Chỉ đạo bảo tàng hiện vật, tư liệu lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 49 - 55)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ

1.2.4. Chỉ đạo bảo tàng hiện vật, tư liệu lịch sử

Bảo tàng là một tổ chức không lợi nhuận, tồn tại lâu dài để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mở rộng đón công chúng. Bảo tàng thu nhận, bảo tồn, nghiên cứu, liên lạc (thông tin, tuyên truyền), và trƣng bày nhằm mục đích cho con ngƣời học tập, giáo dục và nghiên cứu. Bảo tàng Ninh Bình là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình. Bảo tàng có chức năng nghiên cứu, sƣu tầm, kiểm kê, bảo quản, trƣng bày, tuyên truyền phát huy tác dụng các di sản lịch sử, văn hóa và thiên nhiên Ninh Bình phù hợp với loại hình, tính chất và nội dung của Bảo tàng tỉnh.

Năm 1992, cùng với sự chia tách tỉnh Hà - Nam - Ninh thành 02 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, Bảo tàng Ninh Bình đƣợc tái thành lập. Ban đầu, điều kiện cơ sở vật chất vô cùng khó khăn, nguồn nhân lực là cán bộ, nhân viên lại ít. Tuy nhiên, đƣợc sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, Bảo tàng tỉnh Ninh Bình đã từng bƣớc ổn định, phát triển đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tham quan và học tập của du khách thập phƣơng.

Sau khi tái lập tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình đã quan tâm, tạo điều kiện tìm địa điểm và đầu tƣ kinh phí xây dựng phát triển Bảo tàng Ninh Bình. Ngày 01/09/1995, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công trình Bảo tàng Ninh Bình đƣợc cắt băng khánh thành.

Bảo tàng Ninh Bình là đơn vị sự nghiệp văn hoá thuộc loại hình bảo tàng tổng hợp, có chức năng nghiên cứu, sƣu tầm, kiểm kê bảo quản, trƣng bày tuyên truyền phát huy tác dụng các di tích lịch sử, văn hoá và thiên nhiên Ninh Bình. Đƣợc sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình), Bảo tàng tỉnh Ninh Bình đã hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các hiện vật, tƣ liệu lịch sử.

Về công tác nghiên cứu: Bảo tàng đã tổ chức biên soạn nhiều đầu sách nhƣ: Bảo tàng Ninh Bình, Kinh đô Hoa Lƣ, Khu di tích căn cứ cách mạng Quỳnh Lƣu….; tham gia và thực hiện nhiều đề tài khoa học nhƣ: Kinh đô Hoa Lƣ thế kỷ X, Văn bia Ninh Bình thời phong kiến…

Về công tác sƣu tầm hiện vật: Khi chia tách tỉnh, Bảo tàng đƣợc “chia” chỉ vài nghìn hiện vật, đến nay con số hiện vật của bảo tàng đã lên tới hơn hai mƣơi nghìn với sự

đa dạng về chủng loại và chất liệu, phong phú về nội dung [107, tr. 143].Với đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành lại nhiệt tình năng nổ và sáng tạo trong công việc, Bảo tàng đã tổ chức nhiều đợt sƣu tầm và thu đƣợc nhiều hiện vật. Công tác sƣu tầm hiện vật luôn đƣợc Bảo tàng chú trọng. Các tài liệu hiện vật đƣợc sƣu tầm theo các nguồn khác nhau nhƣ: sƣu tầm thƣờng xuyên; sƣu tầm qua các đợt triển lãm, trƣng bày; sƣu tầm qua các nhà sƣu tầm cổ vật; sƣu tầm qua các đợt sƣu tầm điền dã. Đặc biệt, Bảo tàng Ninh Bình chú trọng công tác sƣu tầm các tài liệu, hình ảnh và hiện vật từ những sự kiện quan trọng, các đợt kỷ niệm, chào mừng ngày lễ lớn, các hoạt động chính trị, văn hóa – văn nghệ diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Về công tác kiểm kê, bảo quản: Một trong những khâu công tác chuyên môn, nghiệp vụ rất quan trọng của bảo tàng là kiểm kê, bảo quản hiện vật. Đây là khâu công tác đặt nền móng cho các hoạt động tiếp theo của bảo tàng sau khi các hiện vật đã đƣợc sƣu tầm về bảo tàng. Đây là hai khâu công tác quan trọng nhƣng thầm lặng vì nó đƣợc thực hiện tại phòng chuyên môn của bảo tàng. Làm tốt công tác này sẽ góp phần rất lớn vào việc bảo tồn và phát huy giá trị hiện vật, nhất là những tƣ liệu lịch sử quý. Các hiện vật sau khi đƣợc sƣu tầm về bảo tàng đƣợc cán bộ chuyên môn bảo quản, phân loại và đánh số tạm thời. Sau đó, các cán bộ lựa chọn các hiện vật tiêu biểu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của hiện vật bảo tàng.

Các hiện vật đƣợc bảo quản trong bảo tàng một cách khoa học. Tất cả các hiện vật đƣợc phân loại theo chất liệu và lƣu giữ trong từng kho bảo quản nhƣ kho hiện vật thể khối, hiện vật giấy, hiện vật phim ảnh. Tất cả các hiện vật đều đƣợc sắp đặt, trƣng bày trong các tủ kính, giá kệ, hòm gỗ, hòm sắt, đƣợc sắp xếp gọn gàng, khoa học, dễ tìm. Các hiện vật thƣờng xuyên đƣợc cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ vệ sinh, bảo quản. Một số hiện vật có chất liệu đặc biệt nhƣ phim, ảnh, giấy đƣợc bảo quản trong tủ chống ẩm, đảm bảo an toàn với mọi tình huống thời tiết và chống sự xâm hại của côn trùng. Một số phòng kho đƣợc trang bị máy điều hòa nhiệt độ để đảm bảo độ ẩm trong kho tránh ẩm mốc, mối mọt cho các hiện vật.

Về công tác trƣng bày: Trƣng bày bảo tàng là cầu nối giữa quần chúng và các hiện vật bảo tàng. Những hiện vật có giá trị bảo tàng khi chúng đƣợc tiếp xúc với quần chúng thông qua hoạt động trƣng bày. Nhiệm vụ của trƣng bày bảo tàng là giáo dục phổ biến tri thức khoa học cho quần chúng nhân dân. Qua trƣng bày hiện vật bảo tàng, quần chúng nhân dân tiếp thu đƣợc chân lý khách quan và rút ra đƣợc quy luật phát triển của lịch sử.

Trƣng bày bảo tàng còn là hình thức giáo dục thẩm mỹ. Thông qua trƣng bày, giáo dục thẩm mỹ bằng những hình tƣợng cao đẹp trong lịch sử đấu tranh của ông cha ta, nhân dân sẽ cảm nhận đƣợc giá trị của các hiện vật nguyên gốc, lịch sử hào hùng của quê hƣơng, đất nƣớc.

Đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo mà trực tiếp là của Ban Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đến hoạt động của Bảo tàng, Bảo tàng Ninh Bình đã trƣng bày giới thiệu với đông đảo công chúng một cách khái quát về “Đất và ngƣời Ninh Bình”. Công tác trƣng bày đƣợc thể hiện qua hai phần trƣng bày là: trƣng bày cố định và trƣng bày lƣu động.

Trƣng bày cố định là phần trƣng bày thƣờng xuyên tại các gian, phòng trƣng bày của Bảo tàng. Hàng năm, các chủ đề trƣng bày cố định đƣợc chỉnh lý cả về nội dung và hình thức, trang thiết bị trƣng bày. Phần trƣng bày cố định, gồm có hai phần:

Phần thứ nhất: Giới thiệu lịch sử tự nhiên tỉnh Ninh Bình và sự xuất hiện con ngƣời trên đất Ninh Bình. Phần này giới thiệu khái quát vị trí quan trọng của Ninh Bình trên bản đồ hành chính Việt Nam; giới thiệu tài nguyên, khoáng sản, khí hậu, thảm động - thực vật ở Ninh Bình; các hình ảnh của các di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng nhƣ Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, Nhà thờ Phát Diệm… Đặc biệt với những tiêu bản thú quý hiếm và sinh động nhƣ: Hổ, gấu, sóc bay, báo gấm, trăn, rắn, đại bàng, lợn rừng… cho thấy tài nguyên, khoáng sản phong phú và tiềm năng du lịch của Ninh Bình; Giới thiệu Ninh Bình là một trong những địa danh xuất hiện sự cƣ trú sớm của con ngƣời qua các di chỉ khảo cổ học nổi tiếng: Núi Ba, Hang Sáo, Thung Lang, Động Ngƣời Xƣa, Mán Bạc… với những hiện vật đƣợc sƣu tầm qua khai quật khảo cổ nhƣ: Rìu đá, bàn mài, chày nghiền, mũi tên, lọ gốm, bình gốm, bát gốm…

Phần thứ hai: Giới thiệu lịch sử xã hội tỉnh Ninh Bình; Ninh Bình trong thời kỳ

ngàn năm Bắc thuộc; Kinh đô Hoa Lƣ và sự ra đời của nhà nƣớc phong kiến tập quyền ở nƣớc ta với Đại Thắng Minh Hoàng Đế và Lê Đại Hành Hoàng Đế ở thế kỷ X, thông qua các hình ảnh về Cố đô Hoa Lƣ, các hiện vật tiêu biểu, đặc trƣng nhƣ: Sƣu tập cột kinh đá, sƣu tập gạch, ngói, cột gỗ, con giống dùng xây dựng và trang trí kinh đô, sƣu tập đồ gia dụng nhƣ bát, đĩa, vò 6 núm...; Ninh Bình thời Lý, Trần, Hậu Lê và Nguyễn mà điểm nhấn là sự kiện nhà Trần lui về Ninh Bình xây dựng Hành cung Vũ Lâm làm cơ hậu cứ vững chắc cho kháng chiến chống quân xâm lƣợc Nguyên - Mông (Khu trung tâm hiện nay là Khu Du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lƣ); Ninh Bình với

sự thành lập ba chi bộ cộng sản đầu tiên ở Lũ Phong, Côi Trì và Trƣờng Yên; Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Ninh Bình với tâm điểm là Chiến khu Cách mạng Quỳnh Lƣu (Nho Quan); Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Ninh Bình; Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp với những chiến dịch nổi tiếng nhƣ; Quang Trung, trận càn Tây Nam Ninh Bình…; Bác Hồ với Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình, giới thiệu năm lần Bác về thăm và làm việc với Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình; Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc với quyết tâm “Đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc” và tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngƣời”.

Phần trƣng bày lƣu động với những chuyên đề: Chuyên đề “Kinh đô Hoa Lƣ” phục vụ Lễ hội Cố đô Hoa Lƣ hàng năm; Chuyên đề: “Từ kinh đô Hoa Lƣ tới Thăng Long Hà Nội” với các sƣu tập cổ vật có niên đại từ thế kỷ X - XIX, phục vụ chƣơng trình “Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội” năm 2010; Chuyên đề: “Những phát hiện khảo cổ học ở Ninh Bình”; Chuyên đề: “Đá chủ quyền” trƣng bày và giới thiệu về chủ quyền biển đảo của nƣớc ta qua các hiện vật, hình ảnh của quần đảo Trƣờng Sa và những tấm bản đồ cổ minh chứng chủ quyền biển đảo và đất liền của nƣớc ta.

Về công tác tuyên truyền, giáo dục: Ngoài việc mở cửa thƣờng xuyên đón tiếp khách tham quan, bảo tàng luôn tổ chức, phối hợp với các trƣờng đại học, các trƣờng phổ thông để đƣa sinh viên và học sinh tới thực tập, tham quan, học tập tại bảo tàng. Bảo tàng cũng chú ý đến công tác giáo dục truyền thống, nhất là đối với thế hệ trẻ. Bảo tàng đã phối, kết hợp với đài truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng thực hiện các chƣơng trình tìm hiểu, khám phá về các sự kiện lịch sử, các danh nhân lịch sử - văn hóa, các hiện vật trƣng bày. Ngoài ra, Bảo tàng cũng tổ chức trƣng bày lƣu động phục vụ nhiệm vụ chính trị ở các địa phƣơng trong tỉnh, kết hợp với các cơ quan tổ chức và trƣng bày nhằm quảng bá sâu rộng hơn nữa hình ảnh “Đất và ngƣời Ninh Bình”.

Năm 2009, Bảo tàng tỉnh đón tiếp phục vụ 3.343 lƣợt khách đến tham quan; trƣng bày lƣu động chuyên đề "Kinh đô Hoa Lƣ" tại Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lƣ; giới thiệu 269 hiện vật và tài liệu khoa học về kinh đô của nhà nƣớc Đại Cồ Việt; trƣng bày 119 hiện vật tại nhà truyền thống huyện Yên Mô. Bảo tàng đã tiến hành kiểm kê, phân loại, đăng ký vào sổ, ghi hộ chiếu, sắp xếp hiện vật, nhập thông tin về hiện vật vào máy tính hơn 2.500 hiện vật, tài liệu; hoàn thành sƣu tập 43 hiện vật đồ gốm Việt Nam thời Lý - Trần, Hậu Lê và thời Nguyễn; tổ chức khảo sát các di tích liên quan đến Vua Đinh, Vua

Lê, Vua Lý và các sự kiện văn hoá từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII và tiến hành dập các văn bia tiêu biểu tại các di tích trên [75, tr. 5, 6].

Thông qua công tác sƣu tầm, Bảo tàng tỉnh là nơi lƣu giữ, bảo quản nhiều tài liệu, hình ảnh, hiện vật về những sự kiện trọng đại, đặc biệt là những hiện vật thuộc di tích lịch sử. Từ sau khi tái lập tỉnh, Bảo tàng tỉnh luôn là “địa chỉ đỏ”, “điểm đến” của các nhà nghiên cứu, tham quan, học tập.

Từ năm 2006 đến năm 2010, Bảo tàng Ninh Bình đã phục vụ hàng nghìn lƣợt khách tham quan, các nhà khoa học, đặc biệt là học sinh tới tham quan học tập lịch sử địa phƣơng tại Bảo tàng. Đây là một hoạt động có ý nghĩa giáo dục rất lớn trong bối cảnh kinh tế, xã hội phát triển. Thông qua hoạt động học tập thực tế tại bảo tàng giúp các thế hệ trẻ hiểu đƣợc một cách cụ thể, sâu sắc về mảnh đất mà họ đang sống, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tự hào về thế hệ cha ông, từ đó khích lệ tinh thần, nỗ lực trong học tập, rèn luyện và công tác. Thực tế cho thấy, có rất nhiều trƣờng học trong địa bàn thành phố coi Bảo tàng tỉnh là nơi đào tạo, rèn luyện học sinh mang tính chất thực thực hành, trải nghiệm. Các em học sinh tham quan bảo tàng với một tinh thần phấn khởi, vui vẻ và đƣợc tiếp cận, lĩnh hội nhiều kiến thức “sử địa phƣơng” bổ ích và lý thú. Do đó, có thể nói, Bảo tàng tỉnh đã góp phần cùng với các cơ quan hữu quan khác bồi dƣỡng, vun đắp nhân cách cho thế hệ trẻ.

Tiểu kết chương 1

Để thực hiện chủ trƣơng của Đảng về bảo tồn các di tích lịch sử, Tỉnh ủy Ninh Bình và các ban, ngành, chức năng các cấp trong tỉnh đã có những nỗ lực và cố gắng nhất đề ra các chủ trƣơng phù hợp, đúng đắn định nhằm cụ thể hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Sự chỉ đạo của tỉnh đồng bộ, có sự phối hợp, tổ chức thực hiện giữa các cơ quan chức năng và sát sao đến cơ sở. Từ các Chƣơng trình, Kế hoạch, những Nghị quyết, Hƣớng dẫn của Tỉnh ủy và các ban, ngành đến việc chỉ đạo trên thực tiễn đã cho thấy toàn tỉnh Ninh Bình đã cố gắng và quyết tâm thực hiện nghiêm túc việc bảo tồn, tôn tạo và trùng tu các di tích lịch sử. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử đã thực sự trở thành một nhiệm vụ quan trọng, ý nghĩa, thu hút đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong tỉnh. Trong 5 năm (2006 – 2010), dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, công tác bảo tồn các di tích lịch sử đã đạt đƣợc những thành công quan trọng và những kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt đƣợc, công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa hiện gặp không ít khó khăn bởi công tác đầu tƣ, tu bổ, tôn tạo còn dàn trải. Nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích chủ yếu từ ngân sách Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nguồn đầu tƣ từ xã hội hóa còn hạn chế. Công tác trùng tu, tôn tạo một số di tích lịch sử cấp quốc gia thực hiện chậm. Việc quản lý, lập hồ sơ tu bổ, tôn tạo một số di tích chậm đƣợc triển khai, đầu tƣ chƣa đúng tầm, các tƣ liệu, hiện vật tại một số di tích chƣa đầy đủ, chƣa đƣợc phục chế, chƣa có nơi lƣu giữ. Những tồn tại, hạn chế này dần đƣợc khắc phục trong giai đoạn tiếp theo.

Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH VỀ BẢO TỒN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo bảo tồn các di tích lịch sử từ năm 2006 đến năm 2015, ninhbinh provincial party committee took charge of preserving historical relics (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)