8. Bố cục của luận văn
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch đến năm
của Thành phố Đà Lạt và Tỉnh Lâm Đồng
3.1.1. Các quan điểm phát triển du lịch
Quan điểm phát triển du lịch TP.Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung trước hết phải phù hợp với các quan điểm phát triển du lịch của cả nước, của Vùng Tây Nguyên trong “Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Ngoài ra, với đặc thù
riêng, phát triển du lịch TP.Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng cần đảm bảo một số quan điểm sau:
+ Tăng cường liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong vùng và cả nước để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của TP.Đà Lạt và của toàn tỉnh Lâm Đồng.
+ Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ..., trong đó lấy du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng với hạt nhân là Hồ Tuyền Lâm và hồ Đan Kia Suối Vàng làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
+ Khai thác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch xanh để tăng khả năng cạnh tranh.
+ Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm và gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.
+ Phát triển du lịch TP.Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng không thể tách rời với phát triển du lịch của toàn Vùng Tây Nguyên và các vùng phụ cận, mà trước hết là Vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, với TP.Hồ Chí Minh là trung tâm đầu mối phân phối khách cho cả nước, và với vị trí và vai
trò là địa bàn chiến lược trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
3.1.2. Các mục tiêu phát triển du lịch TP. Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng
3.1.2.1. Mục tiêu chung
- Hình thành sự liên kết phát triển du lịch TP.Đà Lạt với các địa bàn khác trên phạm vi toàn tỉnh Lâm Đồng; với các tỉnh Vùng Tây Nguyên và các vùng khác một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của TP.Đà Lạt cũng như của Lâm Đồng, có chất lượng cao và có thương hiệu... Đến năm 2020 phát triển du lịch TP.Đà Lạt trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và toàn tỉnh; góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn; đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Phát triển du lịch TP.Đà Lạt tương xứng với vị trí và vai trò trong việc tạo sản phẩm du lịch độc đáo cho du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng, Vùng Tây Nguyên và cả nước nói chung, gắn với việc“...Đa dạng hóa các
sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên nhân văn, văn hóa lịch sử, giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số; tập trung phát triển du lịch sinh thái rừng núi, thác, hồ. Phát huy có hiệu quả tài nguyên khí hậu đặc thù để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở thành phố Đà Lạt”.
3.1.2.2. Các mục tiêu cụ thể
+ Về kinh tế: Phát triển du lịch TP.Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng phải đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của Ngành vào tổng sản phẩm GDP của địa phương, góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
+ Về văn hóa - xã hội: Ngoài mục tiêu về kinh tế, phát triển du lịch TP.Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng còn nhằm giữ gìn, phát huy và bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc; nâng cao trình độ dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội; góp phần xóa đói giảm nghèo ở các địa bàn có nhiều tiềm năng, nhưng đời sống người dân còn khó khăn...
Phát triển du lịch còn phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên du lịch; tạo mọi điều kiện để họ có thể tham gia vào các hoạt động du lịch; san xẻ lợi ích cho họ; có như vậy mới họ mới thực sự trở thành chủ nhân của nguồn tài nguyên du lịch và có trách nhiệm bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên đó.
+ Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể
- Tăng cường thu hút khách du lịch, phân đấu đến năm 2015 toàn tỉnh đón khoảng 4.500 ngàn lượt khách, trong đó 280 - 300 ngàn lượt khách quốc tế; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 8,6%/năm; đến năm 2020 đón khoảng 6.500 ngàn lượt khách, trong đó 500 ngàn lượt khách quốc tế; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2016-2020 đạt 7,7%/năm.
- Về thu nhập từ du lịch, phấn đấu năm 2015 thu nhập du lịch toàn tỉnh đạt khoảng 10.000 tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD); đến năm 2020 đạt khoảng 18.000 tỷ đồng (tương đương 900 triệu USD).
- Về mức tăng trưởng GDP du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấu đấu tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực du lịch đạt cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ, thời kỳ thời kỳ 2015 - 2020 tăng trung bình 16,8%/năm; đến năm 2015 giá trị GDP du lịch đạt khoảng 6.800 tỷ đồng (tương đương 340 triệu USD) và năm 2020 đạt khoảng 11.700 tỷ đồng (tương đương 585 triệu USD). Nâng tỷ trọng GDP du lịch từ 5% vào năm 2010 lên 6 - 7% vào năm 2015 và đạt 9% vào năm 2020, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; các khu du lịch; các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch..., bảo đảm đến năm 2015 phát triển cơ sở lưu trú đạt khoảng 26 ngàn buồng khách sạn, trong đó có 50% xếp hạng (với 20% đạt 3 - 5 sao); năm 2020: 50,8 ngàn buồng, trong đó có 70% được xếp hạng (với 40% đạt 3 - 5 sao); đến năm 2020 phát triển được 1 đô thị du lịch nghỉ mát hiện đại tầm cỡ khu vực, 2 khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia, gần 20 khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương và nhiều điểm tham quan du lịch, khu vui chơi giải trí khác.
- Về lao động và việc làm, phấn đấu đến năm 2015 toàn ngành du lịch Lâm Đồng có khoảng 83 - 84 ngàn lao động (trong đó 36 ngàn lao động trực tiếp) và đến năm 2020 có khoảng 168 ngàn lao động (trong đó 76 ngàn lao động trực tiếp).
Bảng 3.1: Tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng và Tp.Đà Lạt giai đoạn 2015 - 2020
Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính 2015 2020
Khách quốc tế Trong đó TP.Đà Lạt Ngàn lượt 280,0 220,0 500,0 400,0 Khách nội địa Trong đó TP.Đà Lạt Ngàn lượt 4.200,0 3.400,0 6.000,0 4.500,0 Thu nhập du lịch Trong đó TP.Đà Lạt Triệu USD 491,100 414,500 904,000 725,500 Cơ sở lưu trú Trong đó TP.Đà Lạt Buồng 26.000 21.400 50.800 40.700 Lao động trong du lịch Trong đó TP.Đà Lạt Người 36.300 30.000 76.200 61.100 (Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.)
3.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch thành phố Đà Lạt và phụ cận gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng
3.1.3.1. Các giá trị tài nguyên đặc trưng
- Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi, với nhiều công trình kiến trúc cổ - Hệ thống hồ (hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Đại Ninh, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh).
- Hệ thống thác nước (Cam Ly, Đambri, thác Voi, thác Pongour…) và cảnh quan các rừng thông.
3.1.3.2. Hướng khai thác các sản phẩm du lịch:
Địa bàn trọng điểm Thành phố Đà Lạt với đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên (khí hậu, cảnh quan, hồ, thác nước, các hệ sinh thái...), hướng khai thác chủ yếu về sản phẩm du lịch là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng... Các sản phẩm du lịch chính bao gồm:
- Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ (Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng). - Du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên.
- Du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa (văn hóa cộng đồng các dân tộc...).
- Du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao (tham quan nghiên cứu các loài hoa, rau quả, chè, tơ tằm...)
- Du lịch vui chơi giải trí, chơi golf, du lịch thể thao mạo hiểm. - Du lịch cuối tuần, nghỉ tuần “Trăng mật”.
- Du lịch MICE (festival Hoa, festival Trà..., tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch...).