Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người đồng tính tại hà nội (Trang 28 - 32)

- Vận dụng tiến trình cơng tác xã hội cá nhân chuyên nghiệp có thể giảm bớt một số khó khăn, trở ngại cho cộng đồng ngƣời đồng tính Đồng thời đây cũng

9. Kết cấu của đề tà

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1. Người đồng tính

1.1.1.1. Ngƣời đồng tính

“Ngƣời có cảm giác thấy hấp dẫn về tình cảm, thể chất với ngƣời cùng giới. “Gay” thƣờng dùng để chỉ ngƣời đồng tính nam, và “lesbian/ les” dùng để chỉ ngƣời đồng tính nữ”. [19, tr 1]

1.1.1.2. Tính dục

Những năm 1970, Ủy ban giáo dục và thơng tin về tình dục ở Mỹ đã đƣa ra định nghĩa hiện đại về tính dục: “Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía

cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con người, khơng phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội”.

“Tính dục đồng thời là một khái niệm bao gồm giới tính sinh học (có cơ thể là nam hay nữ), bản dạng giới (cảm nhận mình là nam hay nữ), xu hướng tính dục (yêu ngƣời cùng giới hay khác giới) và thể hiện giới (thể hiện nam tính hay nữ tính), vân vân. Tính dục khác với tình dục”. [19, tr 1]

Nhƣ vậy, tính dục ngƣời là tồn bộ con ngƣời đó nhƣ là ngƣời nam hay ngƣời nữ và những yếu tố tạo nên tính dục cũng là những thành phần làm nên nhân

cách - tổng thể những phẩm chất tâm lý đặc trƣng ở một con ngƣời, thể hiện ra bằng

hành vi ứng xử.

1.1.1.3. Xu hƣớng tính dục

Xu hƣớng tình dục là một trong 4 yếu tố tạo nên tính dục của con ngƣời, là sự hấp dẫn về mặt tình cảm và thể chất với một đối tƣợng thuộc giới nào đó. Những yếu tố cịn lại là giới sinh học (cấu trúc gene, ngoại hình, nội tiêt), bản sắc giới (cảm

nhận mình thuộc giới nam hay nữ) và vai trị xã hội của giới (có hành vi cƣ xử theo kiểu nam hay nữ-giới tính nam hay giới tính nữ về mặt tâm lý xã hội).

Có 3 xu hƣớng tính dục thƣờng gặp là: Xu hướng tính dục đồng giới (hấp dẫn với ngƣời cùng giới), Xu hướng tính dục khác giới (hấp dẫn với ngƣời khác giới), và Xu hướng lưỡng tính dục (hấp dẫn với cả hai giới). Cũng có thể có một xu hƣớng nữa tuy hiếm gặp là không hấp dẫn với giới nào cả.

“Một yếu tố trong tính dục, thể hiện ở sự hấp dẫn có tính bền vững về cảm xúc, tình dục hoặc tình cảm hƣớng tới ngƣời cùng giới, khác giới hay cả hai. Từ đó có các xu hƣớng nhƣ đồng tính, dị tính hoặc song tính... Xu hƣớng tính dục của một ngƣời không nhất thiết trùng với hành vi tình dục của ngƣời đó. (Từ khác:

khuynh hướng tính dục, thiên hướng tính dục)”. [19, tr 2]

Ngồi 3 xu hƣớng tính dục chính trên, có một số loại xu hƣớng tính dục khác là Vơ tính (Asexual): ngƣời vơ tính: ngƣời khơng có hấp dẫn tình dục với giới nào (giới tính thứ 4).

1.1.2. Cơng khai

Cụm từ “công khai” trong tiếng Anh đƣợc dịch tƣơng đƣơng là “come out” (động từ) và “coming out” (danh từ).

Trong cuốn “Nói về mình”, Viện iSEE có đƣa ra thuật ngữ: “Cơng khai là q trình nhận diện và thừa nhận xu hƣớng tính dục hoặc bản dạng giới của chính mình và thể hiện, chia sẻ cho ngƣời khác biết”. [13, tr 11]

Theo iSEE, công khai là “quá trình tiết lộ về xu hƣớng tính dục hoặc bản dạng giới của mình cho ngƣời khác biết”. [19, tr 2]

Đối với tài liệu cẩm nang hƣớng dẫn q trình cơng khai- coming out dành cho cộng đồng LGBT của Hội đồng thanh niên Scotland, công khai đƣợc hiểu là khi một ngƣời nói với một ngƣời khác về xu hƣớng tính dục của họ.

Một lý thuyết nổi tiếng về q trình cơng khai đó là lý thuyết mơ hình nhận diện của Cass. Trong nội dung này, tác giả cũng có trình bày quan điểm về q trình cơng khai nhƣ sau: Công khai là một quá trình lặp đi lặp lại, nó xảy đến vào thời gian đầu khi một ngƣời thừa nhận với bản thân và những ngƣời khác họ là ngƣời

đồng tính nữ, đồng tính nam, chuyển giới. Một yêu cầu cho sự định hƣớng này đó là họ phải thực hiện ít hơn hoặc nhiều hơn sự cơng khai về bản thân mình.

Nhƣ vậy, nhà nghiên cứu ở nƣớc ngoài và ở Việt Nam đều đƣa ra những khái niệm khá chi tiết về “công khai”. Nhƣng điều quan trọng nhất mà những độc giả cần nắm đƣợc, sự công khai với cộng đồng LGBT nói chung và ngƣời đồng tính nói riêng đó là “cơng khai về xu hƣớng tính dục của bản thân”.

1.1.2.1. Q trình cơng khai

Một trong những lý thuyết quan trọng về cơng khai đó là Lý thuyết Mơ hình nhận diện của Cass. Trong lý thuyết này, ông xem xét công khai là một quá trình bao gồm 6 giai đoạn: Bối rối, so sánh, chấp nhận, nhận diện, tự hào, hòa nhập.

Trong thực tế, khi ngƣời đồng tính cơng khai, họ không thực hiện theo một bƣớc mà họ cần rất nhiều thời gian. Do vậy, có thể hiểu rằng, để cơng khai thành cơng, ngƣời đồng tính cần có cả một quá trình từ khi chuẩn bị tới khi thực hiện cơng khai với bạn bè, gia đình hay xã hội.

1.1.2.2. Công khai thành công

Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả có sử dụng khái niệm “Cơng khai thành công”. Khái niệm này đƣợc hiểu là có sự chấp nhận một cách thoải mái từ gia đình, bạn bè của ngƣời đồng tính khi họ cơng khai. Lƣu ý rằng, “cơng khai thành công” là khi những ngƣời xung quanh ngƣời đồng tính (khơng tính tới cả cộng đồng xã hội rộng lớn) chấp nhận xu hƣớng tính dục thực sự của họ, ủng hộ cuộc sống của và khơng có hành vi bạo lực hay phân biệt đối xử.

1.1.2.3. Công khai thất bại

Ngƣợc lại với “cơng khai thành cơng”, tác giả có sử dụng khái niệm “công khai thất bại”. Trong đề tài, cụm từ thể hiện sự không chấp nhận của gia đình, bạn bè và những ngƣời xung quanh đối với ngƣời đồng tính. Bên cạnh đó có một số hành vi xa lánh hay bạo lực với họ. Nếu trong gia đình, ngƣời đồng tính chỉ đƣợc một hay một số ngƣời thân chấp nhận và ủng hộ thì vẫn khơng đƣợc coi là “cơng khai thành cơng”.

Cơng khai gián tiếp có thể xảy ra khi:

(1) Ngƣời đồng tính bị ngƣời khác phát hiện ra xu hƣớng tính dục của mình (2) Ngƣời đồng tính cơng khai với một ngƣời, nhƣng bằng cách nào đó, ngƣời mà họ chƣa có ý định chia sẻ lại biết đƣợc về xu hƣớng tính dục của họ.

Nhƣ vậy, cơng khai gián tiếp là khi ngƣời đồng tính khơng có sự chủ động chia sẻ với một ngƣời nào đó về xu hƣớng tính dục của mình.

1.1.3. Cơng tác xã hội

Có nhiều cách tiếp cận với khái niệm công tác xã hội, dƣới đây là một số khái niệm cơ bản:

Theo Liên đồn cơng tác xã hội chun nghiệp quốc tế (họp tại Canada năm 2004): “Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi của

xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội) vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Cơng tác xã hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân”.

Theo Hiệp hội Quốc gia các nhân viên công tác xã hội Mỹ - NAW (1970), công tác xã hội đƣợc hiểu là hoạt động mang tính chun mơn nhằm giúp đỡ những cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cƣờng hoặc khơi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt đƣợc những mục tiêu ấy.

Từ các khái niệm trên, có thể rút ra kết luận về khái niệm công tác xã hội nhƣ sau: công tác xã hội là một khoa học, một hoạt động chuyên môn. Đối tƣợng tác động của cơng tác xã hội là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng đặc biệt là nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội và những ngƣời có nhu cầu trợ giúp. Hƣớng trọng tâm của công tác xã hội là tác động tới con ngƣời nhƣ một tổng thể. Vấn đề mà cá nhân, gia đình hay cộng đồng gặp phải và cần tới sự can thiệp của công tác xã hội là những vấn đề có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan cá nhân, cũng có thể nảy sinh từ phía khách quan, đó là cộng đồng và mơi trƣờng xung quanh.

1.1.4. Phương pháp công tác xã hội cá nhân

“Công tác xã hội cá nhân là một phƣơng pháp can thiệp (của Công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của Cơng tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thƣờng của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình. Nhân viên xã hội thực hiện điều này bằng cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết. Về nội tâm, về quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, và kinh tế xã hội. Phƣơng pháp này tập trung vào các mối liên hệ về tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội trong đó vấn đề của cá nhân và gia đình diễn ra và bị tác động”.[69]

Cơng tác xã hội cá nhân là phƣơng pháp có lịch sử lâu đời nhất, đồng thời là phƣơng pháp có nhiều khả năng ứng dụng trong thực tế nhất so với các phƣơng pháp cịn lại trong cơng tác xã hội.

Tuy nhiên đối với cộng đồng LGBT việc áp dụng phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân vào trợ giúp vẫn còn rất nhiều hạn chế. Các nhà hoạt động về lĩnh vực này cần có những giải pháp cụ thể để giới thiệu về công tác xã hội, cũng nhƣ để nhiều ngƣời LGBT biết đến dịch vụ trợ giúp từ đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người đồng tính tại hà nội (Trang 28 - 32)