Vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 84 - 85)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDLTam Cố c–

2.2.5.2. Vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Bình

Để sự phối hợp giữa các doanh nghiệp tại KDL Tam Cốc – Bích Động nói riêng, tại tỉnh Ninh Bình nói chung được thống nhất và nhịp nhàng cần cân bằng giữa lợi ích riêng và lợi ích chung của điểm đến, đòi hỏi Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Bình thể hiện mạnh mẽ hơn nữa vai trò trong công tác điều phối và liên kết. Hiệp hội du lịch du lịch Ninh Bình đã được thành lập với các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh điểm đến tới bạn bè trong nước và quốc tế.

- Động viên, khuyến khích khả năng sáng tạo của hội viên, hợp tác hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến, đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn.

- Hỗ trợ và tư vấn cho các hội viên của hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường liên quan đến du lịch để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

- Hướng dẫn nghiệp vụ, công tác quản lý điều hành doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các thành viên.

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, thiết lập và phát triển các mối quan hệ giữa hiệp hội với các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, các chuyến tham quan du lịch, tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp đang kinh doanh tại KDL Tam Cốc – Bích Động cũng đã trở thành thành viên của hiệp hội như doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, công ty cổ phần dịch vụ thương mại du lịch Doanh Sinh, doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao…Tuy nhiên những hoạt động của tổ chức này chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, các hoạt động không được tiến hành thường xuyên, thiếu sự khuyến khích đối với các doanh nghiệp dẫn đến số lượng các thành viên tham gia còn hạn chế, doanh nghiệp du lịch không muốn tham gia hiệp hội hoặc tham gia rồi nhưng lại muốn rút lui. Nói cách khác, các doanh nghiệp du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động nói riêng, tỉnh Ninh Bình nói chung đang hoạt động đơn lẻ, thiếu sự hợp tác, mạnh ai nấy làm, chưa chú trọng đến hình ảnh và lợi ích chung của ngành du lịch địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 84 - 85)