Chỉ đạo phát triển các nguồn lực để bảo tồn các di tích lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 73 - 87)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ

2.2.3. Chỉ đạo phát triển các nguồn lực để bảo tồn các di tích lịch sử

Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước

Với mục tiêu cụ thể là hỗ trợ tu bổ, tôn tạo tổng thể cho khoảng 300 di tích, khu di tích đƣợc công nhận di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt quan trọng; hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết cho 1.200 đến 1.500 di tích quốc gia, ngày 05/9/2012, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1211/QĐ-TTg Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 – 2015. Đối với Dự án Chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo di tích, kinh phí dự kiến thực hiện dự án là 5.162 tỷ đồng; dự kiến huy động từ các nguồn: ngân sách trung ƣơng: 2.012 tỷ đồng; ngân sách địa phƣơng: 1.500 tỷ đồng; huy động hợp pháp khác: 1.650 tỷ đồng [92, tr. 2].

Số kinh phí dự kiến theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, từ năm 2012 đến năm 2014 và dự kiến năm 2015 số kinh phí hỗ trợ cho tu bổ, tôn tạo di tích cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.3: Kinh phí dự kiến của Nhà nước từ năm 2012-2014 [25, tr. 9] TT Năm NSNN ĐTPT Tổng cộng Tổng số di tích Tổng kinh phí (triệu đồng) NSNN ĐTPT Tổng số 1 2012 118.900 316.000 231 100 331 434.900 2 2013 119.000 234.600 210 95 305 353.600 3 2014 35.000 101.600 178 66 244 136.600 4 2015 (DK) 301.000 400.000 180 111 291 701.000 Tổng cộng 573.900 1.052.200 799 372 1.171 1.626.100

Về chi phí tu bổ, tôn tạo di tích, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao thực hiện theo Thông tƣ số 17/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 30/12/2013 về Hƣớng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Định mức chi phí lập đồ án quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (quy hoạch hệ thống di tích), lập quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (quy hoạch tổng thể di tích) đƣợc áp dụng nhƣ sau:

Bảng số 2.4: Định mức chi phí lập đồ án quy hoạch hệ thống di tích [23, tr. 4]

Quy mô, km2 ≤ 20 50 100 250 500 750 1.000 2.000 5.000 10.000 20.000 30.000 40.000 Định mức chi phí, (triệu đồng/km2) 21,45 12,42 8,00 5,26 3,16 2,54 2,11 1,14 0,60 0,45 0,28 0,25 0,20

Bảng số 2.5: Định mức chi phí lập đồ án quy hoạch tổng thể di tích [23, tr. 5]

Quy mô diện tích (ha) ≤ 5 10 20 30 50 75 100 200 300 500 750 1.000 Định mức chi phí (triệu đ/ha) 50,45 37,00 30,28 23,54 16,88 13,45 11,78 7,07 6,22 4,21 3,36 2,86

Ngày 21/02/2014, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 95/QĐ- UBND Quyết định về việc giao chi tiết kế hoạch vốn thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia năm 2014. Quyết định đƣa ra tổng số vốn thực hiện các chƣơng trình văn hóa là 3476, trong đó, số vốn chống xuống cấp, tu bổ và tôn tạo di tích là 3.100 triệu đồng [114, tr. 2].

UBND Tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 63/KH – UBND ngày 05/06/2015. Mục tiêu chung đƣợc Kế hoạch đặt ra là: Bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; kế thừa phát huy các giá trị văn hóa, các chuẩn mực đạo đức, nếp sống, lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần tạo động lực tinh thần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc.

Kế hoạch đề ra chỉ tiêu hàng năm ngân sách tỉnh bố trí kinh phí để tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp từ 20 - 25 di tích cấp tỉnh; dành kinh phí đối ứng để tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia.

Tỉnh thƣờng xuyên bố trí nguồn vốn từ 2 - 6 tỷ đồng từ ngân sách nhà nƣớc, hỗ trợ tu bổ chống xuống cấp di tích, đồng thời, huy động đƣợc nguồn lực lớn trong nhân dân để thực hiện trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích, thực hiện các dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Tính đến hết năm 2012, có tổng số 114 di tích đƣợc trùng tu, tôn tạo bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc, trong đó 63 di tích cấp quốc gia, 51 di tích cấp tỉnh. Năm 2013, tiếp tục hỗ trợ đầu tƣ tu sửa, tôn tạo cho 26 lƣợt di tích cấp tỉnh. Nguồn kinh phí đầu tƣ, hỗ trợ cho việc trùng tu, tôn tạo di tích gồm: kinh phí chƣơng trình mục tiêu quốc gia; vốn đầu tƣ phát triển, vốn sự nghiệp; vốn do Chính phủ đầu tƣ và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các di tích gắn với các lễ hội tiêu biểu đƣợc trùng tu bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc nhƣ Cố đô Hoa Lƣ, đền Thánh Nguyễn (xã Gia Tiến, Gia Thắng, huyện Gia Viễn), động Hoa Lƣ; đình Trai; đền Thung Lá (xã Gia Hƣng, huyện Gia Viễn), đền thờ Nguyễn Công Trứ (xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn), đền Tiên Yên và chùa Kim Rong (xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh).

Trong giai đoạn 2011 - 2015, có tổng số 16 di tích đƣợc trùng tu, tôn tạo bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc, trong đó có 12 di tích cấp quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh.

Nguồn kinh phí đầu tƣ, hỗ trợ cho việc trùng tu, tôn tạo di tích gồm: kinh phí chƣơng trình mục tiêu quốc gia; vốn đầu tƣ phát triển, vốn sự nghiệp; vốn do Chính phủ đầu tƣ và các nguồn vốn hợp pháp khác. Năm 2015, tiến hành trùng tu, chống xuống cấp 7 di tích với số vốn trên 11 tỷ đồng.

Vốn từ hoạt động xã hội hóa và khai thác di tích

Xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di tích là vận động và tổ chức các tổ chức xã hội và nhân dân, là việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân với cơ quan nhà nƣớc, là sự mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội tham gia sự nghiệp bảo vệ và khai thác di tích theo phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Nhƣ vậy, xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di tích lịch sử không chỉ thu hút trí tuệ, nhân lực, vật lực của toàn xã hội cho lĩnh vực này mà còn là nhân tố thúc đẩy quá trình biến đổi về chất, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa và nâng cao kiến thức của nhân dân. Vì vậy, đối với các hoạt động bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử, xã hội hóa không chỉ là vấn đề trƣớc mắt để chia sẻ sự đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc mà còn là nhiệm vụ lâu dài bởi vì các hoạt động bảo tồn di tích vẫn là những nhu cầu thiết yếu, vẫn luôn đƣợc duy trì và không ngừng phát triển với những tiềm năng và nguồn lực to lớn của nhân dân. “Đồng thời với việc đề cao vai trò và sự tham gia của đông đảo nhân dân và các tổ chức xã hội, cần lƣu ý và khẳng định rằng, xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ vai trò và trách nhiệm của nhà nƣớc, giảm bớt phần ngân sách nhà nƣớc, trái lại cần nâng cao vai trò của nhà nƣớc trong việc định hƣớng, chỉ đạo và tạo dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động này” [14, tr. 12].

Ninh Bình là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Do vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích đƣợc tỉnh chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó có việc tăng cƣờng công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong nhân dân để chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh. Xã hội hóa không chỉ tạo đƣợc nguồn lực tài chính mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công việc giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức bảo vệ di tích lịch sử trong nhân dân.

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, vận động, huy động

các nguồn lực từ nhân dân về quản lý, bảo tồn và phát huy tốt giá trị của các di tích trên địa bàn. Việc tuyên truyền, huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa đƣợc tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích. Các di tích đƣợc tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp bằng nguồn xã hội hóa luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; bảo quản, giữ gìn tối đa đƣợc yếu tố gốc; nâng cao tính bền vững, sự tồn tại lâu dài của di tích.

Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng nhấn mạnh việc tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các ban, ngành, đoàn thể liên quan, các huyện, thành phố đối với công tác quản lý di sản văn hóa nói chung, công tác huy động xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích nói riêng; trong đó tập trung các hoạt động thông tin, tuyên truyền và xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo di tích. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị của di tích bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: tuyên truyền, quảng bá trên phƣơng tiện thông tin đại chúng; tổ chức lễ hội và các hoạt động tín ngƣỡng tại di tích; hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu về giá trị của di tích… Qua đó, thu hút sự quan tâm và huy động các tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích.

Về tổ chức thực hiện, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp thực hiện: Tham mƣu UBND tỉnh cơ chế hỗ trợ, khuyến khích hoạt động tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích đƣợc thực hiện từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nƣớc cấp. Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại các di tích, các khu, điểm du lịch; kịp thời chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích và xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác xã hội hóa hoạt động tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích; nêu gƣơng tập thể, cá nhân, địa phƣơng có nhiều thành tích trong công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di tích. Chỉ đạo kiện toàn và hƣớng dẫn nghiệp vụ cho các Ban Quản lý di tích, vận động thực hiện đa dạng các hình thức huy động các nguồn vốn xã hội hóa để tu bổ, chống xuống cấp, di tích.

Thực hiện sự chỉ đảo của Đảng bộ tỉnh, phong trào “xã hội hoá” các mặt hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích đã đƣợc các tầng lớp xã hội tham gia hƣởng ứng. Nhiều di tích đã nhận đƣợc sự đóng góp, công đức của nhân dân, có nơi kinh phí do nhân dân, các nhà hảo tâm đóng góp ƣớc tính khoảng 30 tỷ đồng. Nhiều di tích đã nhận đƣợc sự đóng góp, công đức của nhân dân, có nơi kinh phí do nhân dân, các nhà hảo tâm đóng góp lên tới hàng tỷ đồng [4, tr. 17].

Đối với nguồn vốn từ khai thác giá trị các di tích. Tính đến năm 2015, du lịch tỉnh Ninh Bình đón: 5.993.208 lƣợt, tăng 39,3% so với năm 2014, trong đó khách nội địa 5.392.645 lƣợt, tăng 41,9% so với năm 2014, khách quốc tế 600.563 lƣợt, tăng 19,5% so với năm 2014. Khách đến cơ sở lƣu trú: 420.309 lƣợt, tăng 36,8% so với năm 2014. Doanh thu du lịch đạt 1.421 tỷ đồng, tăng 50,7% so với năm 2014 [82, tr. 8, 9]. Ngoài ra, sự phong phú của hệ thống lễ hội trong toàn tỉnh gồm 260 lễ hội, với những nét văn hoá đặc sắc, lễ hội dân gian truyền thống là một tài nguyên vô giá đối với sự phát triển của du lịch tỉnh Ninh Bình. Đây cũng là những nguồn thu mang lại nguồn vốn từ việc khai thác hiệu quả giá trị các di tích để từ đó có vốn đầu tƣ tu bổ, phục dựng và bảo tồn các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh.

Đào tạo nguồn nhân lực

Đặc trƣng quan trọng của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di tích là hình thành “nguồn vốn” con ngƣời. Chính đầu tƣ cho con ngƣời hoạt động trên lĩnh vực này mới đảm bảo đƣợc mục tiêu của hoạt động bảo tồn di tích là kéo dài “tuổi thọ” nhƣng vẫn giữ đƣợc tính chân xác và giá trị vốn có của di tích đƣợc bảo tồn thông qua các giải pháp bảo tồn thích hợp nhƣ bảo quản, gia cố, chắp nối, tu sửa cục bộ, hạ giải trùng tu từng phần, phục dựng lại dựa trên cơ sở các cứ liệu khoa học, tôn tạo công trình và hạ tầng kĩ thuật phục vụ công tác quản lý và phát huy giá trị di tích.

“Nguồn vốn” con ngƣời trong hoạt động bảo tồn di tích bao gồm kiến thức, các kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực làm việc, tay nghề, tính sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm…đƣợc hình thành thông qua nhiều cách thức khác nhau.

Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, ở các địa phƣơng trên cả nƣớc đã hình thành đội ngũ cán bộ hoạt động bảo tồn di tích trên lĩnh vực quản lý nhà nƣớc,

đơn vị sự nghiệp đào tạo, doanh nghiệp và nhiều nghệ nhân có tay nghề cao, những ngƣời dân trực tiếp tham gia vào công tác tu bổ, trông coi, bảo vệ.

Từ khi nhà nƣớc giao cho ngành Văn hóa thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, trong đó có mục tiêu chống xuống cấp di tích, cùng với sự đầu tƣ của Nhà nƣớc và chủ trƣơng xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích, nhiều di tích đƣợc chống xuống cấp, hàng trăm di tích quan trọng thuộc các loại hình, thời kỳ lịch sử khác nhau đã đƣợc tu bổ, tôn tạo bằng công sức, trí tuệ, kinh nghiệm của đội ngũ những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di tích.

Trong hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, Trung tâm bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lƣ đã tích cực có những hình thức nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên, đặc biệt là đội ngũ thuyết minh viên. Ngoài việc chủ động quảng bá hình ảnh của Cố đô Hoa Lƣ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đội ngũ thuyết minh viên đã đóng vai trò tích cực, là cầu nối giúp cho du khách nghiên cứu, tìm hiểu về Cố đô Hoa Lƣ, đồng thời, tuyên truyền tới ngƣời dẫn và du khách về những hành động cụ thể để góp phần bảo tồn các di tích lịch sử.

Thực tế cho thấy thuyết minh viên tại điểm của đơn vị có thuận lợi đa phần là trẻ tuổi, một số đƣợc đào tạo cơ bản, say mê trong công việc, có ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp…Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhƣ: kinh nghiệm thực tế chƣa nhiều, sự am hiểu về phong tục tập quán, tình hình kinh tế chính trị của địa phƣơng, đất nƣớc còn hạn chế…và đặc biệt thƣờng chỉ dùng nội dung của một bài thuyết minh hƣớng dẫn cho mọi đối tƣợng du khách, do đó mức độ thuyết phục, hấp dẫn khi truyền đạt tới du khách chƣa đạt hiệu quả cao.

Trƣớc thực trạng trên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ thuyết minh viên, Ban lãnh đạo Trung tâm đã cho triển khai các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu các chủ đề khác nhau, ví dụ: tổng thể về di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lƣ khu khai quật khảo cổ, trang trí mỹ thuật, bảo vật quốc gia, tƣ liệu Hán nôm, tìm hiểu phật giáo ở thế kỷ X, các tuyến tƣờng thành, các di tích liên quan đến thời Đinh - Tiền Lê…

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn đã giúp cho đội ngũ thuyết minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 73 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)