Tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 117 - 121)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch tạ

3.2.4. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường tự nhiên

Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những quy định những nội dung mới như du lịch có trách nhiệm, chi trả dịch vụ môi trường hệ sinh thái, tăng cường có chế tài xử phạt vi phạm.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ và đột xuất); Phối hợp chặt chẽ Sở Tài nguyên Môi trường, các cơ quan chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặt và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên trách công tác môi trường, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa phương thức hợp tác trong phát triển du lịch bền vững. Kêu gọi các nhà đầu tư, tài trợ, tổ chức phi chính phủ

các tổ chức dân sự xã hội trong và ngoài tỉnh có thể tham gia và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch bền vững.

Đẩy mạnh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tới các đối tượng khác nhau. Trước hết, phải được quán triệt từ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, chính quyền địa phương bằng các biện pháp cụ thể như tổ chức bồi dưỡng, hội thảo, hội nghị về các văn bản luật của nhà nước về tài nguyên và bảo vệ tài nguyên. Đối với doanh nghiệp khai thác tuyến điểm và các cơ sở kinh doanh, cần được tuyên truyền về các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững như các giải pháp tiết kiệm điện, nước, xử lý rác thải, nước thải, tận dụng năng lượng mặt trời, áp dụng khoa học vào đời sống và kinh doanh, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch…Nghiên cứu đánh giá xây mới hoặc sửa chữa các nhà vệ sinh phục vụ khách du lịch tại các điểm, bố trí tăng cường thêm lao động dọn vệ sinh tại tuyến điểm mà doanh nghiệp quản lý…Khuyến khích các cơ sở lưu trú tham gia cấp nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh. Xây dựng và áp dụng tiêu chí nhãn xanh cho các dịch vụ du lịch khác. Tăng cường các hình thức tuyên truyền giáo dục nhân dân về tài nguyên du lịch, trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức. Hoạt động nâng cao nhận thức nên được thực hiện với 3 nhóm đối tượng chính:

+ Thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên là người sử dụng tài nguyên và ra quyết định trong tương lai nên cần xây dựng năng lực nhận thức bảo tồn dựa trên hiểu biết của các em về tài nguyên du lịch sẵn có nơi các em ở, khơi dậy lòng yêu thiên nhiên, quê hương. Phối hợp với giáo viên địa phương xây dựng giáo trình giáo dục môi trường đưa vào thời khóa biểu. Phối hợp với các trường tổ chức buổi học ngoại khóa giúp các em nhận thức được giá trị tài nguyên nơi mình sinh sống, bước đầu tiếp cận về hoạt động du lịch. Ngoài ra tổ chức những cuộc thi như sáng tác tranh về một điểm du lịch. Phát động các chương trình như: tuần lễ vệ sinh, chủ nhật xanh, trồng cây xanh, hạn chế sử dụng túi nilong …tại KDL do các em học sinh, sinh viên tự nguyện tham gia. Điều này làm tăng tính tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

+ Người dân địa phương là những người đang sử dụng tài nguyên du lịch. Nhằm hạn chế những tác động bất lợi đến môi trường do hoạt động sinh kế, cần tổ chức các chương trình gặp gỡ, trao đổi thông tin với người dân, phát các tài liệu về bảo vệ môi trường với nội dung ngắn gọn, hình thức bắt mắt, dễ hiểu để người dân biết rằng tài nguyên không hề vô tận, nếu sử dụng không đúng cách thì chính con cháu họ sẽ không còn tài nguyên để sử dụng và mưu sinh. Đồng thời, chính quyền và doanh nghiệp tạo điều kiện phát triển sinh kế cho người dân góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Hàng năm có các hình thức tuyên dương, khen thưởng tới các cá nhân, tập thể thôn xóm có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, áp dụng mạnh và nghiêm túc các chế tài về kinh tế xử lý các vi phạm nếu có.

+ Khách du lịch là những người sử dụng tài nguyên du lịch và có thể mang thông tin bảo tồn, tuyên truyền tới cộng đồng nơi họ sinh sống. Việc giải thích giá trị và mục đích cho khách du lịch cũng quan trọng như việc hạn chế các tác động bất lợi của họ đến các điểm du lịch. Trên cơ sở hạ tầng của KDL cần đặt nhiều biển hiệu về giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi và các thùng rác có hình dánh sinh động, lịch sự để du lịch cảm thấy thoải mái như “Bỏ rác đúng nơi quy định, bạn là người lịch sự” , “Bảo vệ môi trường, bảo vệ tương lai”…

Xây dựng môi trường xã hội đảm bảo an ninh, an toàn

Công tác đảm bảo an ninh, an toàn, văn hóa, văn minh tại các khu, điểm du lịch phải được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, do vậy cần có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, sát sao của cấp Đảng ủy, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Để xây dựng và duy trì, đảm bảo an ninh, an toàn tại điểm đến, cần tiếp tục phát huy trách nhiệm của chính quyền các cấp, sự chủ động, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các ngành. Lực lượng công an cần chủ động xây dựng kế hoạch, phương án và chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại điểm đến, tổ chức diễn tập, thực binh xử lý các tình huống tại thực địa.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp vận động quần chúng tham gia công tác đảm bảo an ninh, trật tự xây dựng môi trường du lịch văn hóa nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân. Chủ trương xây dựng nhân rộng và nâng cao hiệu quả của mô hình tự quản, phát huy vai trò của bí thư chi bộ, xóm trưởng trong công tác an ninh, văn minh du lịch.

Cần sự phối hợp thường xuyên chặt chẽ giữa lực lượng công an với các ngành chức năng, chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác và kinh doanh dịch vụ du lịch. Tăng cường hoạt động kiểm tra liên ngành để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những lệch lạc, sai phạm trong kinh doanh dịch vụ du lịch.

Chủ động triển khai các biện pháp, tổ chức công tác, nắm và dự báo tình hình diễn ra tại KDL cũng như đối với hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Tập trung quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú đối với du khách là người nước ngoài, phòng ngừa đấu tranh với các hoạt động của người nước ngoài liên quan đến an ninh quốc gia. Sự liên kết, trao đổi thông tin, phối hợp giám sát giữa các cơ quan quản lý, liên kết giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực giữa các vùng miền và địa phương có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, giám sát khách du lịch. Chủ động đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động của tội phạm nhất là tội phạm trộm cắp, cướp giật gây rối trật tự công cộng, những vấn đề về trật tự an toàn xã hội và môi trường, văn hóa tại khu du lịch, đảm bảo an ninh nhất là trong mùa lễ hội.

Ngoài ra, tại mỗi điểm trong KDLTam Cốc – Bích Động cần:

Xây dựng kế hoạch an toàn và an ninh dựa trên phân tích rủi ro đối với khách du lịch tại điểm đến, trong đó có các hướng dẫn rõ ràng cho các cơ quan có thẩm quyền liên quan và khách thực hiện. Có các kế hoạch dự phòng cho các thảm họa thiên nhiên như bão, lũ lụt và các sự cố (mất điện, cháy nổ, tình trạng bất ổn dân sự).

Những quy định về ứng xử trong hoạt động du lịch cần được in thành các tài liệu với hình ảnh thu hút, nội dung ngắn gọn, phổ biến rộng rãi tới các đối tượng liên quan nhằm góp phần đưa hoạt động du lịch vào nề nếp, văn hóa, văn minh (có thể tham khảo cách thức trình bày quy tắc ứng xử tại Đà Nẵng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại khu du lịch tam cốc – bích động (ninh bình) (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)