Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 87 - 129)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng bộ

Từ thực tiễn lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, có thể rút ra những nhận xét về ƣu điểm và hạn chế của Đảng bộ nhƣ sau:

3.1.1. Ưu điểm

Một là, sự chỉ đạo của Đảng bộ tập trung theo hướng vừa bao quát vừa đi vào trọng tâm, trọng điểm.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phƣơng, các cấp lãnh đạo đã tăng cƣờng khảo sát thực tế, điền dã tới các địa phƣơng có các di tích lịch sử, kịp thời phát hiện ra vấn đề và đề ra những chủ trƣơng, chính sách phù hợp với thực tiễn yêu cầu của từng địa phƣơng trên địa bàn toàn tỉnh. Trong từng công việc, từng giai đoạn và từng lĩnh vực, Tỉnh ủy phân cấp, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành để kịp thời chỉ đạo, giải quyết những kiến nghị, đề xuất của các đơn vị.

Các cấp uỷ đảng đã ban hành chƣơng trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết; một số ban ngành, đoàn thể đã ban hành Chƣơng trình hành động, Kế hoạch, hƣớng dẫn chuyên đề cụ thể phù hợp với đặc điểm văn hóa, tình hình kinh tế - xã hội, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị nhƣ: Kế hoạch số 16-KH/BDVTU ngày 17/4/2009 về công tác dân vận thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội; Ngày 28/7/2014, Tỉnh Ủy Ninh Bình đã đƣa ra Chƣơng trình hành động số 23 – CTr/TU Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33 – NQ/TW) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc”. Quyết định số 82-QĐ/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lƣ; Chỉ thị số 02/2008/CT-UBND ngày 28/5/2008 về việc tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 15/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020 định hƣớng đến năm 2030.

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp chỉ đạo, hƣớng dẫn cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành tổ chức các phong trào thi đua, kiểm tra, giải quyết kịp thời các vấn đề mới phát sinh trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết. Ban Tuyên giáo

Tỉnh uỷ thƣờng xuyên chỉ đạo, định hƣớng các hoạt động văn hóa văn nghệ trên địa bàn thông qua hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh, hội nghị giao ban báo chí, giao ban công tác viên dƣ luận xã hội.

Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015, bám sát sự chỉ đạo của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy đã chú trọng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, tổ chức học tập, quán triệt xây dựng, ban hành nhiều quy chế, nghị quyết, chƣơng trình hành động, thông tri, chỉ thị, thông báo, báo cáo…nhằm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh về bảo tồn các di tích lịch sử. Với quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong quá trình chỉ đạo, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy xác định, trƣớc hết phải bắt đầu từ việc ban hành nghị quyết và triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chính vì vậy, những nghị quyết của Tỉnh ủy về bảo tồn các di tích lịch sử đều đƣợc xây dựng khoa học trên cơ sở khảo sát kỹ lƣỡng, đánh giá đúng thực trạng đồng thời đảm bảo ngắn gọn, lựa con những nội dung trọng tâm, các khâu đột phá cần quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với đó là ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách cụ thể để triển khai và thực hiện nghị quyết. Do vậy, các chủ trƣơng, nghị quyết đƣợc ban hành đều sát với thực tiễn, nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả lớn.

Hai là, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tích cực chỉ đạo trong công tác tuyên truyền, vận động đạt được kết quả cao, tạo nhiều bước đột phá mới.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã…đẩy mạnh công tác tuyên truyền, báo công, hoạt động tham quan, dã ngoại vào các dịp đặc biệt nhƣ: Ngày kỷ niệm thành lập Đảng (3/2), ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), ngày sinh nhật Bác (19/5). Nhiều địa phƣơng làm tốt công tác tổ chức cho các lớp đối tƣợng Đảng đến dâng hƣơng, báo công tại các điểm di tích - nơi thành lập chi bộ, đảng bộ địa phƣơng; tổ chức tuyên truyền thông qua sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội; thông qua báo, đài của tỉnh, mạng xã hội; thông qua các cuốn sách Di tích và danh thắng Ninh Bình, Địa chí và Lịch sử Đảng bộ địa phƣơng; bản tin sinh hoạt chi bộ, cho đoàn, chi hội,...Phòng Quản lý di sản văn hóa phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình để ngày càng có đông đảo các tầng lớp nhân dân biết đến giá trị của di tích, nhân rộng, quảng bá hiệu quả các giá trị to lớn của di tích, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm bằng hành

động thiết thực bảo vệ di tích, xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh trong cộng đồng.

Dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, nhận thức của nhân dân về cách thức thực hiện và nội dung ý nghĩa, mục đích của công tác bảo tồn các di tích lịch sử cũng nhƣ phát huy những giá trị của di tích ngày một sâu hơn.Hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Di sản văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích đã đƣợc sự đồng thuận, thống nhất cao giữa cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân.

Ngoài ra, Tỉnh ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu rộng, thống nhất trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về chủ trƣơng hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc. Thông qua hoạt động hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tiếp cận, làm chủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, khoa học quản lý tiên tiến; đồng thời tăng khả năng thu hút nguồn lực và nguồn vốn nƣớc ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chính bởi tuyên truyền, vận động mà trên khắp địa bàn tỉnh, tại các khu di tích diễn ra các lễ hội rất nhiều con, em của tỉnh đi xa cũng đã đóng góp bằng vật chất nhằm tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử. Sự đóng góp và lòng hảo tâm của bà con, của các Công ty, cơ quan không chỉ giúp cho các địa phƣơng là một nguồn kinh phí to lớn có giá trị thiết thực và ý nghĩa.

Ba là, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện tốt chức năng và vai trò quản lý, thực hiện trong công tác bảo tồn các di tích lịch sử.

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã chủ động tham mƣu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc và các hoạt động chuyên môn của ngành nổi bật là: Tổ chức công tác tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp; các văn bản chỉ đạo về việc tăng cƣờng công tác quản lý và tổ chức hoạt động Lễ hội truyền thống; ban hành các Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; các văn bản phối hợp về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh; đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở triển khai thực hiện các văn bản trên. Tổng hợp báo

cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU năm 2015 và xây dựng Kế hoạch thực hiện năm 2016 của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Sở Văn hóa đã trình UBND tỉnh Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ và Chƣơng trình hành động số 23- CTr/TU ngày 28/7/2014 của Tỉnh ủy về việc ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần 9 BCH Trung ƣơng Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc”; Quy chế quản lý, bảo vệ di sản, văn hóa - văn minh trong hoạt động du lịch khu vực Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An …Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hƣớng dẫn các phòng, đơn vị thuộc Sở, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; tuyên truyền, tổ chức các hoạt động phục vụ các nhiệm vụ chính trị và chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện lớn của đất nƣớc và của địa phƣơng. Với chức năng và nhiệm vụ của Sở, các văn bản triển khai đƣợc thực hiện có hiệu quả, nhanh chóng và nghiêm túc.

Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, từng bước đổi mới và đạt chất lượng, hiệu quả.

Cùng với sự trƣởng thành và phát triển của ngành Kiểm tra Đảng nói chung, từ năm 2006 – 2015, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã đƣợc Tỉnh ủy, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy và cấp ủy đảng các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, từng bƣớc kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra từ tỉnh đến cơ sở đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng để tổ chức thực hiện toàn diện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, nhiệm vụ cấp ủy giao và các yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng. Kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát đã góp phần vào việc đánh giá đúng thực trạng và chất lƣợng của công tác bảo tồn các di tích lịch sử.

Cấp ủy, tổ chức Đảng và Ủy ban kiểm tra các cấp đã chủ động xây dựng và thực hiện nghiêm túc chƣơng trình công tác kiểm tra, giám sát. Tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện tu bổ, tôn tạo, phục dựng các di tích lịch sử, việc thực hiện các Quy chế bảo tồn các di tích đã đƣợc xếp hạng trên địa bàn tỉnh, công tác thẩm định cấp

phép hoạt động, kinh doanh du lịch và dịch vụ... Việc triển khai thực hiện các kết luận kiểm tra của các cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc thực hiện kịp thời, nghiêm túc, có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực. UBND các huyện đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản, chỉ thị của Trung ƣơng. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành thực hiện nếp sống văn minh trong công tác tổ chức lễ hội truyền thống gắn với các di tích lịch sử.

Quá trình tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện toàn diện, đồng bộ, đúng quy trình, quy định; kết luận rõ ƣu điểm, khuyết điểm, tính chất, mức độ, nguyên nhân vi phạm nhất là việc xử lý đều đảm bảo công minh, chính xác, kịp thời, đƣợc cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, từng bƣớc khắc phục tình trạng kiểm tra tràn lan, chạy theo số lƣợng, né tránh những vấn đề khó khăn, phức tạp. Công tác thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện kịp thời các vụ sai phạm di tích, các dự án tu bổ, tôn tạo di tích thực hiện chƣa đúng quy định, chƣa mang tính khoa học; việc giải quyết các đơn thƣ khiếu nại về di tích theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Việc tiến hành kỷ luật các vi phạm đảm bảo công minh, chính xác, kịp thời, góp phần giữ vững kỷ cƣơng, kỷ luật của Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân.

Năm là,công tác phát huy giá trị của di tích lịch sử đã được Đảng bộ quan tâm chú trọng.

Bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, nhƣng hệ thống các di tích lịch sử không hề bị lãng quên. Tại các khu di tích lịch sử, hàng năm vẫn diễn ra các hoạt động lễ hội truyền thống. Lễ hội là nơi thiêng liêng để con ngƣời tìm về, đƣợc hƣởng thụ tất cả những tinh tuý đẹp nhất của bản thân qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, qua các cuộc thi, cách thức ăn mặc…Nói cách khác, di tích lịch sử là không gian của lễ hội và thông qua lễ hội, giá trị của các di tích lịch sử đƣợc bảo tồn và phát huy.

Hoạt động giáo dục thông qua các di tích lịch sử có vai trò to lớn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với các cơ sở trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng nhƣ: xem phim lịch sử, tham quan bảo tàng, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa trong và ngoài tỉnh…, từ đó góp phần phát huy giá

trị các di sản, thiết chế văn hóa, tăng cƣờng giáo dục lịch sử dân tộc, truyền thống yêu nƣớc và cách mạng của quê hƣơng cho học sinh các cấp học.

Hơn thế nữa, giáo dục ý thức bảo vệ di tích lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ở mỗi trƣờng học, thông qua chăm sóc, tìm hiểu, tuyên truyền về di tích lịch sử làm cho học sinh gắn bó, yêu quê hƣơng, đất nƣớc cụ thể hơn, sâu sắc hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng các bài học về lịch sử nói riêng, các môn học xã hội nói chung.

Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục công chúng, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống dựng và giữ nƣớc, tình yêu quê hƣơng, khơi dậy niềm tự hào về thế hệ cha ông đi trƣớc. Công tác giáo dục truyền thống là một trong những khâu rất đƣợc chú trọng tại Bảo tàng Ninh Bình, là cầu nối giữa công chúng với kiến thức lịch sử xã hội về Đất và Ngƣời Ninh Bình thông qua những tài liệu, hiện vật và những trang thiết bị trƣng bày. Do đó, bảo tàng Ninh Bình đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục truyền thống. Phát huy triệt để vai trò của Bảo tàng trong việc giáo dục truyền thống, Bảo tàng Ninh Bình tích cực phối hợp với Sở Giáo dục, đào tạo thực hiện chƣơng trình “Sử dụng di sản văn hoá trong dạy học ở trƣờng phổ thông, trung tâm GDTX”, theo nội dung Công văn liên ngành số 73/BGDĐT – BVHTT&DL giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Bộ Giáo dục, Đào tạo. Qua đó, hàng nghìn lƣợt học sinh các trƣờng trong tỉnh đến tham quan, học tập lịch sử địa phƣơng tại Bảo tàng. Bên cạnh đó Bảo tàng thƣờng xuyên phối hợp với đài truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng thực hiện các chƣơng trình tìm hiểu, khám phá về các sự kiện lịch sử, các danh nhân lịch sử - văn hóa, các hiện vật đƣợc trƣng bày. Điển hình nhƣ: chuyên mục “Điểm đến cuối tuần” của Đài truyền hình Ninh Bình, định kỳ hàng tuần giới thiệu về các chuyên đề trƣng bày trong bảo tàng, phim tài liệu dài kỳ của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề: “Chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Đồng thời, tổ chức trƣng bày lƣu động phục vụ nhiệm vụ chính trị ở các địa phƣơng trong tỉnh; phối kết hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức trƣng bày nhằm quảng bá sâu rộng hơn về hình ảnh “Đất và Ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 87 - 129)