỗ trợ các bảo tàng tỉnh, thành phố, mua từ 10 đến 30 hiện vật mỗi năm để xây dựng, sƣu tập phù hợp với loại hình và nhiệm vụ của bảo tàng.

Ngoài ra, Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Đây là cơ sở, căn cứ để các tỉnh thành trên cả nƣớc triển khai công tác bảo tồn các di tích lịch sử ở địa phƣơng.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (09-06-2014) đã đánh giá kết quả của 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa VIII “Về xây dựng

và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc” đồng thời ban

hành Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, với nội dung cụ thể:

Về mục tiêu: Xây dựng văn hóa và con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, hƣớng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Về nhiệm vụ: Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, Nghị quyết đƣa ra 6 nhiệm vụ cụ

thể, trong đó nhiệm vụ thứ 4 về Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa đã nêu rõ: Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản đƣợc UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam.

Nghị quyết còn khẳng định vai trò của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn các di tích lịch sử: Tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn thể xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam.

Ngày 30/12/2013, Bộ VHTTDL ban hành Thông tƣ số 17/2013/TT-BVHTTDL Hƣớng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Nội dung chủ yếu Thông tƣ nhấn mạnh đó là: Quy định về phân cấp công trình bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; nguyên tắc xác định chi phí tƣ vấn; xác định chi phí lập đồ án quy hoạch hệ thống di tích và quy hoạch tổng thể di tích; xác định chi phí điều chỉnh quy hoạch hệ thống di tích, quy hoạch tổng thể di tích đã đƣợc phê duyệt; Xác định chi phí lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.

Ngày 28/7/2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1266/QĐ – TTg, Quyết định phê duyệt quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại Điều 1, mục 4 (Định hƣớng phát triển không gian đô thị) đã nêu rõ:

Quần thể danh thắng Tràng An là vùng lõi di sản văn hóa – thiên nhiên, bao gồm ba khu vực là Cố đô Hoa Lƣ, khu du lịch Tràng An – Tam Cốc – Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lƣ, đƣợc bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Cố đô Hoa Lƣ: bao gồm toàn bộ khu vực thành nội, thành ngoại, các di tích lịch sử..., là khu vực có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khảo cổ, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, lối sống địa phƣơng. Định hƣớng phát triển cho khu vực này là:

Bảo tồn, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và tôn vinh văn hóa, lịch sử truyền thống của cố đô Hoa Lƣ; bảo tồn các di tích hiện hữu của Khu di tích lịch sử, bảo vệ, tôn tạo hệ thống cảnh quan di sản tự nhiên, cảnh quan di sản văn hóa cùng với việc hoàn chỉnh hệ thống cảnh quan nhân tạo; bảo tồn toàn bộ các dãy núi đá vôi trong khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 55 - 64)