Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người đồng tính tại hà nội (Trang 32 - 40)

- Vận dụng tiến trình cơng tác xã hội cá nhân chuyên nghiệp có thể giảm bớt một số khó khăn, trở ngại cho cộng đồng ngƣời đồng tính Đồng thời đây cũng

9. Kết cấu của đề tà

1.2. Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết dán nhãn [73, chapter 25]

Lý thuyết gán nhãn hiệu (tiếng Anh: Labeling Theory) là một lý thuyết xã hội học nghiên cứu về hành vi ứng xử của con ngƣời thông qua phƣơng pháp phân tích tƣơng tác biểu tƣợng. Từ đó xác định hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một ngƣời là do kết quả của quá trình ngƣời khác xác định hay gán nhãn hiệu.

Lý thuyết này nhấn mạnh rằng cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau, đó là tính tƣơng đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc,. Mọi hành vi đều có hay khơng có ý nghĩa nào đối với ngƣời khác tùy theo quá trình phát hiện, thao tác hóa khái niệm và phản ứng khác nhau. Cần chú ý là mỗi ngƣời hồn tồn có thể bị gán nhãn hiệu lệch lạc khi họ tham gia vào tình huống mà họ có rất ít hoặc hồn tồn khơng có trách nhiệm. Điều này có thể nhận

biết thông qua hàng loạt các sự việc liên quan tới xâm hại tình dục đối với phụ nữ ở Ấn Độ trong thời gian vừa qua.

Một số khái niệm cần tìm hiểu trong lý thuyết gán nhãn là:

Lệch lạc sơ cấp (Edwin Lemert): Khi lần đầu tiên một ngƣời bị gán nhãn

hiệu lệch lạc chính là lệch lạc sơ cấp. Tuy vậy, một khi ngƣời đã bị coi là lệch lạc thì nhãn hiệu này sẽ trở thành một phần mặc định trong sự nhận dạng xã hội và sự tự nhận thức về bản thân của ngƣời đó. Cơ chế này khiến cho họ thực hiện "mong đọi" của ngƣời khác, hay nói đúng hơn, thực hiện theo những gì mà xã hội đã gán cho họ, bằng cách thực hiện những hành vi lệch lạc tiếp theo.

Lệch lạc thứ cấp (Edwin Lemert): Những hành vi lệch lạc tiếp sau khi một

ngƣời bị gán nhãn lần đầu tiên gọi là lệch lạc thứ cấp. Hậu quả của lệch lạc thứ cấp dạng này khiến cho ngƣời bị dán nhãn hiệu lệch lạc lẫn những ngƣời khác về sự lệch lạc sơ cấp càng thêm sâu sắc và nó là sự khởi đầu của cái mà các nhà xã hội học gọi là vết nhơ.

Vết nhơ xã hội (Erving Goffman): Những thứ có thể xảy ra sau những lệch lạc thứ cấp là lệch lạc chuyên nghiệp. Khởi đầu sự lệch lạc chuyên nghiệp là bị vết nhơ. Vết nhơ là tình trạng mà tên gọi xã hội tiêu cực tác động mạnh làm thay đổi cơ bản nhận dạng xã hội và sự tự nhận thức của một ngƣời. Khi đó vết nhơ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc định dạng, xác định toàn bộ đời sống của một ngƣời. Vết nhơ biến đổi một ngƣời bình thƣờng thành một ngƣời bị xem nhẹ. Mặc dù vết nhơ đƣợc hình thành thơng qua sự gán nhãn hiệu của ngƣời khác nhƣng ngƣời mang vết nhơ cũng nhƣ những ngƣời khác đều coi vết nhơ là sự thể hiện của khiếm khuyết cá nhân. Con ngƣời thƣờng nhận thức đƣợc hậu quả của một vết nhơ kể cả khi chƣa bị gán vết nhơ đó trong q trình xã hội hóa (giao tiếp xã hội, giáo dục, phƣơng tiện truyền thông...). Khi vết nhơ bị gán vào bản thân mình, ngƣời mang vết nhơ cũng có thể nhận thức đƣợc điều đó và khi đối mặt với thực tế khắc nghiệt qua phản ứng của ngƣời khác, họ bị tổn thƣơng cá nhân. Bị vết nhơ cũng có thể dẫn đến một q trình gọi là dán nhãn hiệu hồi tƣởng. Q trình này chính là chọn lựa và

giải thích những gì đã xảy ra trong q khứ của ngƣời mang vết nhơ theo hƣớng luôn nhất quán với vết nhơ đó.

Nghi thức giảm giá trị (Harold Garfinkel): Vết nhơ có thế đƣợc gắn cho một

ngƣời thơng qua một q trình chính gọi là nghi thức giảm giá trị.

Lý thuyết dán nhãn giúp tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này phân tích cụ thể hơn về khó khăn khi cơng khai mà ngƣời đồng tính gặp phải. Sự dán nhãn không đơn thuần xuất phát từ cộng đồng xã hội mà cịn có thể từ gia đình, bạn bè của ngƣời đồng tính. Bên cạnh đó, thơng qua tìm hiểu về sự lệch lạc sơ cấp- sự lệch lạc thứ cấp- vết nhơ xã hội cùng một số nội dung trong lý thuyết dán nhãn kết hợp cùng với điều tra thực tế mà tác giả có thể chỉ ra đƣợc một phần nguyên nhân và hệ quả của những khó khăn mà ngƣời đồng tính thƣờng gặp phải khi thực hiện quá trình cơng khai của mình.

1.2.2. Lý thuyết về sự kì thị [73, chapter 25]

Hầu nhƣ mọi khía cạnh của khái niệm kì thị đã đƣợc đƣa ra kể từ khi cuốn sách chuyên đề của Goffman đƣợc tìm thấy. Các tiến bộ về nội dung nghiên cứu này đã đƣợc đại diện là Link và Phelan tổng hợp lại để trả lời cho những câu hỏi cụ thể đó là: Sự kì thị là gì, làm thế nào để có sự kì thị từ những mơi trường khác nhau,

tại sao người ta lại kì thị người khác, những gì người ta đạt được từ sự kì thị những người khác, các cơ chế nào phân biệt đối xử bất lợi những người bị kì thị và làm thế nào để người ta phản kháng lại sự kì thị.

Trong các tài liệu về kì thị, thuật ngữ này đã đƣợc sử dụng để mơ tả những gì trơng giống nhƣ những khái niệm khác nhau. Nó đã đƣợc sử dụng để tham khảo vấn đề sự liên kết của việc gán nhãn để định kiến tiêu cực, hoặc các xu hƣớng loại trừ, phân biệt đối xử chống lại ngƣời đƣợc chỉ định. Một số tác giả nhƣ Fine & Asch và Oliver (1990) đã đƣa ra quan điểm của mình. Và trong tình huống gây ra nhiều tranh cãi Link và Phelan (2001) đã đƣa ra một khái niệm kì thị. Trong đó hai tác giả đã nhận ra sự chồng chéo trong ý nghĩa giữa các khái niệm nhƣ sự kì thị, ghi nhãn, rập khn, và phân biệt đối xử. Trong đó các yếu tố có quan hệ với nhau bao gồm

các thành phần của nhãn mác, rập khuôn, tách, phản ứng cảm xúc, tình trạng mất mát, và phân biệt đối xử.

Khái niệm nhƣ sau: sự kì thị tồn tại khi các thành phần liên quan đến nhau sau đây hội tụ. Trong thành tố đầu tiên, mọi ngƣời phân biệt và gắn nhãn khác nhau của giữa con ngƣời với nhau. Trong lần thứ hai, văn hóa tín ngƣỡng chi phối tạo nhãn dán cho ngƣời với đặc điểm không mong muốn - để định kiến tiêu cực. Trong phần ba, ngƣời có nhãn đƣợc đặt trong sự biệt lập, để thực hiện một số mức độ phân tách của "chúng ta" từ "họ". Tiếp theo, yếu tố thứ tƣ là kết quả không đồng đều về kinh nghiệm mất trạng thái và bị phân biệt đối xử của những ngƣời bị dán nhãn.

Kì thị là hồn tồn phụ thuộc vào sự tiếp cận với quyền lực xã hội, kinh tế, chính trị và cho phép con ngƣời xây dựng định kiến, tạo ra sự tách biệt của ngƣời dán nhãn đối với các trƣờng hợp riêng biệt, và sự thực hiện đầy đủ các hành đồng nhƣ không chấp thuận, từ chối, loại trừ, và phân biệt đối xử.

Một nội dung quan trọng nữa trong tác phẩm của Link và Phelan là đƣa ta quan điểm về phân biệt đối xử.

Hai tác giả khái niệm bốn cơ chế rộng lớn của phân biệt đối xử nhƣ là một phần của quá trình kì thị: phân biệt đối xử cá nhân, phân biệt đối xử mà hoạt động thông qua các cá nhân bị bêu xấu, phân biệt đối xử tƣơng tác, và phân biệt đối xử về cơ cấu. Phân biệt đối xử cá nhân có thể đến từ nhiều nguồn, bao gồm các thành viên của cộng đồng, sử dụng lao động, chăm sóc sức khỏe, các thành viên gia đình, và bạn bè (Dickerson, Sommerville, Origoni, Ringel, & Parente, 2002 ;Wahl, 1999).

Các quan điểm của một số tác giả đƣợc tổng hợp, phân tích và nâng cao bởi Link và Phelan là nội dung quan trọng mà tác giả muốn ứng dụng trong việc thực hiện đề tài.

Trong các quan điểm và lý thuyết này, tác giả có thể dựa trên khái niệm kì thị; nguồn gốc, lý do hình thành nên sự kì thị để phân tích rõ ràng và sâu sắc hơn khó khăn khi ngƣời đồng tính cơng khai xuất phát từ phía cộng đồng xã hội. Đồng thời, nghiên cứu và tìm hiểu về các phƣơng pháp chống lại sự kì thị giúp tác giả

trong tiến trình can thiệp, trợ giúp cho thân chủ có thể ra quyết định, giải quyết các khó khăn họ gặp phải từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc q trình cơng khai.

1.2.3. Lý thut Mơ hình nhận diện của Cass [13]

Mơ hình nhận diện của Cass đƣợc đƣa ra năm 1979 và đƣợc coi là một trong những lý thuyết nền tảng về quá trình nhận diện bản thân của ngƣời đồng tính. Tác giả của lý thuyết là Vivienne Cass. Lý thuyết này mang tính tiên phong bởi nó cịn đƣợc hình thành dựa trên quan điểm, cái nhìn bình đẳng về các xu hƣớng tính dục, xem xét tới các yếu tố kỳ thị đồng tính. Trong nội dung, Cass miêu tả một quá trình gồm 6 giai đoạn khi một ngƣời đồng tính nhận diện mình là Les hoặc Gay và hòa nhập với cộng đồng xã hội.

6 giai đoạn cụ thể là:

Bảng1.1: Các giai đoạn trong mô hình nhận diện của Cass

STT Giai đoạn Câu hỏi thƣờng gặp trong giai đoạn Nội dung 1

Cái Tôi bối rối (Identity

Confusion: bối rối bản dạng)

“Có gì đó khơng phải, tơi thấy mình khác lắm”

Đơi khi, chỉ là ngƣời đồng tính khơng biết diễn đạt nhƣ thế nào mà chúng ta lại thấy có gì đó khác biệt. Cách họ phản ứng với tình trạng này là khác nhau, ở những ngƣời come out một cách nhanh chóng hay những ngƣời cần thêm thời gian. Dù có lý lẽ gì, một số ngƣời vẫn cảm thấy bế tắc và suy sụp. Những ngƣời khác ý thức đƣợc “Tôi khác biệt” nghĩa là gì và họ bắt đầu xâu chuỗi các sự kiện lại

với nhau. 2 cái Tôi so sánh (Identity Comparison: so sánh bản dạng) “Có ai giống như mình khơng?”

Giai đoạn này diễn ra có thể là khi ngƣời đồng tính bắt đầu hiểu đƣợc những danh xƣng nhƣ “đồng tính”/“gay” mà họ nghe thấy trên tivi hay từ một đoạn hội thoại nào đó, họ nhìn thấy ai đấy hoặc thậm chí chính họ bị chọc ghẹo. Những ngƣời khác nói gì đó giúp ngƣời đồng tính “chạm” vào một mức độ hiểu biết mới. Phần lớn giai đoạn này là đƣơng đầu với cảm giác đơn độc/chênh vênh vì họ thiếu thơng tin. Giai đoạn này là giai đoạn thu thập thông tin.

3

Cái Tôi dung nạp (Identity Tolerance: dung nạp bản dạng)

“Chắc mình là...” “Tơi khơng giống họ,...”

Giai đoạn này, họ bƣớc đầu ý thức về sự thừa nhận bản thân, đó là khi có thể nói: “Chắc mình là gay rồi”. Sự cự tuyệt bên trong giảm đi, nhƣn ngƣời đồng tính vẫn khơng đụng chạm gì nhiều tới “những ngƣời đó” xung quanh mình vì họ rất “khác biệt”. Đây là giai đoạn mà rất nhiều ngƣời phải viện tới chiêu: Tôi cƣ xử hết sức “thẳng” (straight) để tạo “vỏ bọc” che dấu cái phần trong tôi.

Đây cũng là giai đoạn mà họ dễ phản ứng tiêu cực: “Tôi không giống họ”, khi nghe thấy lời nói thành kiến nào đó về gay. “Họ” ở đây có thể bị những thành kiến bóp méo thành “tụi bóng”, “tụi pê đê” hay “xăng pha nhớt”. Trong giai đoạn này, các thành kiến mà ngƣời đồng tính thu nạp gây tác động tiêu cực nhất đến tiến trình come out của mỗi ngƣời. Vƣợt qua giai đoạn này chính là biết lắng nghe và đối diện với những thông điệp thẳm sâu trong mỗi ngƣời.

4

Cái Tôi thừa nhận (Identity Acceptance: thừa nhận bản dạng)

“Tôi muốn sống cuộc đời của một người đồng tính như thế nào đây?” Tìm thấy và kết bạn với những ngƣời đồng tính khác, từ đó mà họ có những mẫu hình đồng tính để noi theo, điều này thật sự quan trọng. Với các thế hệ trƣớc, việc tìm kiếm và kết bạn rất khó khăn. Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng sự xuất hiện của các nhóm hỗ trợ ngƣời đồng tính ở khắp nơi, các cá nhân có đủ may mắn tìm ra cho mình một phƣơng tiện/con đƣờng thích hợp để dấn thân và tính chuyện sống thật.

5

Cái Tôi tự hào (Identity Pride: tự hào bản dạng)

“Đó là tơi, là chính tơi”

Trong giai đoạn này, ngƣời đồng tính ý thức đƣợc rằng “Đây mới chính là tơi”. Niềm tự hào là gay/ les bắt đầu biểu hiện. Việc “Tôi lộ diện” với những ngƣời khác giờ là chuyện rất tự nhiên. Ở một số ngƣời, niềm tự hào thậm chí cịn trở nên hiếu chiến, đơi khi cịn có sự từ chối thế giới những ngƣời “thẳng”: “Tôi chỉ muốn ở bên những ngƣời giống mình”.

6

Cái Tơi hịa nhập (Identity Synthesis: tổng hịa bản dạng)

“Tơi và...”

Là gay/ les trong giai đoạn này đơn giản chỉ nhƣ một sắc màu của của cuộc sống. Các cá nhân chuyển đổi trạng thái tâm lý từ “Họ > < Chúng tôi” sang thừa nhận sự giống nhau giữa thế giới đồng tính và dị tính. Tất cả ngƣời đồng tính đối diện với các vấn đề cuộc sống giống nhau nhiều hơn là khác nhau: Cơng việc, sự hài lịng với thế giới, điều gì là quan trọng với bản thân, làm thế nào tìm đƣợc tình yêu của mình,... Tuy vậy, trong thực tế, khơng phải ngƣời đồng tính nào cũng trải qua tiến trình theo thứ tự tuyệt đối ở trên, có thể q trình come- out của họ khơng có một vài giai đoạn, cũng có thể phải lặp đi lặp lại nhiều lần một hay tất cả các giai đoạn.

Hiện nay, một số tổ chức, trung tâm làm về quyền LGBT thƣờng sử dụng một mô hình rút gọn về các giai đoạn trong quá trình cơng khai: Nhìn nhận bản thân, Công khai và Sống cởi mở.

Đây là lý thuyết đƣợc coi là nền tảng dành cho nghiên cứu chuyên sâu về quá trình cơng khai của ngƣời đồng tính.

Trong lý thuyết này, Cass đã đƣa ra giải thích về cụ thể các bƣớc/ giai đoạn trong q trình cơng khai của ngƣời đồng tính.

Ứng dụng quan trọng nhất của lý thuyết này trong đề tài đó chính là việc tác giả dựa trên mơ hình nhận diện của Cass để xác định, so sánh với quá trình cơng khai của ngƣời đồng tính, chỉ ra đƣợc những thuận lợi và khó khăn có thể có đối với cộng đồng này. Đồng thời, thông qua lý thuyết này, tác giả có thể có nền tảng lý thuyết cơ bản để định hƣớng và trợ giúp thân chủ có những bƣớc đi phù hợp nhất trong q trình cơng khai xu hƣớng tính dục của bản thân. Lý thuyết này ứng dụng cụ thể trong chƣơng nội dung 2 và 3 của đề tài.

Ngồi quan điểm của Cass, cịn có một số nhận định về q trình cơng khai của ngƣời đồng tính. Điển hình là tác giả Eli Coleman‟s (1981- 1982). Coleman đƣa ra quá trình come- out gồm 5 bƣớc: Chuẩn bị come- out (Pre- coming out), Công khai (Coming- out), Bùng nổ (Exploration), Mối quan hệ đầu tiên (First relationship), Sự hòa nhập, thống nhất (Integration).

Có thể nhận thấy rằng, cả hai quan điểm trên đều chỉ ra đƣợc những giai đoạn cơ bản mà ngƣời đồng tính có thể gặp phải trong q trình cơng khai xu hƣớng tính dục. Tuy nhiên, mơ hình nhận diện của Cass có nội dung hƣớng nhiều về phía cá nhân hơn, mà trong đề tài này, tác giả lại có nhu cầu điển cứu trƣờng hợp sử dụng phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân trợ giúp nên thực sự phù hợp trong khuôn khổ nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người đồng tính tại hà nội (Trang 32 - 40)