Bộ máy tổ chức quản lý du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 66 - 67)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch tại KDLTam Cố c–

2.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý du lịch

Trải qua thời gian dài phát triển, bộ máy tổ chức quản lý đã có nhiều thay đổi. KDL Tam Cốc – Bích Động được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình quản lý, khai thác từ năm 1992. Từ năm 2004, nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý du lịch như UBND xã Ninh Hải đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự; Công ty cổ phần du lịch Ninh Bình khai thác tuyến du lịch Tam Cốc, đền Thái Vi, chùa Bích Động; Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Bích Động quản lý và khai thác tuyến du lịch Thạch Bích, Thung Nắng, Linh Cốc – Hải Nham… và có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp khác kinh doanh lưu trú, ăn uống. Sự phát triển du lịch thiếu sự phối hợp, mạnh ai người ấy làm dẫn đến tình trạng kinh doanh phức tạp, tồn tại nhiều hạn chế trong khai thác và quản lý tại điểm đến. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban quản lý KDL Tam Cốc - Bích Động theo quyết định số 1961/2006/QĐ-UBND ngày 19/9/2006 của UBND tỉnh Ninh Bình. Ban quản lý KDL Tam Cốc – Bích Động là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Ninh Bình, có chức năng thực hiện quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ, bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội và trực tiếp thực hiện việc bán vé danh lam, vé đò tại KDL Tam Cốc – Bích Động. Sau 6 năm hoạt động, Ban quản lý Tam Cốc – Bích Động đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa khai thác được hết tiềm năng của điểm đến. Đến năm 2012, UBND tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An với chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An gồm: KDL sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, KDL Tam Cốc – Bích Động và phần đặc dụng Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành

phố Ninh Bình [17,tr2]. Hiện nay, Ban quản lý danh thắng Tràng An được giao cho Sở Du Lịch (mới được tách ra từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình) quản lý vào tháng 4/2017. BQL Tam Cốc – Bích Động bị giải thể, UBND tỉnh Ninh Bình quyết định giao quyền khai thác các điểm du lịch trong KDL Tam Cốc – Bích Động cho các doanh nghiệp, cụ thể như sau: Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường khai thác tuyến Đình Các – Tam Cốc theo quyết định số 350/QĐ – UBND ngày 18/5/2012; Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại du lịch Doanh Sinh khai thác Thung Nham; Doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao khai thác động Thiên Hà; Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch (TNHHDVDL) Bích Động khai thác tuyến Thạch Bích – Thung Nắng và tuyến hang Chùa – hang Ghé; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại, du lịch (TNHHMTVTMDL) Lạc Hồng khai thác Hang Múa.

Như vậy, hiện nay KDL Tam Cốc – Bích Động nằm trong quần thể danh thắng Tràng An – di sản văn hóa thiên nhiên thế giới, chịu sự quản lý phối hợp của nhà nước và các doanh nghiệp. Sự hợp tác này sẽ phát huy được thế mạnh của các bên tham gia, trong đó doanh nghiệp đầu tư khai thác, nhà nước thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra tránh tính độc quyền trong khai thác dịch vụ. Tuy nhiên, công tác quản lý điểm đến trong thời gian qua cũng còn những bất cập như: Công tác báo cáo hoạt động kinh doanh còn chậm, số liệu báo cáo chưa nhất quán dẫn đến việc đánh giá du lịch chưa sát thực; Quyền hạn và trách nhiệm giữa các bên tham gia chưa quy định rõ ràng, giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và một số doanh nghiệp kinh doanh chưa tạo được tiếng nói chung, còn xảy ra tình trạng văn bản một đằng, doanh nghiệp thực hiện một nẻo, công tác giám sát xử lý các vi phạm chưa được nghiêm minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)