8. Bố cục của luận văn
2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh và nguồn nhân
2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống cơ sở lưu trú ở Đà Lạt
Tính đến cuối năm 2014 thành phố Đà Lạt có 24 khách sạn từ 3 - 5 sao, trong đó có chín khách sạn 4 sao chiếm tỷ lệ 37,5%. Các khách sạn 4 sao này có vai trò quan trọng trong việc phục vụ 5% thị phần khách nước ngoài cũng như lượng khách nội địa có khả năng chi trả cao đến Đà Lạt mỗi năm và cũng là cơ sở cho việc phát triển loại hình du lịch MICE tại Đà Lạt.
Bảng 2.1: Danh sách các khách sạn 4 sao tại thành phố Đà Lạt (tính đến năm 2014)
Số
TT Tên khách sạn sở hữu Chủ hoạt động Thời gian Số lƣợng
phòng Ghi chú
1 Ana Mandara Villas Đà Lạt Cổ phần
tư nhân
9 71 Khách sạn
nghỉ dưỡng
2 Mường Thanh Tư nhân 6 71
3 Golf 3 Cổ phần
nhà nước
17 78
4 Hoàng Anh Đất Xanh
Tư nhân 9 122 nghỉ dưỡng Khách sạn
5 La Sapinette Tư nhân 4 74
6 Ngọc Lan Cổ phần tư nhân 6 91 7 Sài Gòn - Đà Lạt Cổ phần 1 thành viên 6 160 8 Sammy Cổ phần nhà nước 6 102 9 Vietso Petro Cổ phần nhà nước 15 136 Tổng/Trung bình cộng 8.3 905
Nhìn chung, các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt thuộc nhóm khách sạn cỡ trung với số lượng phòng dao động từ 80 - 160 phòng, trong đó hơn 60% khách sạn là sở hữu tư nhân. Các khách sạn còn “khá trẻ” với số năm thành lập trung bình là 8,6 năm (khách sạn Golf 3 có số năm hoạt động cao nhất - tính đến cuối năm 2014 là 17 năm và La Sapinette có số năm hoạt động ít nhất - tính đến cuối năm 2014 là 4 năm). Trong tổng số 9 khách sạn có hai khách sạn là loại hình khách sạn nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ 22%, tuy số lượng còn ít nhưng đã tạo được sự đa dạng cho hệ thống khách sạn 4 - 5 sao tại Đà Lạt, đó là yếu tố làm tăng khả năng lựa chọn cho các thị trường khách với mục đích khác nhau. Tổng số lượng phòng của các khách sạn 4 sao tính đến cuối năm 2014 và đầu năm 2015 là 905 phòng, với số lượng này thành phố Đà Lạt có thể cung cấp trung bình gần 2.000 chỗ lưu trú mỗi đêm cho khách vào mùa cao điểm. Đây là một con số còn khiêm tốn đối với một thành phố du lịch nổi tiếng trong nước như Đà Lạt nhưng đã phản ánh thực tế hiện trạng phát triển du lịch Đà Lạt trong những năm 2000 đến nay đó là phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa, chưa thật sự thu hút thị trường khách nước ngoài.