Thông tin chung về đối tượng tham gia đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố đà lạt (Trang 77 - 80)

8. Bố cục của luận văn

2.3. Đánh giá sự hài lòng về chính sách đãi ngộ nhân viên tiền sảnh tạ

2.3.1. Thông tin chung về đối tượng tham gia đánh giá

Bảng 2.18: Thông tin chung về đối tượng tham gia đánh giá chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh

Tiêu chí Thang đo Số lƣợng mẫu Tỉ lệ (%) Tổng số

Giới tính Nam 70 50.0 140 Nữ 70 50.0 Độ tuổi Từ 18 đến 25 tuổi 27 19.3 140 Từ 26 đến 35 tuổi 90 64.3 Từ 36 đến 45 tuổi 13 9.3 Trên 45 tuổi 10 7.1

Tình trạng hôn nhân Độc thân 64 45.7

140

Đã kết hôn 76 54.3

Thâm niên công tác ở vị trí hiện tại Dưới 1 năm 10 7.1 140 Từ 1 đến 3 năm 48 34.3 Từ 3 đến 5 năm 42 30.0 Trên 5 năm 40 28.6

Thời gian làm việc cho khách sạn Dưới 1 năm 12 8.6 140 Từ 1 đến 3 năm 37 26.4 Từ 3 đến 5 năm 49 35.0 Trên 5 năm 42 30.0 Mức lương Dưới 3 triệu 32 22.9 140 Từ 3 - 5 triệu 90 64.3 Từ 5 - 10 triệu 17 12.1 Trên 10 triệu 1 0.7

Được làm công việc yêu thích

Đúng 127 90.7

140

Sai 13 9.3

Làm công việc đúng với chuyên môn

Đúng 136 97.1

140

Sai 4 2.9

Tham gia trả lời bảng hỏi nhằm khảo sát sự hài lòng về chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt có 141 nhân viên tiền sảnh của 9 khách sạn 4 sao. Kết quả thu về: 141 phiếu trong đó có 1

phiếu bị loại vì trả lời thiếu 3 nhóm tiêu chí. Số bảng khảo sát hợp lệ là 140 phiếu chiếm 99,2%, đảm bảo điều kiện cỡ mẫu tối thiểu là n = 140.

Trong 140 nhân viên tham gia có 70 nam, 70 nữ với tỉ lệ đồng đều là 50%: 50%. 90/140 nhân viên tiền sảnh tại các khách sạn tham gia khảo sát chiếm tỉ lệ 64,3% có độ tuổi từ 26 – 35, tiếp đó nhân viên tiền sảnh có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi chiếm tỉ lệ 19,3%. Như vậy có thể khẳng định độ tuổi của nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt khá trẻ với trên 80% nhân viên có độ tuổi trong nhóm từ 18 đến 35 tuổi. Nhóm nhân viên tiền sảnh có độ tuổi trên 45 tuổi chiếm 7,4%, đa số nhân viên thuộc nhóm này rơi vào các vị trí trưởng bộ phận, nhân viên tài xế hay tạp vụ. Tỉ lệ tình trạng hôn nhân của nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao có sự chênh lệch không quá lớn với 45,7% độc thân và 54,3% đã lập gia đình, tiêu chí này quan trọng trong việc đánh giá lại thang bảng lương cho nhân viên bộ phận tiền sảnh, vì mức thu nhập họ nhận được phải đủ nuôi ít nhất thêm 1 thành viên gia đình thì có thể mới duy trì được nhân viên.

Về thâm niên làm việc ở vị trí hiện tại: có 28,6% nhân viên có thâm niên từ 5 năm trở lên, có 42 nhân viên có thâm niên từ 3 – 5 năm chiếm 30%; tỉ lệ nhân viên có thâm niên từ 1 đến 3 năm chiếm tỉ lệ 34,3% tương đương 48 nhân viên; chỉ có 10 nhân viên với tỉ lệ 7,1% có thâm niên làm việc dưới 1 năm. Như vậy, các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt có 1 đội ngũ nhân viên bộ phận tiền sảnh có tay nghề và có thâm niên làm việc tại vị trí công việc đang đảm nhiệm.

Về thời gian làm việc của nhân viên cho khách sạn hiện tại để đánh giá tính trung thành của nhân viên (đây là một yếu tố mà các khách sạn hay đưa vào làm tiêu chí để nâng lương, thưởng cho nhân viên) có kết quả khá khả quan khi 65% nhân viên tham gia khảo sát là việc cho các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt từ 3 năm trở lên trong đó có 35% (49 nhân viên) có thời gian làm việc tại khách sạn từ 3 – 5 năm và 30 % (nhân viên) có thời gian làm việc từ 5 năm

trở lên. Kết quả này có thể đến từ nguyên nhân nhân viên hài lòng về khách sạn đang làm việc nhưng cũng có thể do thị trường việc làm ngành khách sạn của Đà Lạt, rất ổn định không nhiều biến động và không có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn cho nhân viên tiền sảnh tại các khách sạn bốn sao 26,4% (37 nhân viên tiền sảnh) có thời gian làm việc cho khách sạn từ 1 – 3 năm và chỉ có 12 nhân viên với tỉ lệ 8,6% có thời gian làm việc cho các khách sạn 4 sao dưới 1 năm, thành phần này chủ yếu là những nhân viên mới bắt đầu đi làm và gắn liền với kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm.

Về mức lương hiện tại của nhân viên tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt có 64,3% tức 90 nhân viên tiền sảnh có mức lương đang nhận từ 3 – 5 triệu, 17 nhân viên (12,1%) nhân viên có mức lương từ 5 - 10 triệu và 01 nhân viên (0,7%) có mức lương trên 10 triệu, những kết quả này cho thấy mức lương dành cho nhân viên bộ phận tiền sảnh tuy phù hợp với mức sống tại thành phố Đà Lạt nhưng mới đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của nhân viên là ăn, ở, mặc. Mức lương này chưa thể là yếu tố hấp dẫn và duy trì nhân viên tiền sảnh nhất là đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn, kinh nghiệm khá dày dặn. Chắc chắn nếu không có những kế hoạch điều chỉnh thì trong tương lai khi có sự biến động về số lượng các khách sạn 4 – 5 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt, các khách sạn 4 sao hiện tại sẽ gặp phải tình trạng “chảy máu chất xám” nguồn nhân lực bộ phận tiền sảnh. Có 22,9% tương đương 32 nhân viên khách sạn 4 sao có mức lương dưới 3 triệu và rơi vào nhóm nhân viên có kinh nghiệm dưới 1 năm, nhân viên khuân vác hành lý và nhân viên tạp vụ.

Bảng hỏi cũng đưa ra hai câu hỏi phụ là nhân viên được làm đúng công việc yêu thích và nhân viên làm đúng chuyên môn để biết được sự duy trì nhân viên trong nghề du lịch cũng như đánh giá sự sắp xếp nhân lực của các khách sạn 4 sao sau khi tuyển dụng có đúng người – đúng việc, cũng là 1 yếu tố đãi ngộ nhân viên tiền sảnh và kết quả nhận được là: 90,7% nhân viên được

làm công việc mà họ yêu thích và 97,1 % nhân viên được làm đúng chuyên môn nghiệp vụ của họ. Như vậy, có thể nói rằng đa số các nhân viên tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt sẽ tiếp tục làm công việc của họ trong tương lai và cũng có thể khẳng định, trong khâu tuyển dụng và sắp xếp nhân sự các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt đã thực hiện khá tốt và rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố đà lạt (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)