Chỉ đạo tôn tạo, tu bổ, phục hồi các di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 36 - 41)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ

1.2.2. Chỉ đạo tôn tạo, tu bổ, phục hồi các di tích

Xác định công tác bảo tồn, tôn tạo và tu bổ các di tích lịch sử là một nhiệm vụ trọng tâm, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã giao cho ngành văn hóa lựa chọn và thực hiện những phƣơng án để bảo tồn, tôn tạo và tu bổ các di tích lịch sử, vừa đảm bảo đƣợc giá trị của di tích, vừa đảm bảo đƣợc ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch của tỉnh.

Năm 2006, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên, chặt chẽ của Tỉnh ủy, HĐND bám sát các mục tiêu và nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng và địa phƣơng, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện nghiêm túc và đầy đủ theo Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Về quan điểm bảo tồn các di tích đƣợc quy định rõ: việc bảo tồn các di tích phải đảm đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình thành các di tích, không đƣợc làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải giữ gìn nguyên vẹn, không làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích, đảm bảo tính nguyên gốc của di tích. Bảo tồn phải gắn với phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích, với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, sự phát triển của các ngành hữu quan, nhất là các ngành du lịch, giao thông công chính, xây dựng ... Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đặt cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phƣơng. Tạo lập sự hài hoà giữa phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa với bảo vệ các di tích; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong các khu vực bảo vệ của di tích. Nâng cao

vai trò quản lý của Nhà nƣớc, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nƣớc, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của toàn xã hội trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích [16, tr. 1].

Khi thực hiện việc tu bổ, chống xuống cấp các công trình di tích phải lập dự án trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn diện các giá trị di tích gốc. Tôn tạo và giữ gìn bằng mọi biện pháp các thành tố nguyên gốc của di tích; hạn chế tối đa mọi sự thay thế, nhất là thay thế bằng chất liệu và vật liệu mới, giải pháp ƣu tiên là bảo quản, gia cố và tu bổ di tích. Việc khôi phục các di tích đã bị mất phải dựa trên cơ sở các tài liệu khoa học xác thực và chỉ thực hiện trong những trƣờng hợp cần thiết. Việc sử dụng chất liệu bền vững để thay thế chất liệu dễ hƣ hỏng trong khôi phục di tích phải đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, đảm bảo tính xác thực đối với di tích và cần đƣợc phân biệt rõ với chất liệu gốc. Trong tu bổ, chống xuống cấp di tích ƣu tiên vận dụng các quy trình và các kỹ thuật thi công truyền thống; sử dụng các chất liệu và vật liệu truyền thống phù hợp với di tích. Các chất liệu, vật liệu và cấu kết mới chủ yếu đƣợc sử dụng trong bảo quản gia cố. Việc tu bổ, chống xuống cấp di tích phải tuân thủ quy trình sau: Nghiên cứu tƣ liệu và khảo sát hiện trạng (kể cả việc nghiên cứu thám sát và khai quật khảo cổ) - xây dựng dự án và thiết kế kỹ thuật, dự toán - thẩm định, phê duyệt - thi công dƣới sự giám sát của nhà chuyên môn và duy trì nhật ký công trình - nghiệm thu - hoàn chỉnh hồ sơ tu bổ.

Trong việc tôn tạo di tích: Tôn tạo di tích là nhằm tạo điều kiện làm nổi bật các mặt giá trị của di tích và tôn tạo ra môi trƣờng cảnh quan hài hoà với di tích đó. Việc tôn tạo di tích bao gồm các công việc nhƣ:

Quy hoạch các tuyến đƣờng tham quan, đi lại trong khu di tích phải phù hợp với tính chất lịch sử của di tích. Sử dụng những hình thức chiếu sáng truyền thống phù hợp với di tích và chỉ đạo lập hệ thống chiếu sáng hiện đại khi thực sự cần thiết, không làm ảnh hƣởng tới giá trị thẩm mỹ của di tích.

Các công trình phụ trợ đƣợc phép xây dựng, nhƣng phải nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích bao gồm: nhà trƣng bày bổ sung di tích, nhà tiếp khách và nhà ban quản lý, trạm điện, hệ thống phòng, chống cháy, hệ thống thu gom rác thải. Vị trí các công trình này không đƣợc ảnh hƣởng tới cảnh quan khu di tích. Hạn chế xây dựng nhà trƣng bày bổ sung ở di tích. Trong trƣờng hợp cần phải có thì nội dung trƣng bày chỉ giới hạn trong phạm vi những sự kiện và tài liệu trực tiếp liên quan tới di tích.

Các công trình phục phục vụ nhƣ bãi đỗ xe, bến thuyền, quán ăn uống, giải khát, công trình vệ sinh, cửa hàng bán hàng lƣu niệm... bố trí tách biệt khỏi các khu vực bảo vệ của di tích, không đƣợc gây ô nhiễm môi trƣờng, phù hợp với cảnh quan chung của di tích.

Các tƣợng đài có thể đƣợc xây dựng ở các di tích lịch sử cách mạng để ghi dấu sự kiện chiến thắng bằng hình thức kiến trúc - điêu khắc hoành tráng kết hợp hình khối kiến trúc, phù điêu - tƣợng tròn - vƣờn hoa... Vị trí tƣợng đài phải ở khu di tích có diện tích lớn, đặt ở khu vực thích hợp và không làm ảnh hƣởng đến di tích gốc.

Việc bảo quản tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích đƣợc Đảng bộ tỉnh chỉ đạo thực hiện theo đúng Luật di sản văn hóa 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009. Điều 34 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đã xây dựng quy định về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Công việc này đƣợc tiến hành cần phải bảo đảm các yêu cầu nhƣ: Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các quy hoạch, dự án đã đƣợc phê duyệt tại địa phƣơng nơi có di tích cần đƣợc công khai.

Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề cho các đối tƣợng quy định tại khoản 2 Điều này.

Nhƣ vậy, các quan điểm và nguyên tắc trong việc chỉ đạo thực hiện tu bổ, chống xuống cấp, tôn tạo di tích đƣợc các cấp, ban, ngành quy định rõ và chi tiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các nội dung cụ thể của việc bảo tồn các di tích lịch sử của Ninh Bình.

Năm 2007, tỉnh Ninh Bình đã tích cực chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử và nơi thờ tự. Một phần kinh phí đƣợc nhân dân quyên góp, công đức dùng để tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử đã đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và chuẩn bị đầu tƣ tôn tạo các di tích trọng điểm cấp quốc gia.

Ngày 10/10/2008, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1470/QĐ-TTg Về việc phê duyệt đề cƣơng các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà

Nội và Đại lễ kỷ niệm. Đề cƣơng đã phác thảo các nội dung hoạt động tiêu biểu nhƣ: công tác tuyên truyền – giáo dục, quảng bá; các công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; tổ chức các hoạt động, sự kiện theo các mốc thời gian đếm ngƣợc tiến tới Đại lễ kỷ niệm từ 2008 đến 2010…Quyết định đã phát động các đợt thi đua lao động sáng tạo và xây dựng đời sống văn hoá, thanh lịch, văn minh tại các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể và các địa phƣơng trong cả nƣớc. Nội dung của Đề cƣơng cũng vận động nhân dân và các tổ chức đóng góp công sức tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đề cƣơng còn nhấn mạnh việc tổ chức giới thiệu các giá trị nghệ thuật tiêu biểu của địa phƣơng, đơn vị các làng nghề, sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống vào dịp Đại lễ kỷ niệm, đồng thời trƣng bày giới thiệu tƣ liệu, di vật, cổ vật liên quan đến quá trình hình thành phát triển của các vùng đất địa phƣơng của tỉnh, thành phố: Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Huế, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh...

Nình Bình cùng các tỉnh Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ và Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch, công trình hƣớng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Hƣởng ứng Đại lễ, các địa phƣơng trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bằng các việc làm thiết thực, phù hợp với tình hình địa phƣơng và nhiệm vụ chính trị đặt ra nhƣ: đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các vùng rau sạch an toàn, tu bổ các di tích lịch sử, bảo tồn các giá trị văn hoá.

Các công trình đƣợc Chính phủ đầu tƣ nhƣ vùng bảo vệ đặc biệt Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lƣ, Khu tâm linh núi chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Tràng An, dự án xây dựng Quảng trƣờng, tƣợng đài Đinh Tiên Hoàng đế, dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê… Nhiều công trình hoàn thành nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lƣ; các chùa Tam thế, Pháp chủ, Tháp chuông của Khu tâm linh núi chùa Bái Đính đã đƣợc đƣa vào khai thác, góp phần lƣu giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; thu hút đông lƣợng khách trong và ngoài nƣớc đến thăm quan.

Là nơi khởi phát của 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lƣ có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân tỉnh Ninh Bình nói riêng, cả nƣớc nói chung. Do vậy, các công trình văn hoá, du lịch nằm trong khu vực Cố

đô Hoa Lƣ đƣợc Trung ƣơng coi đó là một trong những vùng bảo vệ đặc biệt và đang quan tâm, tích cực chỉ đạo tu bổ, tôn tạo các hạng mục hạ tầng liên quan nhằm phục vụ cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đƣợc tổ chức vào năm 2010.

Theo kế hoạch, việc tu bổ, tôn tạo để bảo tồn Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ và phục vụ cho các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ tập trung vào 5 hạng mục công trình chính, đó là dự án xây dựng hệ thống giao thông đƣờng bao, hào nƣớc; xây dựng cổng chốt phía Đông, phía Nam, phía Bắc ở khu trung tâm; dự án đầu tƣ nghiên cứu và khai quật khảo cổ học Khu di tích; dự án tu bổ, tôn tạo một số di tích lịch sử - văn hoá đã đƣợc xếp hạng di tích Quốc gia và một số di tích chƣa đƣợc xếp hạng trong vùng bảo vệ đặc biệt này; dự án xây dựng chợ Trƣờng Yên.

Ngoài khu trung tâm, trong vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lƣ còn một số di tích lịch sử đã đƣợc xếp hạng di tích Quốc gia và chƣa đƣợc xếp hạng gồm 13 di tích cũng đƣợc quan tâm chỉ đạo và khẩn trƣơng tu bổ, tôn tạo. Một số di tích nhƣ chùa Nhất Trụ, đền thờ công chúa Phất Kim... đƣợc đầu tƣ, tôn tạo, bảo tồn, cơ bản hoàn thành. Các di tích khác nhƣ đền thờ, lăng vua Đinh, vua Lê, động Am Tiên, chùa và động Liên Hoa, nhà che bia cầu Dền, chùa Đìa, đền Vực Vông, đền Bim, chùa Thủ tiếp tục đƣợc đầu tƣ, thi công các hạng mục.

Dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các công trình văn hoá, du lịch nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lƣ có một ý nghĩa quan trọng, tạo diện mạo mới, khang trang, sạch đẹp, tôn kính, xứng tầm của khu di tích đặc biệt và vinh danh lịch sử với công lao dựng nƣớc và giữ nƣớc của các đời vua.

Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác trùng tu, tôn tạo và bảo tồn các di tích, vốn đầu tƣ tôn tạo từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa. Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống diễn ra gắn với các di tích lịch sử đã thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân, đơn vị đến với lễ hội góp phần tăng thêm nguồn công đức để phục vụ cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử.

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của tỉnh, từ năm 2006 đến năm 2010 Đảng bộ tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ các dự án để tôn tạo, tu bổ các di tích. Thông qua công tác tôn tạo, bảo tồn, nhiều hạng mục đã đƣợc thi công, tạo nên diện mạo mới, khang trang, sạch đẹp. Năm 2006, dự án đầu tƣ nghiên cứu và khai quật khảo cổ học Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ với mức đầu tƣ trên 30 triệu đồng; Dự án tu bổ, tôn tạo Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ đƣợc phê duyệt vào năm 2005 với 8 hạng mục chính: gồm Chùa Nhất

Trụ, Phủ Kình Thiên, đền thờ công chúa Phất Kim...; Dự án xây dựng Quảng trƣờng và sân lễ hội phía trƣớc đền thờ vua Đinh và vua Lê đƣợc phê duyệt vào năm 2009...

Ngoài ra, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch còn phối hợp với các ngành ở Trung ƣơng và địa phƣơng tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm giới thiệu giá trị Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ để báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tƣớng Chính phủ công nhận xếp hạng Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ là khu di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 36 - 41)