Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 49 - 52)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Khái quát chung về KDLTam Cốc –Bích Động

2.1.4.1. Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

Hiện nay, hệ thống giao thông tại KDL Tam Cốc – Bích Động về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch. Các đường quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường 21 gần với KDL Tam Cốc – Bích Động được xây dựng thuận tiện, dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt trong năm 2016 đường 247 được hoàn thành là con đường tránh đi qua thành phố Ninh Bình giúp khách du lịch tiết kiệm thời gian di chuyển từ Hà Nội. Đồng thời, đoạn đường quốc lộ 1A qua thành phố cũng thông thoáng hơn, giảm các phương tiện vận tải lớn đi qua, thuận lợi việc kết nối nguồn khách từ thành phố, bến tàu, bến xe tới KDL Tam Cốc – Bích Động và ngược lại. Căn cứ theo quy hoạch phát triển KDL Tam Cốc – Bích Động giai đoạn 2006 – 2010 hướng tới 2020, các dự án về giao thông đường bộ cơ bản đã hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tham quan đi lại của khách du lịch. Đường nối quốc lộ 1A và đường 247 tới KDL Tam Cốc – Bích Động đã được nâng cấp và sử dụng trong nhiều năm nay với chiều dài 2,6km rộng 5m thuận lợi cho hai làn xe đi lại. Ngay đầu đường nối, một cổng chào được xây dựng trang nghiêm tạo điểm nhấn cho khách du lịch. Ngoài ra, hệ thống đường nông thôn lưu thông giữa KDL với các xã lân cận như Ninh Phong, Ninh Thắng đều được đổ bê tông hoặc nhựa rất thuận lợi. Các điểm tham quan trong và ngoài KDL Tam Cốc – Bích Động được kết nối với nhau một cách dễ dàng, thuận tiện cho việc tham quan và kết nối tuyến điểm du lịch trong quần thể danh thắng Tràng An nói riêng, toàn tỉnh Ninh Bình nói chung. Tuyến giao thông đường thủy nối từ bến đò Đình Các tới Tam Cốc, cũng như các tuyến từ trung tâm Linh Cốc theo sông Vụng Hân vào thung Nắng, tuyến bến Đang đến hang Bụt, tuyến từ hang Cả đến cửa hang Múa được quan tâm, chú trọng đặc biệt trong công tác giữ gìn vệ sinh, nạo vét, kè đá tạo cảnh quan, tăng hấp dẫn đối với khách du lịch.

Tuy nhiên, hệ thống giao thông tại KDL Tam Cốc – Bích Động vẫn cần được xây dựng, hoàn thiện hơn. Đền Thái Vi là một điểm tham quan văn hóa, tôn giáo, lịch sử hấp dẫn, có ý nghĩa, theo quy hoạch được phê duyệt, tuyến

giao thông từ bến đò Đình Các vào đền Thái Vi dài 1,6 km, Bn = 6m, Bm = 3,5 m, nâng cấp cầu Rồng, nối dài 8 cống cũ qua đường nhưng hiện vẫn là con đường đất hẹp, ghồ ghề, trời nắng thì bụi, trời mưa đường rất trơn và bẩn. Tuyến đường leo núi từ Thung Nắng sang Eo Cổ Ngựa dành cho hoạt động leo núi mạo hiểm cũng chưa được hoàn thiện, để đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch. Tuyến đường tới động Thiên Hà sau 5 năm khai thác vẫn chưa được đầu tư thích hợp, vẫn là những con đường nhựa hoặc đất đá ghồ ghề, gây khó khăn trong tiếp cận điểm. Ngoài hai bến xe lớn là bến xe Đồng Gừng với diện tích 4ha và bến xe Tam Cốc 1ha, tại các điểm tham quan khác đều có bãi xe riêng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của người dân và khách du lịch. Tuy nhiên, tại một số điểm tham quan như bến đò Đình Các, đền Thái Vi, chùa Bích Động, hang Múa, động Thiên Hà những bãi xe nhỏ trông giữ xe máy, xe đạp được dựng lên tạm bợ, thiếu sự đầu tư đôi khi xảy ra tình trạng lộn xộn, mất mỹ quan. Ngoài ra, hệ thống bảng biển chỉ dẫn còn ít, thiếu sơ đồ chỉ dẫn tại các ngã ba, ngã tư gây khó khăn trong việc tìm kiếm điểm tham quan của khách du lịch. Theo kết quả khảo sát điều tra về việc cung cấp thông tin, chỉ dẫn, nhiều khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài phàn nàn về việc bị lạc đường, do đó chỉ có 16% khách đánh giá rất tốt, 35% tốt và có tới 49% là bình thường (Số liệu điều tra của tác giả).

Thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc giữa các KDL với các vùng khác trong nước và trên thế giới rất thuận tiện. Ngay tại khu trung tâm (bến xe Đồng Gừng) đã có một chi nhánh bưu điện của huyện Hoa Lư được trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu liên lạc trong nước và quốc tế, bao gồm 1 tổng đài tự động và 5 máy điện thoại. Tổng đài hòa mạng thông tin di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel. Các khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh đều có mạng internet đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho khách du lịch.

Tuy nhiên, hiện tại trung tâm bến thuyền Tam Cốc,Thung Nắng, Linh Cốc, động Thiên Hà và một số điểm tham quan văn hóa khác vẫn chưa phủ sóng mạng wifi miễn phí, khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài bị hạn chế trong hoạt động liên lạc cũng như tìm kiếm thông tin tại điểm đến.

Qua điều tra khảo sát, kết quả đánh giá của khách du lịch về hệ thống giao thông, thông tin liên lạc tại KDL Tam Cốc – Bích Động như sau:

81% 14% 5%

Rất tốt Tốt Bình thường

Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá của khách du lịch về hệ thống giao thông, thông tin liên lạc KDL Tam Cốc – Bích Động

(ĐVT: %) (Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2017)

Theo biểu đồ trên, số lượng khách đánh giá về hệ thống giao thông, thông tin liên lạc rất tốt chiếm 81%, tốt 14% và bình thường 5%. Kết quả trên là một dấu hiệu đáng mừng cho những nỗ lực trong cải thiện cơ sở hạ tầng tại KDL Tam Cốc – Bích Động. Tuy nhiên, KDL cũng cần hoàn thiện về hệ thống giao thông và thông tin liên lạc hơn nữa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách du lịch.

Hệ thống điện, nước

Hiện tại, 100% số thôn trong KDL đã có điện. Mạng lưới cung cấp điện ở trạng thái tốt. Tuy nhiên, KDL Tam Cốc – Bích Động vẫn chưa có trạm biến áp riêng và vẫn sử dụng chung nguồn điện lưới của các địa phương, dẫn đến việc sử dụng điện cho các hoạt động du lịch thiếu ổn định, việc mất điện vẫn thường xuyên xảy ra.

Trên địa bàn xã Ninh Hải đã cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân và các cơ sở kinh doanh. Hiện xã có 2 trạm cung cấp nước sạch là trạm cấp nước Văn Lâm và trạm cấp nước Đam Khê Ngoài. Tuy nhiên, tại khu chùa Bích Động, người dân trong vùng vẫn chủ yếu sử dụng nước giếng và nước

Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Theo quy hoạch, nước thải của các công trình xây dựng, dịch vụ đón tiếp, bãi xe ở bên ngoài được thu gom và làm sạch bằng các bể tự hoại riêng biệt cho từng khu vực trước khi chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Nước thải của các công trình dịch vụ (ăn uống, tắm, giặt là, hấp tẩy…) tại các KDL nằm sâu trong núi như: Thung Nham, Thung Nắng sẽ được thu gom làm sạch bằng các công trình xử lý nước cục bộ bao gồm: bể lắng cát, bể gạt mỡ, bể tự hoại, bể lọc sinh học (hoá khí hoặc yếm khí). Đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt được tiêu chuẩn quy định của Việt Nam trước khi xả ra môi trường tự nhiên hoặc ra sông. Phương án thoát nước mưa triệt để tận dụng địa hình tự nhiên, khơi thông các dòng chảy tạo điều kiện để nước mưa thoát nhanh ra sông.

Tuy nhiên, trên thực tế nước thải của nhiều khu vực chưa qua xử lý. Hầu hết nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà hàng, khách sạn đều thải một cách tự nhiên ra ngoài môi trường. Hoạt động thu gom xử lý rác thải, chủ yếu vẫn xử lý bằng cách chôn lấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)