Về công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 75 - 77)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDLTam Cố c–

2.2.3.2. Về công tác đào tạo

Trong những năm 2015 và 2016, thực hiện nghị quyết 15-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch giai đoạn 2020 và định hướng đến năm 2030, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức du lịch được quan tâm và đầu tư thích đáng. Sở Du lịch Ninh Bình đã phối hợp với trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn về du lịch. Tổ chức 04 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hơn 1.218 người dân trong vùng di sản; 02 lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cơ sở lưu trú cho giám đốc, cán bộ quản lý nhân viên trong ngành du lịch với hơn 140 học viên; 02 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch và lớp tập huấn nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch cho trên 80 học viên là cán bộ, công chức, viên chức trong các phòng ban, đơn vị sự nghiệp liên quan của Sở Du lịch và các cán bộ phụ trách về du lịch tại các phòng văn hóa – thông tin huyện, thành phố và các xã có khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh [15, tr.5].

Sau mỗi khóa học, ý thức, thái độ của người phục vụ du lịch tại KDL Tam Cốc – Bích Động được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức vẫn còn một số bất cập cả về thời gian, đối tượng, hình thức, nội dung và đánh giá cần được hoàn thiện đổi mới trong thời gian

tới. Đối tượng đào tạo chưa chú ý đến các cán bộ cấp xã, huyện, quản trị kinh doanh du lịch. Nguồn kinh phí tổ chức cho các lớp học chủ yếu lấy từ ngân sách. Về mặt nguyên tắc người tham gia các khóa học phải trả tiền, nhưng ngược lại người tổ chức lớp học phải trả tiền cho người đi học, sự phối hợp tổ chức, vận động người đi học cũng không dễ dàng. Công tác quản lý và đào tạo lái đò gặp một số khó khăn. Cụ thể theo quy định Nghị định 132/ND –CP của Chính phủ, các thuyền viên, người lái phương tiện nội thủy bắt buộc phải có chứng chỉ chuyên môn mới được phép hành nghề nhưng thực tế 100% lái đò ở đây chưa có chứng chỉ chuyên môn này. Mặc dù Sở giao thông vận tải Ninh Bình đã nhiều lần phối hợp với Công an tỉnh, UBND xã Ninh Hải tổ chức tuyên truyền, chỉ đạo cơ sở dạy nghề đường thủy nội địa đến tận nơi để tổ chức đào tạo cấp giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông đường thủy nội địa cho người lái phương tiện (chứng chỉ chuyên môn) nhưng đến nay vẫn chưa tổ chức được. Nguyên nhân do người dân chưa chấp hành, người dân nghĩ rằng họ đã thực hiện hoạt động này rất nhiều năm, chưa bao giờ xảy ra vấn đề gì, khả năng chèo đò tốt nên không cần phải học. Tại điều 16 mục 3 của Nghị định 132/ND-CP, người lái phương tiện thủy nội địa sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không mang theo chứng chỉ chuyên môn; Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không mang theo bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Nhưng trên thực tế, ngành chức năng chưa xử phạt trường hợp nào vi phạm về chứng chỉ chuyên môn bởi số lượng người lái đò đông, nếu kiên quyết xử lý thì người dân sẽ đồng loạt phản ứng tiêu cực như không chở đò, làm ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự của địa phương.

Lao động trong du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh cần phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, cơ sở đào tạo trong việc đưa ra những định hướng, chỉ tiêu, yêu cầu lao động cụ thể từ đó có những giải pháp cụ thể trong việc đáp ứng đúng, đủ số lượng lao động có chất lượng cao tại khu du lịch. Cần có sự liên kết với các cở đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành, nâng cao chất lượng

đào tạo, giảng dạy. Trong thời gian tới khi Việt Nam thực hiện các cam kết khu vực về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong Asean về nghề du lịch, các địa phương có hoạt động du lịch sôi nổi sẽ là những địa bàn có sự tham gia và chịu tác động nhất từ những xu hướng dịch chuyển lao động có tay nghề. Nếu không có sự chuẩn bị tốt về năng lực và khả năng quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có thể sẽ có những biến động làm ảnh hưởng đến chất lượng của KDL Tam Cốc – Bích Động nói riêng, Ninh Bình nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 75 - 77)