Chỉ đạo kiểm kê, phân loại, xếp hạng các di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 64 - 68)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ

2.2.1. Chỉ đạo kiểm kê, phân loại, xếp hạng các di tích

Ngày 14/12/2015, UBND Tỉnh Ninh Bình ban hành quyết định số 34/2015/QĐ- UBND về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Về hoạt động kiểm kê, phân loại đăng ký bảo vệ di tích được quy định tại Điều 3 như sau:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc kiểm kê di tích trên địa bàn toàn tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, công bố danh mục kiểm kê di tích.

- Hằng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đánh giá và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ sung danh mục kiểm kê di tích hoặc đƣa ra khỏi danh mục kiểm kê đối với di tích không đủ tiêu chuẩn.

Về điều kiện xếp hạng di tích được quy định tại Điều 4

- Là các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và khoản 9, khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009.

- Nằm trong danh mục kiểm kê di tích đã đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố.

- Di tích phải đƣợc lập hồ sơ khoa học và có đầy đủ thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

- Đƣợc sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân địa phƣơng, cá nhân/ tổ chức trực tiếp quản lý di tích, dòng họ (đối với nhà thờ họ) về việc đề nghị xếp hạng di tích.

Về việc lập hồ sơ khoa học di tích đề nghị xếp hạng di tích được quy định tại Điều 5:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích.

- Nội dung hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Nội dung hồ sơ di tích bao gồm: Đơn đề nghị xếp hạng di tích; Lý lịch di tích; Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đƣờng đến di tích; Bản vẽ kỹ thuật di tích; Tập ảnh màu khảo tả di tích, hiện vật thuộc di tích; Bản thống kê hiện vật thuộc di tích; Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các ngôn ngữ khác có ở di tích; Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích; Tờ trình về việc xếp hạng di tích. Thông tƣ này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích.

Điều 6 quy định rõ nội dung tổ chức xét, quyết định xếp hạng di tích. Quy định nêu rõ Hội đồng khoa học xét duyệt xếp hạng di tích do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, có nhiệm vụ xét duyệt nội dung khoa học và pháp lý của hồ sơ di tích (Xem Phụ lục 4).

Bảng 2.1: Phân loại di tích theo địa bàn [4, tr. 5] Stt Đơn vị Số xã Tổng số DT DT đã xếp hạng DT Xếp hạng cấp Quốc gia DT Xếp hạng cấp tỉnh DT chưa xếp hạng 1 H.Nho Quan 27 254 34 07 27 220 2 H. Gia Viễn 21 236 47 13 34 189 3 H. Hoa Lƣ 11 177 49 26 23 128 4 H. Yên Khánh 19 194 48 12 36 146 5 H. Yên Mô 18 232 45 11 34 187 6 H. Kim Sơn 27 180 28 04 24 152 7 Tp. Ninh Bình 14 189 32 05 05 157 8 Tx. Tam Điệp 9 37 6 01 27 31 Tổng 146 1449 289 79 210 1210

Bảng 2.2. Phân loại di tích theo theo loại hình [4, tr. 5] Stt Tên đơn vị Tổng số di tích Đình Đền Chùa Miếu Phủ Nhà thờ họ Nhà thờ đạo Di tích khác (*) 1 H.Nho Quan 254 71 53 43 28 13 22 14 10 2 H. Gia Viễn 236 52 48 47 14 02 48 17 08 3 H. Hoa Lƣ 177 28 44 44 03 03 41 0 14 4 H. Yên Khánh 194 11 82 48 01 07 34 08 03 5 H. Yên Mô 232 41 64 56 16 19 12 24 0 6 H. Kim Sơn 180 12 18 17 32 01 14 85 (**) 01 7 Tp. Ninh Bình 189 10 52 41 04 05 65 01 11 8 Tx. Tam Điệp 37 04 20 05 0 01 0 0 07 Tổng 1449 229 381 301 98 51 236 149 54

Ghi chú: (*) Các di tích khác bao gồm: Văn chỉ, Hang động, địa điểm Cách mạng, điện, di chỉ, bia, núi, nhà bia, khu phòng tuyến, lăng mộ, cầu…

(**) Bao gồm: Nhà thờ chính toà và Toà Giám mục, Hội dòng Mến Thánh Giá, nhà thờ giáo sứ, nhà thờ giáo họ.

Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 329 di tích đã đƣợc xếp hạng, 79 di tích cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt là Cố đô Hoa Lƣ và Khu hang động Tràng An - Tam Cốc, Bích Động), 250 di tích cấp tỉnh. Các di tích và danh thắng tiêu biểu là Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, chùa Nhất Trụ, đền thờ công chúa Phất Kim (Cố đô Hoa Lƣ); Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng (xã Gia Phƣơng - quê hƣơng Đinh Tiên Hoàng đế), Đền thờ Nguyễn Công Trứ, Đền thờ Thánh Nguyễn, đình Trùng Thƣợng, đình Trùng Hạ, nhà thờ đá Phát Diệm, khu cách mạng Quỳnh Lƣu, Tam Cốc - Bích Động, khu sinh thái hang động Tràng An, chùa Bái Đính... Các lễ hội tiêu biểu có Lễ hội Trƣờng Yên, hội đền Thái Vi, hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội Báo Bản Nộn Khê, hội đền Dâu…

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, Cục Di sản văn hóa, UBND tỉnh; Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thƣờng xuyên phối hợp với chính quyền địa phƣơng khảo sát, kiểm tra, lập hồ sơ xếp hạng, công tác trùng tu,

tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, hƣớng dẫn các địa phƣơng thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nƣớc về trình tự thủ tục bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo đúng Luật Di sản văn hóa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Trƣớc những kết quả đã đạt đƣợc cùng những khó khăn còn tồn tại, Đảng bộ tỉnh tiếp tục thực hiện công tác kiểm kê di tích, Quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh. Năm 2011, thực hiện lập hồ sơ khoa học 25 di tích đề nghị UBND tỉnh công nhận di tích cấp tỉnh. Trong công tác bảo tồn, bảo tàng cần đẩy mạnh công tác sƣu tầm, bổ sung tài liệu, hiện vật về cách mạng, kháng chiến, thời kỳ trƣớc đổi mới và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, các hiện vật dân tộc học phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và trƣng bày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 64 - 68)