Chỉ đạo kiểm kê, xếp hạng các di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 34 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ

1.2.1. Chỉ đạo kiểm kê, xếp hạng các di tích

Kiểm kê di tích là một khâu công tác có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động bảo tồn di tích, nó gắn liền với các hoạt động khác và tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh đảm bảo những nhiệm vụ cơ bản của bảo tồn di tích là gìn giữ các di tích lịch sử. Mục đích của việc kiểm kê là nắm đƣợc số lƣợng và giá trị của các loại hình di tích lịch sử, trên cơ sở đó có kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ, tôn tạo, sử dụng vào mục đích giáo dục truyền thống và phục vụ nghiên cứu khoa học. Từ đó, xác định tính pháp lý bảo vệ di tích, quy định trách nhiệm và phân cấp quản lý cho các cơ quan bảo vệ di tích. Để việc kiểm kê di tích đạt chất lƣợng cao cần nắm vững cơ sở lý thuyết về bảo tồn di tích nhƣ một khoa học chuyên ngành. Xác định và hiểu rõ di tích lịch sử là gì, vấn đề phân loại loại hình và các di tích, đặc trƣng cơ bản của từng loại hình và loại di tích.

Xếp hạng di tích là quá trình nghiên cứu, đánh giá những giá trị tiêu biểu của di tích, trên cơ sở đó tạo cơ sở pháp lý cho di tích ở các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào giá trị của đối tƣợng để tiến hành bảo vệ, bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị phục vụ xã hội [47, tr. 99]. Việc xếp hạng di tích nhằm tạo cơ sở pháp lý, tạo quyền bất khả xâm

phạm cho di tích; xác định mức độ giá trị của từng di tích để có định hƣớng hoạt động tu bổ, tôn tạo, khai thác sử dụng di tích có hiệu quả.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc kiểm kê, xếp hạng các di tích lịch sử, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã thống nhất, quán triệt quan điểm và chỉ đạo các cấp có liên quan thực hiện nghiêm túc Luật sửa đổi, bổ sung Luật di sản văn hóa. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và việc thực hiện của các ban, ngành liên quan, việc phân loại, xếp hạng của tỉnh đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đến cuối năm 2006, trên địa bàn tỉnh có tổng số 146 di tích đƣợc xếp hạng, trong đó có 68 di tích cấp thành phố và 78 di tích cấp quốc gia [31, tr. 291]. Lĩnh vực dịch vụ du lịch gắn với việc khai thác, phát huy có hiệu quả các di tích lịch sử trên địa bàn đƣợc chú trọng, quan tâm và đầu tƣ.

Đến cuối năm 2007, trên địa bàn toàn tỉnh có 166 di tích đƣợc xếp hạng, trong đó có 88 di tích cấp tỉnh, 78 di tích cấp quốc gia [31, tr. 291]. Phân loại theo di tích gồm: 1 di tích thắng cảnh, 150 di tích lịch sử, 15 di tích kiến trúc nghệ thuật. Tại các di tích lịch sử đƣợc tổ chức nhiều các hoạt động lễ hội, tín ngƣỡng đúng quy định đã thu hút đƣợc hàng vạn khách thập phƣơng về thắp hƣơng và tham quan các điểm di tích lịch sử, du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Năm 2008, số di tích đƣợc xếp hạng đã tăng lên 189 di tích, trong đó có 111 di tích cấp tỉnh và 78 di tích cấp quốc gia [31, tr. 291]. Số lƣợng các di tích đƣợc xếp hạng ngày càng tăng lên thể hiện sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu của Sở Văn hóa Thể thao nói chung và của các cán bộ của Phòng quản lý di sản nói riêng. Cũng trong năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Ninh Bình và Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Giá trị di sản văn hóa Cố đô Hoa Lƣ và khu du lịch sinh thái Tràng An”. Quần thể danh thắng Tràng An đƣợc tỉnh Ninh Bình xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản Thế giới. Đến cuối năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 214 di tích đƣợc xếp hạng, trong đó có 136 di tích cấp tỉnh, 78 di tích cấp quốc gia [31, tr. 291].

Năm 2010, dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức và nhiều các hoạt động lớn diễn ra nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, song dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự cố gắng của chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, các đoàn thể từ Tỉnh, Thành phố đến các cơ sở và sự ủng hộ của nhân dân đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, vƣợt khó khăn hoàn thành các mục tiêu cơ bản đã đề ra. Tính đến hết năm 2010, số di tích trên địa bàn tỉnh đƣợc xếp hạng tăng lên đáng kể

gồm 238 di tích (năm 2005 là 125 di tích) trong đó có 160 di tích cấp tỉnh và 78 di tích cấp quốc gia [35, tr. 334].

Thực hiện Luật Di sản văn hóa và hƣớng dẫn của Cục Di sản văn hóa, từ năm 2006 đến 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Phòng Văn hóa - thông tin các huyện, thị xã, thành phố tiến hành tổng kiểm kê các di tích trên địa bàn tỉnh. Nội dung kiểm kê toàn diện trên tất cả các mặt: số lƣợng di tích, loại hình di tích, nhân vật thờ cúng, khảo tả sơ lƣợc di tích, hiện vật, niên đại..., thống kê các di sản văn hóa phi vật thể, kiểm kê chuyên sâu về lễ hội truyền thống. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, Sở đã tiến hành phân loại, nghiên cứu sơ bộ về tổng thể di tích trên địa bàn tỉnh, xác định các di tích lịch sử có tiềm năng khai thác du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 34 - 36)