Chỉ đạo thực hiện các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ý Yên ( Nam Định) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 45 - 58)

1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ

1.3.2. Chỉ đạo thực hiện các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo

Một là, chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người nghèo

Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và cung cấp tín dụng được coi là biện pháp có hiệu quả kịp thời. Ở Việt Nam mạng lưới cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo được thực hiện chủ yếu thông qua hai kênh: Hệ thống tài chính chính thức - Ngân hàng Chính sách xã hội( trước đây là Ngân hàng người nghèo) từ cấp trung ương đến cấp huyện. Bên cạnh đó còn có một hệ thống tài chính bao gồm các tổ chức Phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… cũng tham gia vào việc huy động và cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo. Hệ thống tín dụng phi chính phủ đã tiếp cận được số lượng khá đông người nghèo và được đánh giá là có hiệu quả và có tác dụng tích cực đến kết quả của công tác xóa đói giảm nghèo.

Ngân hàng Chính sách xã hội từ huyện đến các xã sớm được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, không những đáp ứng lòng mong muốn của lãnh đạo các cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể và nhân dân mà đã thực sự trở thành công cụ quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội của huyện.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ý Yên có mạng lưới giao dịch rộng khắp từ cấp huyện đến các xã. Với mô hình này, Ngân hàng Chính sách đã hoạt động tích cực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, đóng góp tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu do Trung tâm điều hành tác nghiệp Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cấp và ngân sách của huyện chuyển sang để cho hộ nghèo vay.

Lãi suất cho vay là 0,5%/tháng. Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo được điều chỉnh tăng dần cho phù hợp với quy mô tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và khả năng sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Thời kỳ đầu, do nguồn vốn còn hạn chế và để có nhiều người nghèo được vay vốn, tập làm quen với việc sử dụng vốn vay nên quy định mức cho vay tối đa đối với mỗi hộ nghèo không quá 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên sau này số vốn cho vay ngày càng tăng lên, theo đó riêng hộ vay vốn để chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, mua sắm công cụ, nuôi, kinh doanh ngành nghề được vay 7 triệu đồng/ hộ. Thời hạn cho vay trung hạn tối đa đối với hộ nghèo ban đầu quy định 36 tháng, không phân biệt cho vay ngắn hạn, trung hạn [77]. Đến nay đã áp dụng thời hạn cho vay tối đa đối với loại cho vay ngắn hạn, trung hạn theo quy định chung của Thống đốc Ngân hàng nhà nước: Cho vay ngắn hạn tối đa 12 tháng, cho vay trung hạn tối đa 60 tháng, cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên 60 tháng. Ngoài ra Ngân hàng Chính sách xã hội còn áp dụng các hình thức cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay lại cho đến khi hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả.

Nhờ việc điều chỉnh kịp thời và áp dụng hợp lý các chính sách trong quá trình hoạt động nên Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển nhanh về mọi mặt từ tổ chức điều hành đến việc huy động nguồn vốn và tăng trưởng nhanh về mức đầu tư tín dụng hằng năm. Huyện Ý Yên đã thành lập 32 chi nhánh

của Ngân hàng Chính sách xã hội tại 32/32 xã và thị trấn của huyện. Đồng vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực sự giúp cho một bộ phận không nhỏ người nghèo có công ăn việc làm, tăng thu nhập. Nhìn chung hộ nghèo biết sử dụng đồng vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng bước vươn lên làm chủ đời sống, vượt lên thoát khỏi nghèo đói.

Phương thức cấp vốn tín dụng cho người nghèo với phương châm trực tiếp đến tận tay người nghèo thông qua tổ nhóm cũng là một đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hóa công tác XĐGN, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể thông qua việc thành lập các tổ vay vốn, tổ tín chấp đứng ra để vay vốn cho người nghèo.

Doanh số cho vay trong vòng 4 năm từ năm 2002 - 2005 là khoảng 124.157 triệu đồng. Số lượt hộ vay hằng năm luôn tăng, tuy nhiên mức cho vay bình quân/ hộ còn thấp, trung bình mỗi hộ được vay 5,2 triệu đồng/ hộ nghèo [77].

Dư nợ cho vay chủ yếu là các hộ nghèo đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm 64%, đầu tư vào ngành nghề thủ công chiếm 26%, đầu tư vào nuôi trồng thủy sản chiếm 7,2% và các ngành nghề khác chiếm 2,8%.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác cho vay hộ nghèo, thể hiện rõ trong quy trình nghiệp vụ: Cho vay không phải thế chấp tài sản (cho vay không có đảm bảo bằng tài sản) nhưng phải dựa trên cơ sở thiết lập các tổ vay vốn. Các tổ vay vốn được thành lập gồm những hộ nghèo có cùng hoàn cảnh, sống gần nhau, cùng thôn xóm, có từ 03 đến 20 thành viên tự nguyện tham gia. Tổ có quy ước cộng đồng trách nhiệm về vay vốn, trả nợ ngân hàng, việc bình xét đối tượng vay vốn được thực hiện công khai trong nhân dân thông qua tổ nhóm, xét duyệt của ban XĐGN và UBND xã, thị trấn, Ban điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội của huyện có sự giám sát của các đoàn thể xã hội như MTTQ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…

Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của nhiều tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong việc xây dựng cac tổ vay vốn. Điển hình là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh các cấp đã cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức xây dựng các tổ vay vốn của phụ nữ nghèo, tổ nông dân, tổ cựu chiến binh… ngoài ra các đoàn thể còn đứng ra tín chấp để vay vốn cho các hội viên, đoàn viên nghèo của mình, giúp họ cách làm ăn, quản lý vốn vay phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và giúp nhau trả nợ ngân hàng. Từ những việc làm thiết thực trên các tổ chức này đã thu hút được ngày càng đông số lượng hội viên, đoàn viên tham gia sinh hoạt, xây dựng quy chế hoạt động của các tổ, thực hiện nhiều chương trình lồng ghép như vận động sinh hoạt có kế hoạch, giúp đỡ nông dân nghèo…

Đến ngày 31/12/2005 trên toàn huyện có 378 tổ vay vốn với 2.416 hộ nghèo tham gia. Thông qua hoạt động của các tổ vay vốn đã góp phần cùng Ngân hàng đưa vốn vay trực tiếp đến tay người nghèo đúng đối tượng, thu nợ thu lãi đúng thời hạn, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh và đời sống nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng [77].

Mô hình tổ vốn vay vốn có vị trí rất quan trọng, được xem như cánh tay kéo dài của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc chuyển tải vốn trực tiếp đến tay hộ nghèo. Tuy nhiên thời kỳ đầu do khả năng tài chính còn hạn hẹp nên phần lớn các tổ vay vốn chưa được đào tạo nên hoạt động chỉ mang tính chất hình thức, chỉ nhóm họp khi vay vốn, tính cộng đồng trách nhiệm trong sử dụng vốn còn hạn chế. Vốn đầu tư được bảo toàn và quay vòng vốn nhanh, đã giúp cho các hộ nghèo tăng được thu nhập, phát huy tinh thần tương thân, tương ái lẫn nhau, tự chủ vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói, xây dựng cho người nông dân nghèo có ý thức kỷ luật tín dụng, nâng cao tinh thần tự nguyện, tự giác và song phẳng trong quan hệ tín dụng mà không cần phải thế chấp. Điển hình có tổ vay vốn tại thôn Hạ Đình xã Yên Trung, tổ vay tại thôn

4 xã Yên Trị, tổ vay vốn tại thôn Bình thượng xã Yên Thọ…Tỷ lệ thu lãi bình quân của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn toàn huyện là trên 90%.

Từ khi có chính sách hỗ trợ vay vốn cho người nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh đã có nhiều hộ thoát nghèo, điển hình là hộ anh Nguyễn Văn Đông xã Yên Chính với mô hình VAC, mô hình hộ chị Trần Thị Thủy ở xã Yên Bình với mô hình trồng đậu Hà Lan…Với những hiệu quả thiết thực mang lại cho người nghèo, các chương trình tín dụng đã thực sự đóng góp không nhỏ giảm tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn toàn huyện.

Hai là,chính sách hỗ trợ cho người nghèo về giáo dục đào tạo

Ngày 22/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị địnhsố 88/2001/NĐ- CP về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, theo điều 8 khoản 2 về việc thu và miễn, giảm học phí, cấp sách giáo khoa và học phẩm đối với đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đối tượng được hỗ trợ của nghị định có con em học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Theo đó có hơn 1000 học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo được miễn, giảm học phí, cấp sách giáo khoa và học phẩm. Theo thống kê của Phòng LĐTB&XH huyện Ý Yên có khoảng 300 bộ sách giáo khoa được cấp cho học sinh ở các lớp 6, 7, 8, 9. Tổng số tiền học phí đã miễn, giảm cho học sinh thuộc đối tượng này là hơn 100 triệu đồng [77].

Căn cứ theo Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, học sinh cho con em hộ nghèo được hỗ trợ về giáo dục đã có 314 học sinh được miễn, giảm học phí và được cấp sách giáo khoa, học phẩm.

Như vậy, tính từ năm 2000 - 2005 có hơn 1300 học sinh là con em các gia đình nghèo và cận nghèo được hỗ trợ học phí cũng như được cấp phát sách giáo khoa và học phẩm phục vụ cho quá trình học tập. Tuy sự hỗ trợ này chưa nhiều nhưng đã góp phần giải quyết bớt khó khăn cho các hộ nghèo.

Con em các hộ nghèo có điều kiện được học tập từ đó góp phần thực hiện chính sách của nhà nước về phổ cập giáo dục.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 53/1998/TTLT/BGDĐT-BTC- BLĐTB&XH ngày 15/08/1998 của Liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động TB&XH về ưu đãi học sinh, sinh viên đang học ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, dạy nghề, phòng Lao động TB&XH huyện đã cấp giấy chứng nhận cho 4.287 con em hộ nghèo trong huyện để làm thủ tục miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên [77].

Giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia vì thế các cấp ban ngành trong huyện luôn luôn coi những chính sách về giáo dục là một trong những chính sách cơ bản của Huyện ủy. Người nghèo trong huyện luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền về việc hỗ trợ cho con em trong sự nghiệp học hành. Những chính sách trên của UBND huyện nói chung cũng như của phòng Lao động TB&XH huyện nói riêng đã phần nào cơ bản xóa được nạn mù chữ trong huyện và góp phần cho sự nghiệp giáo dục trong toàn huyện ngày càng phát triển ở những năm tiếp theo.

Ba là, chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo

Việt Nam từ lâu đã được xem như một nước dẫn đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và mặc dù thu nhập của người dân còn thấp, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống y tế khá tốt. Các dịch vụ y tế công cộng được tổ chức theo ranh giới địa phương với các trạm y tế là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, với các dịch vụ bệnh viện đặt tại huyện và ở các cấp quốc gia cũng như có rất nhiều bệnh viện chuyên khoa.

Tuy nhiên giai đoạn này đã có sự bùng nổ ở mức sơ khai cả về số lượng cơ sở và sản phẩm y dược do tư nhân cung cấp. Trung tâm y tế mặc dù chủ yếu vẫn là trung tâm y tế của Nhà nước, tăng mức phí lên rất nhiều và Chính phủ đã có hình thức Bảo hiểm y tế như một cách làm hạn chế rủi ro và góp phần bảo vệ người dân khỏi phải trả những chi phí lớn. Năm 1994, Chính phủ

đã ban hành Nghị định số 95/CP về việc thu một phần viện phí. Ngày 15/10/2002 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo có quy định những đối tượng được hưởng bao gồm:

- Người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định 1143/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

- Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”.

Ý Yên - Nam Định là huyện có địa bàn rộng, dân cư đông đúc. Huyện gồm 31 xã và 1 thị trấn. Những năm qua được sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã hội trong huyện, huyện đã sớm triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo. Đây là một trong những chính sách quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và đã thu được một số kết quả nhất định. Thực hiện việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, huyện Ý Yên đã thực hiện chính sách thực thanh, thực chi, và mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo.

Trong những năm từ 2000 - 2005, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã cấp hơn 18.000 thẻ khám bệnh cho các đối tượng là hộ nghèo. Số thẻ bảo hiểm y tế cung cấp cho người nghèo khoảng hơn 34.000 người nghèo tương đương với hơn 34.000 thẻ BHYT. Tổng số lượt khám, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa huyện và tại các trạm y tế xã bằng thẻ BHYT đều tăng qua từng năm: Năm 2000 có 115.000 lượt người đến khám bằng thẻ BHYT; năm 2001 có 129.000 lượt người; năm 2002 có 153.000 lượt người; năm 2003 có

216.000 lượt người; năm 2004 có 221.932 lượt người; năm 2005 có 231.763 lượt người. Như vậy tổng số lượt khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT là 1.066.695 lượt người [77].

Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo đã giúp được hộ nghèo giảm bớt một phần gánh nặng, vì chi phí về y tế chiếm một phần lớn trong chi tiêu cho hộ gia đình.

Hằng năm số người được hưởng thụ chính sách khám chữa bệnh ngày càng tăng đã giúp người nghèo phần nào bớt được khó khăn trong việc khám chữa bệnh.

Bốn là, chính sách hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở

Thực hiện quyết định 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/09/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia Xóa đói giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ý Yên ( Nam Định) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)