Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người đồng tính tại hà nội (Trang 46 - 53)

- Vận dụng tiến trình cơng tác xã hội cá nhân chuyên nghiệp có thể giảm bớt một số khó khăn, trở ngại cho cộng đồng ngƣời đồng tính Đồng thời đây cũng

9. Kết cấu của đề tà

1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, ở vị trí trong khoảng từ 20º25' đến 21º23' vĩ độ Bắc, 105º15' đến 106º03‟ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên ở phía đơng và đơng nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà Nội có khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30km.

Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để là một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hố, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nƣớc.

Kinh tế: Năm 2007, GDP bình quân đầu ngƣời của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa

phƣơng nhận đƣợc đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 Văn phòng đại diện nƣớc ngồi, 14 khu cơng nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh những công ty Nhà nƣớc, các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội.

Dân cƣ: Dân cƣ Hà Nội phân bố khơng đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2881 ngƣời/km2 (mật độ trung bình ở nội thành 19163 ngƣời/km2, riêng quận Hồn Kiếm là 37265 ngƣời/km2, ở ngoại thành 1721 ngƣời/km2). Mật độ này cao gấp gần 12 lần so với mức trung bình của cả nƣớc, gần gấp đơi mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và là thành phố có mật độ cao nhất cả nƣớc.

Hành chính: Hà Nội tính tới nay gồm 11 quận nội thành: Ba Đình, Hồn Kiếm, Hai Bà Trƣng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Hà Đông và 18 huyện ngoại thành: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chƣơng Mỹ, Đan Phƣợng, Thƣờng Tín, Quốc Oai, Thanh Oai, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, Hồi Đức, Mê Linh; thị xã Sơn Tây. Tổng diện tích 920,97km2 (nội thành chiếm 19,97% và ngoại thành chiếm 80,03%, bằng 0,28% diện tích của cả nƣớc). Dân số: 7.088.000 ngƣời.

Chính trị: Hà Nội tự hào là trung tâm đầu não chính trị của Nhà nƣớc dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Là trái tim đất nƣớc, Hà Nội hội tụ các cơ quan lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đồn thể xã hội. Thủ đô cũng là nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đã đƣa ra các nghị quyết, đƣờng lối, sách lƣợc đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đại sứ quán của nhiều quốc gia trên thế giới đều đặt ở Hà Nội. Mọi hoạt động ngoại giao, thăm viếng, trình quốc thƣ, hội đàm, ký hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác đƣợc tiến hành tại đây. Hà Nội tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn mà Việt Nam đăng cai

nhƣ Hội nghị cấp cao các nƣớc có sử dụng tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nƣớc ASEAN...

Văn hóa: Tất cả các cơ quan thơng tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đóng tại Hà Nội. Tin tức của mọi vùng lãnh thổ trên đất nƣớc cũng đƣợc phát ra từ đây trên sóng phát thanh và truyền hình. Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng chục đầu sách mới của gần 40 nhà xuất bản trung ƣơng phát hành khắp nơi, ra cả nƣớc ngoài, làm phong phú đời sống văn hóa của nhân dân và giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới.

Giáo dục- đào tạo: Hà Nội là nơi tập trung 44 trƣờng đại học và cao đẳng của đất nƣớc, với hơn 330 nghìn học sinh - sinh viên, 25 trƣờng trung học chuyên nghiệp với 15 nghìn học viên, tăng gấp 13 lần năm học sau giải phóng. Tính bình qn cứ 3 ngƣời Hà Nội có một ngƣời đang đi học. Nhiều học sinh Hà Nội đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Hà Nội còn là địa phƣơng đầu tiên trong cả nƣớc đƣợc công nhận phổ cập xong cấp trung học cơ sở, có một số trƣờng đặc biệt dạy trẻ em khuyết tật.

Khoa học: Với hơn một trăm viện nghiên cứu ở hai trung tâm Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, ở các học viện và các bộ, các ngành, Hà Nội là nơi hội tụ nhân tài của đất nƣớc. Phần lớn các chuyên gia đầu ngành đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở thủ đơ. Có thể nói đây là một nguồn tài nguyên quý giá, một lợi thế nhất trong cả nƣớc về nhu cầu hợp tác khoa học kỹ thuật với các nƣớc và các địa phƣơng khác trong nƣớc.

Y tế: Để bảo vệ sức khỏe nhân dân, y tế Hà Nội không ngừng phát triển và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại kết hợp với nền y học cổ truyền trong chữa trị, chủ động phòng bệnh và loai bỏ các bệnh xã hội. So với năm 1954, số bệnh viện tăng hơn bốn lần, số y, bác sỹ, y tá tăng 27 lần.

Các tổ chức dân sự xã hội tại Hà Nội làm việc nhiều với cộng đồng LGBT

Hà Nội là thành phố phát triển về mọi mặt từ điều kiện kinh tế tới điều kiện xã hội, và rất nhiều tổ chức dân sự xã hội làm việc về các lĩnh vực xã hội khác nhau đƣợc đặt địa điểm tại đây. Trong đó, có thể tổng hợp lại về các tổ chức nổi bật cùng

sứ mệnh hoạt động của họ trong phong trào ủng hộ và bảo vệ quyền của ngƣời LGBT của những năm qua tại Việt Nam với bảng sau:

Bảng1.3: Các tổ chức dân sự xã hội làm về LGBT tại Hà Nội

Tổ chức Sứ mệnh

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)

Hoạt động vì quyền phụ nữ, sức khỏe sinh sản, tình dục và HIV/AIDS.

Trung tâm ICS Hoạt động vì quyền của ngƣời đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (LGBT).

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Mơi trƣờng (iSEE)

Hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội bao gồm nhóm dân tộc thiểu số và nhóm thiểu số về tính dục.

Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS)

Xây dựng một xã hội cơng bằng, dân chủ, có sự tham gia của mọi thành phần xã hội, và chú trọng bảo vệ quyền lợi cho các nhóm dân cƣ bị thiệt thòi.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới- Gia đình- Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong các lĩnh vực về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên.

Câu lạc bộ, nhóm và các trang web liên quan tới người LGBT

Là nơi tập trung đông dân cƣ, không những ngƣời dân gốc Hà Nội mà còn là nơi thu hút nhiều ngƣời di cƣ từ khắp các tỉnh thành trên đất nƣớc. Tuy chƣa có một cuộc điều tra chính thức nào về số lƣợng ngƣời đồng tính tại Hà Nội nhƣng trong những năm qua, hƣởng ứng phong trào ủng hộ quyền của ngƣời LGBT trên toàn thế giới, đồng thời nói lên tiếng nói của cộng đồng LGBT tại Việt Nam, rất nhiều nhóm, câu lạc bộ, trang web, diễn đàn,... đƣợc thành lập.

Bảng 1.4: Các câu lạc bộ/ diễn đàn/ trang web về LGBT tại Hà Nội

Câu lạc bộ Trang web

1 We are student Boy.vn, Taoxanh.net

2 Việt Mỹ Ics.org.vn, Tinhyeutraiviet.vn

3 6+ và những ngƣời bạn Isee.org.vn

4 Ruby Dongtinhvietnam.com

5 Sáu sắc cầu vồng Hieuvecon.vn/ Pflag.vn

6 Hà Nội Queer Zone Bangai.vn, LGBT.vn

Thông qua những nét khái quát về địa bàn nghiên cứu ở trên, có thể tóm tắt lại một số đặc điểm liên quan trực tiếp tới q trình cơng khai của ngƣời đồng tính tại Hà Nội. Cụ thể đó là:

 Điều kiện để phát triển:

Bảng1.5: Điều kiện phát triển cho cộng đồng LGBT tại Hà Nội

Phát triển kinh tế- xã hội

•Tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho ngƣời đồng tính

•Tạo nhiều cơ hội phát triển cho cá nhân ngƣời đồng tính

Phát triển về truyền thơng- văn hóa

•Nâng cao đƣợc hiệu quả truyền thông các kiến thức về LGBT cho ngƣời dân

•Tiếp nhận dễ dàng các kiến thức mới mẻ về khoa học tiên tiến, nhân quyền đối với ngƣời LGBT trên thế giới

Phát triển về dịch vụ

•Ngƣời đồng tính có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế hiện đại

•Ngƣời đồng tính có cơ hội đƣợc tham gia và các dịch vụ xã hội (tƣ vấn, tham vấn tâm lý,...)

Yếu tố về dân cƣ: là một địa bàn đông dân cƣ, tập trung nhiều tại khu vực trọng yếu, số lƣợng nhập cƣ ngày càng tăng, nhiều thành phần xuất thân nên dễ gây phức tạp trong việc truyền thông nâng cao nhận thức về LGBT (mất thời gian, khơng hiệu quả, cần nhiều chƣơng trình phù hợp với từng đối tƣợng truyền thông)

Yếu tố diện tích khu vực: diện tích rộng, mức độ tập trung dân cƣ không đồng đều, các tuyến giao thông kết nối phức tạp, dẫn đến khó khăn cho ngƣời đồng tính khi kết nối cộng đồng để giao lƣu, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Yếu tố truyền thống văn hóa: Hà Nội đã có bề dày lịch sử ngàn năm, với các di tích lịch sử cổ kính, nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời có những nét văn hóa mang chất “Hà thành”. Hơn nữa, số lƣợng dân nhập cƣ đơng, cộng với q trình hội nhập văn hóa quốc tế dễ dẫn tới việc các vấn đề liên quan tới ngƣời đồng tính bị phản đối, nhận thức thiếu, không rõ ràng hoặc sai lầm.

Những yếu tố trên cũng là thách thức khi tác giả thực hiện nghiên cứu này, từ việc tiếp cận nhóm ngƣời đồng tính để phỏng vấn, cho tới việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề khó khăn, thuận lợi họ có thể gặp trong q trình cơng khai.

Tiểu kết chƣơng 1:

Các khái niệm, lý thuyết liên quan tới việc nghiên cứu đề tài là cơ sở quan trọng để các phân tích, lý luận trong đề tài đƣợc thực hiện một cách logic, khoa học và chính xác. Các khái niệm, lý thuyết này đƣợc sử dụng để giải thích cho thực

Dân cư

Diện tích khu vực Truyền

thống văn

hóa Sơ đồ 1.6: Yếu tố rào cản

đối với cộng đồng LGBT tại Hà Nội

trạng vấn đề, từ đó vấn đề sẽ đƣợc phân tích từ khái qt đến cụ thể, có tiến trình phù hợp để đảm bảo truyền tải một cách chi tiết nhƣng cũng có sự thống nhất.

Các nội dung liên quan tới Luật pháp của Việt Nam quy định các vấn đề của ngƣời đồng tính nói riêng, ngƣời LGBT nói chung cùng với thơng tin tổng qt tình hình ngƣời đồng tính trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam; thêm vào đó những điểm mạnh, điểm yếu của cộng đồng LGBT, ngƣời đồng tính chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả có những nhận định khái quát về vấn đề. Các nội dung về nguyên nhân, thực trạng ở chƣơng 2 sẽ đƣợc phân tích rõ nét và đầy đủ. Thông qua những thông tin sơ lƣợc này, đề tài muốn xây dựng những nét cơ bản của bức tranh về cộng đồng ngƣời đồng tính tại Việt Nam hiện nay, tạo cho bạn đọc một cái nhìn khái quát và tổng thể ngay từ ban đầu để tiếp cận những nội dung chi tiết một cách khoa học nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người đồng tính tại hà nội (Trang 46 - 53)