Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Bài học kinh nghiệm

1.2.1. Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về công tác quản lý điểm đến du lịch du lịch

1.2.1.1. Kinh nghiệm đa dạng sản phẩm du lịch tại Yangshuo, Trung Quốc

Yangshuo là một thành phố cổ với lịch sử 2000 thành lập dưới triều đại Jin vào những năm 1500, thuộc thành phố Quế Lâm – tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. Toàn bộ khu thành phố nằm trong khu vực địa hình kart, bao quanh bởi những ngọn núi đá vôi, dòng sông Li (Lệ Giang) uốn lượn và những cánh đồng được phù sa bồi đắp. Năm 1980 Yangshuo được giới thiệu trong cuốn Lonely Planet như một điểm du lịch khám phá đầy hấp dẫn với chi phí thấp, đến năm 1990 du lịch tại đây phát triển rầm rộ và đến nay nó trở thành khu nghỉ mát khá lý tưởng trong các tour du lịch Trung Quốc.

Từ thành phố Quế Lâm, khách du lịch có thể đi đường thủy theo dòng sông Li hoặc đi đường bộ (bằng xe bus) có thể dễ dàng tới được Yangshuo. Trung bình mất khoảng 8h lái xe (1h bay) từ các trung tâm chính phía nam Trung Quốc như Quảng Châu, Thâm Quyến, Hồng Kông và khoảng 3h bay từ Bắc Kinh và Thượng Hải. Có thể nhận thấy, giao thông tại Yangshuo khá thuận lợi và đa dạng sự lựa chọn cho khách du lịch. Với vị trí địa lý như vậy, Yangshuo có khí hậu nóng và ẩm ướt trong mùa hè và khô hanh vào mùa đông, vào tháng 7 và 8 nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40C. Hoạt động chèo thuyền diễn ra trong tất cả các mùa nhưng có thể đóng cửa do mực nước thấp vào mùa thu và đông hoặc mực nước cao vào mùa mưa khoảng tháng 6. Thời tiết lạnh và ẩm là một yếu tố làm giảm du lịch trong những tháng mùa đông. Bên cạnh những giá trị độc đáo của mình, Yangshuo còn có lợi thế từ việc gần các điểm văn hóa tự nhiên khác như ruộng bậc thang, khu leo núi, khu vực đi bộ, thác nước làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn của điểm đến. KDL cũng được quy hoạch xây dựng các công viên chủ đề, phố mua sắm, thường xuyên

tổ chức các sự kiện văn hóa, việc mở rộng phạm vị nông thôn, trang trại và làng du lịch – homestay, nhà nghỉ, nhà hàng địa phương, tạo điều kiện cho sự đầu tư xây dựng của nước ngoài đã giúp Yangshuo trở thành một điểm đến hấp dẫn, lý tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước. Khách du lịch tới đây có thể trải nghiệm khám phá nhiều điểm du lịch và các dịch vụ đa dạng, hấp dẫn như:

- Dạo chơi trên sông Li: Dòng sông Li bắt nguồn từ dãy núi Mao’ẻ thuộc phía bắc tỉnh Quảng Tây, là một trong danh lam thắng cảnh nổi tiếng Trung Quốc chảy qua thành phố Yangshuo. Nơi đây nổi tiếng vơi các hoạt động dã ngoại, bơi, câu cá, ngắm cảnh sông núi. Khách du lịch có thể trải nghiệm cảm giác ngồi trên những chiếc bè tre độc đáo, hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ. Một trong đặc sản của dòng sông Li chính là món cá chép được chế biến theo phương thức địa phương rất ngon và hấp dẫn.

- Chinh phục các núi đá vôi: Theo thống kê, toàn bộ thành phố Yangshuo và dọc 2 bờ sông Li có tới hơn 70 nghìn đỉnh núi đá vôi, nó là một thiên đường những người leo núi. Do hoạt động địa chất ở đây xảy ra từ xưa lên nơi đây hình thành khá nhiều hang động, hố sụt, dòng suối ngầm nằm rải trác trên các dãy núi. Vì thế hoạt động du lịch sinh thái ở đây khá thu hút khách. Độ cao trung bình các dãy núi đá vôi vào khoảng 140 – 160 mét. Có khoảng 200 tuyến điểm du lịch được viết trong các cuốn sách hướng dẫn leo núi tại đây. Trong đó phần lớn các tuyến điểm này được hình thành do các cuộc chinh phục đỉnh núi từ những người ưa mạo hiểm nước ngoài.

- Tìm hiểu văn hóa truyền thống tại làng nghề: Tại Yangshuo còn giữ lại được làng nghề truyền thống, nơi khách du lịch có thể tham quan, khám phá và trải nghiệm hoạt động sản xuất như những nghệ nhân thực sự.

- Tham gia nhiều hoạt động mang tính trải nghiệm như đi bè ống trên sông, leo núi mạo hiểm, khám phá hang động, đạp xe qua các đồng quê, sử dụng khinh khí cầu quan sát Yangshuo trên cao….

- Ngoài ra, tại Yangshuo các dịch vụ bổ sung khá đa dạng, nhiều nhà hàng quán cafe rải khắp nơi trong thành phố, nhiều nhà hàng chuyên cung cấp sản phẩm ẩm thực đến từ các nước như Nhật Bản, Thái Lan, hay Pháp,…đặc biệt

những món ăn cổ truyền Trung Quốc không thể thiếu. Trong những năm gần đây, Yangshuo đã được đầu tư, xây dựng lên các câu lạc bộ hoạt động vào ban đêm như KTV, các quán bar theo phong cách phương tây mang lại không khí sinh động hơn cho thành phố vào ban đêm.

Giữa Yangshuo, Trung Quốc và Tam Cốc – Bích Động, Việt Nam có những đặc điểm chung về cảnh quan, địa hình kart, núi, sông, đồng bằng và làng nghề truyền thống. Do đó, có thể nghiên cứu phát triển du lịch tại Tam Cốc – Bích Động dựa trên những kinh nghiệm phát triển du lịch tại Yangshuo. Đặc biệt những giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo dấu ấn địa phương. Thiết lập hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển thuận lợi, dễ tiếp cận.

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý hợp tác công tư tại quần thể đền đài Angkor Wat, Campuchia Wat, Campuchia

Việc trao quyền khai thác di sản cho các doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới hiện nay không hiếm nhưng ở Việt Nam hình thức này còn khá mới. Hiệu qủa của quá trình hợp tác công tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có những mô hình quản lý hợp tác thành công, tuy nhiên cũng có những mô hình thất bại.

Angkor Wat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1992. Từ khoảng những năm 1990 Angkor Wat đã trở thành một địa điểm du lịch lớn, số lượng khách du lịch tăng qua các năm. Năm 1993, chỉ có 7,650 lượt khách, đến năm 2004, số liệu chính phủ đã cho thấy đã có 561,000 du khách nước ngoài đến tỉnh Xiêm Riệp, chiếm xấp xỉ 50% lượng du khách nước ngoài đến Campuchia. Năm 2014, doanh thu bán vé thăm quan cho du khách nước ngoài đến thăm Angkor đạt 59,32 triệu USD, tăng 6 triệu USD so với năm 2013 [23]. Trước kia quần thể đền đài Angkor Wat được trực tiếp quản lý bởi nhà nước nhưng sau đó chính phủ Campuchia đã giao cho tập đoàn Sokimex Invesment Co khai thác từ năm 1999. Dựa trên những kết quả về số lượng khách và doanh thu hàng năm có thể nhận thấy hoạt động tổ chức kinh doanh, khai thác tại di sản này thực hiện rất tốt. Với bề dày lịch sử, kho

tàng giá trị văn hóa, nghệ thuật cùng số lượng khách tham quan nhiều nhất năm 2014 (khoảng hơn 2 triệu du khách tham quan) đã đưa Angkor Wat đứng đầu trong danh sách 500 điểm đến của trang du lịch nổi tiếng Lonely Planet. Với giá vé thăm quan 20USD cho 1 ngày, mỗi năm việc chỉ tính riêng tiền bán vé, di sản này đã mang về hàng chục triệu USD cho tập đoàn Sokimex Invesment Co. Theo số liệu báo cáo năm 2013 số tiền bán vé thăm quan đã đạt trên 1 tỉ USD, một con số khiến các nhà quản lý phải kinh ngạc. Trong quản lý giá vé, tập đoàn có những chính sách linh hoạt như tại cụm đền Angkor chỉ bán vé khách nước ngoài, miễn phí khách trong nước. Đây là một phương pháp hay để khuyến khích chính những người dân thêm hiểu về di sản để từ đó có ý thức giữ gìn, trân trọng hơn các di sản của họ. Du lịch cũng mang về một nguồn thu cho công tác bảo trì, bảo tồn, năm 2000, khoảng 28% nguồn thu từ bán vé được sử dụng cho ngôi đền. Ngoài ra việc đầu tư hạ tầng, đường xá thuận tiện nhưng không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường tại di sản Angkor Wat này cũng là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch hài lòng.

Tuy nhiên, việc giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý vẫn có sự giám sát chặt chẽ của nhà nước. Chính phủ Campuchia giữ vai trò chỉ đạo, đưa ra các định hướng. Nhằm cải cách hoạt động quản lý, minh bạch hơn trong việc thu nộp, sử dụng tài chính từ việc khai thác di sản dân tộc trong năm 2016, chính phủ Campuchia trực tiếp quản lý việc bán vé tại quần thể Angkor Wat. Chính phủ lập ủy ban hỗn hợp quản lý hoạt động bán vé du lịch Angkor Wat trong đó có đại diện Bộ Du lịch, Bộ kinh tế tài chính, cơ quan quản lý di sản Angkor Wat…Từ tháng 2/2017 giá vé tham quan quần thể tăng gần gấp đôi từ 20USD/ngày lên 37USD/ngày, trong đó cứ mỗi vé được bán ra sẽ trích 2USD gửi vào quỹ từ thiện Kantha Bopha, một bệnh viện nhi của Thụy Sỹ cung cấp điều trị y tế miễn phí. Nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo của Angkor Wat, từ năm 2016 chính phủ đưa ra nhiều lệnh cấm quan trọng. Với mục đích giảm ùn tắc và bảo vệ cấu trúc ngôi đền cổ khỏi các rung chấn từ xe cộ qua lại, chính quyền Campuchia đã công bố lệnh cấm tất cả các phương triện giao thông trên con đường chính phía trước di tích, một số khu vực đã bị hạn chế

tham quan. Ngoài ra, chính phủ cũng ban bố những quy định giành cho khách du lịch như cấm khách ăn mặc hở hang, chụp ảnh phản cảm nơi tôn nghiêm. Điều đáng chú ý là những quy định này được thực thiện một cách nghiêm túc và có những chế tài nghiêm khắc. Trên website apsaraauthority.gov.kh đã đăng những hình ảnh minh họa các trang phục và hành vi không thích hợp khi vào Angkor Wat. Cơ quan này thông báo cho các hãng du lịch, khách sạn và giới chức sân bay để khách du lịch biết rõ trang phục phải mặc nếu đến thăm Angkor Wat. Đối với khách không tuân thủ sẽ không được phép thăm quan. Năm 2015 một số khách du lịch đã bị bắt vì chụp ảnh khỏa thân, họ bị lĩnh án treo và trục xuất khỏi Campuchia.

Mặc dù, quần thể Angkor Wat là di sản văn hóa thế giới, KDL Tam Cốc – Bích Động nằm trong di sản hỗn hợp văn hóa thiên nhiên thế giới, nhưng đều có điểm chung là được khai thác bởi doanh nghiệp và quản lý bởi nhà nước. Từ kinh nghiệm quản lý điểm đến tại quần thể Angkor Wat có thể nhận thấy việc giao quyền khai thác di sản cho doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, tại điểm đến. Tuy nhiên, giao cho khai thác quản lý không có nghĩa là giao trắng mà cần có sự giám sát phối hợp, tránh những tiêu cực, độc quyền và sự phát triển không đúng hướng, thiếu tính bền vững.

1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm trong nước về công tác quản lý điểm đến du lịch đến du lịch

1.2.2.1. Rút kinh nghiệm trong công tác quản lý môi trường tự nhiên tại Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với những giá trị về thẩm mỹ và địa chất được mạo. Công tác quản lý môi trường tự nhiên tại đây được các cấp, các ngành quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây, tại nhiều kỳ họp của Ủy ban Di sản Thế giới, vịnh Hạ Long luôn được khuyến nghị về công tác quản lý, bảo tồn xung quanh các vấn đề tác động của du lịch, xây dựng, nuôi trồng thủy sản, môi trường, đe dọa đến các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Nếu di sản vịnh Hạ

Long không thực hiện các khuyến nghị của UNESCO, rất có thể sẽ bị tước danh hiệu “Di sản thiên nhiên thế giới”.

Được sự quan tâm, nỗ lực của các cấp ngành, vấn đề môi trường tại vịnh Hạ Long dần được giải quyết. Đánh giá mới đây của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã tuyên dương tỉnh Quảng Ninh về các biện pháp quản lý, bảo tồn tích cực. Tại kỳ họp thứ 38 của Uỷ ban Di sản thế giới cũng hoan nghênh tiến bộ đáng hài lòng đã đạt được trong việc tìm kiếm giải pháp hữu hiệu cho những thách thức đặt ra cho khu di sản Hạ Long và đánh giá cao sự lãnh đạo cùng nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Chuyên gia có uy tín của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế Paul R.Dingwall, người trực tiếp thẩm định độc lập Vịnh Hạ Long cũng đánh giá cao nỗ lực giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp bên ngoài và sức ép của con người sống trong lòng di sản. Các mối đe doạ đến công tác bảo vệ các giá trị nổi bật về cảnh quanh và địa chất của Vịnh Hạ Long, phần lớn đã được khắc phục.

Để thực hiện các khuyến nghị của UNESCO, BQL vịnh Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung đã có nhiều hành động thiết thực khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cụ thể:

- Tỉnh đã có những định hướng đúng đắn trong công tác quản lý môi trường. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp thì đình hình đến năm 2020 sẽ là dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Căn cứ trên tình hình thực tế, tỉnh Quảng Ninh cũng đã đưa ra nhiều quyết định, thông báo cụ thể: Từ ngày 1/1/2016, theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh, hơn 500 tàu du lịch thăm quan vịnh Hạ Long đã di chuyển từ cảng tàu Bãi Cháy về hoạt động tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu giải quyết tình trạng rác thải tồn đọng, bốc mùi tại khu vực cầu cảng; Ban hành thêm quyết định số 575/TB-UBND về việc thay thế phao xốp đối với các công trình nổi trên vịnh Hạ Long, yêu cầu các tổ chức, cá nhân sử dụng công trình nổi trên vịnh Hạ Long phải hoàn tất việc thay thế phao xốp bằng phao nhựa, phao composite hoặc vật liệu bền vững khác trước ngày 15/12/2016; Không chỉ quy hoạch lại cảng tàu du lịch, thời gian qua chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp rất quyết liệt, cấm các hoạt động

chuyển tải clanhke, xi măng, di chuyển các hoạt động khai thác, sàng tuyển, bóc rót than trên vịnh, di dời và quy hoạch các điểm cư dân làng chài, địa điểm nuôi hải sản bằng lồng bè, quản lý hoạt động vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lưu trú du lịch, tổ chức thu gom rác thải bảo vệ môi trường sinh thái trên vịnh Hạ Long…

- Hình thành các nguồn lực bảo vệ môi trường, xây dựng nguồn kinh phí bảo vệ môi trường từ các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm như nguồn kinh phí tập trung 1% trích từ hoạt động khai thác khoáng sản để bảo vệ và cải tạo môi trường. Ngành than cũng cho phép các doanh nghiệp thành viên trực tiếp chi 0,5% chi phí sản xuất cho các hoạt động cải thiện môi trường. Cùng với nguồn kinh phí tập trung trích từ hoạt động khai thác khoáng sản, tỉnh còn dành 1% tổng chi ngân sách địa phương hàng năm cho các hoạt động sự nghiệp môi trường. Với khoảng trên 1000 tỷ đồng kinh phí bảo vệ môi trường mỗi năm đã từng bước khắc phục cơ bản những tồn tại và những điểm nóng về môi trường do các hoạt động khai thác than sản xuất điện, vật liệu xây dựng… gây ra. Việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại trong quá trình sản xuất công nghiệp gây ra cũng được giải quyết tới 90%, không còn tồn tại các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Từ nguồn vốn này các địa phương đã chủ động bố trí đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Huy động sức mạnh cả cộng đồng: Tại các khu, cụm dân cư đã hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)