1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ
1.3.3. Kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện từ
năm 2000 đến năm 2005
Trong 6 năm (2000 - 2005) thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo nhờ triển khai và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, phát huy hiệu quả các chương trình, dự án công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Ý Yên đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Bảng 1.4: Kết quả thực hiện giảm nghèo – tạo việc làm giai đoạn 2000 - 2005
Thứ tự Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Giảm nghèo Tổng số hộ dân trên địa bàn Hộ 59187 59517 60052 59789 60438 60916 Trong đó: số hộ nghèo 8432 7513 5292 3897 Số hộ thoát nghèo trong năm Hộ 900 605 360 663 Tỷ lệ hộ nghèo % 16 15.1 13.95 14.42 8.67 7.67
2 Tạo việc làm Người
-Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
-Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm
Người 2940 3500 3620 5500 5600 4565 -Số hộ được vay vốn tạo việc làm Hộ 90 105 110 115 120 130 -Số vốn vay giải quyết việc làm Triệu đồng 1252 1405 1096 1400 900 Số lao động được đào tạo trong năm
Người 700 900 1150 1260 1350 1500
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ý Yên
Nhìn vào bảng số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nghèo toàn huyện đã giảm từ 16% năm 2000 xuống còn 7,67% vào năm 2005 (giảm 8,33%) tương ứng với 2.528 hộ nghèo đã thoát nghèo.
Số xã nghèo đã giảm dần: Năm 2000 có 12 xã nghèo nhưng tới năm 2005 ước chỉ còn 7 xã nghèo. Tỷ lệ số xã nghèo giảm bình quân 1,5%/năm.
Cùng với xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm trong thời gian từ năm 2000 - 2005 cũng đạt được những kết quả quan trọng. Tổng số lao động được giải quyết việc làm tăng lên theo từng năm. Cụ thể năm 2000 đã giải quyết việc làm cho 2.940 lao động, năm 2001 giải quyết việc làm cho 3.500 lao động, năm 2002 giải quyết việc làm cho 3.620 lao động trên địa bàn toàn huyện. Số lao động được giải quyết việc làm năm 2003 là 5.500 lao động, năm 2004 là 5.600 lao động, năm 2005 là 4.565 lao động. Như vậy số lao động được giải quyết việc làm tăng lên theo từng năm. Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyện đã giải quyết việc làm cho tổng số 25.725 lao động, vượt kế hoạch đề ra 142%. Cùng với đó là số hộ được vay vốn tạo việc làm cũng tăng lên. Năm 2000 chỉ có 90 hộ được vay vốn thì tới năm 2005 số hộ được vay vốn đã tăng lên 130 hộ, gấp 1,4 lần so với năm 2000.
Số vốn vay giải quyết việc làm năm 2001 là 1.252 triệu đồng tới năm 2004 đạt 1.400 triệu đồng. Như vậy chỉ tính trong khoảng thời gian từ năm
2001 đến năm 2005 tổng số vốn vay giải quyết việc làm của huyện là 6.053 triệu đồng, 479 dự án từ Chương trình vay vốn 120 với số tiền lên tới 9.008 triệu đồng. Tuy số vốn này chưa thực sự nhiều nhưng nó đã góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho người nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo.
Số lao động được đào tạo trong năm cũng tăng đáng kể. Cụ thể năm 2000 có 700 lao động được đào tạo, năm 2001 có 900 lao động được đào tạo, năm 2002 có 1.150 lao động được đào tạo. Tuy nhiên đến năm 2005 số lao động được đào tạo đã tăng lên 1.500 người. Như vậy so với năm 2000 số lao động được đào tạo năm 2005 gấp 2,1 lần. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong từng năm tăng dần đều, cụ thể năm 2000 là 0,5%; năm 2001 là 0,7%; năm 2002 là 0,9%; năm 2003 đạt 1%; tới năm 2005 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 1,2% trong tổng số lao động của toàn huyện. Tổng số lao động qua đào tạo nghề tăng lên nhanh chóng, năm 2000 có 20.346 lao động được đào tạo nghề, nhưng tới năm 2005 số lao động được đào tạo nghề tăng lên 33.799 người, tăng 13.453 người so với năm 2000, qua đó nâng tổng số lao động đã qua đào tạo nghề từ 16% năm 2000 lên 25,9% vào năm 2005. Đây là một nỗ lực rất lớn của các cấp ủy Đảng, các cấp Hội trong công tác đào tạo nghề cho người lao động, giúp người nghèo có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững.
Những chính sách đó đã giúp người nghèo có cơ hội giảm nghèo, thoát nghèo, lĩnh hội được các thành quả của quá trình phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương trong toàn huyện.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Ý Yên vẫn còn một số hạn chế. Chênh lệch giàu nghèo còn lớn giữa các địa phương, các tầng lớp xã hội; đa số người nghèo ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản; những thành tựu xóa đói giảm nghèo đã đạt được còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo trước những rủi ro của cuộc
sống (ốm đau, thiên tai, mất mùa, biến động thị trường, môi trường ô nhiễm, mất đi người trụ cột của gia đình, thất nghiệp...); hệ thống an sinh xã hội được đầu tư nhưng tác dụng còn hạn chế; đặc biệt người nghèo làm việc trong nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao. Mặt khác, có không ít hộ tuy không thuộc diện nghèo đói nhưng mức thu nhập không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng có nguy cơ tái đói nghèo. Có thể lý giải nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo như sau:
Thứ nhất, nguồn kinh phí do trung ương bố trí còn hạn chế, chưa đáp
ứng được mục tiêu đề ra. Trong điều kiện nguồn kinh phí hỗ trợ từ trung ương, tỉnh và huyện còn hạn hẹp thì nguồn huy động tại chỗ đóng vai trò hết sức quan trọng song lại rất hạn chế.
Thứ hai, một số chính sách hỗ trợ chưa thật sự phù hợp với người nghèo ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình. Các thủ tục rườm rà khi vay vốn kết hợp với đội ngũ cán bộ tín dụng tại cơ sở thiếu là những lý do khiến người nghèo khó tiếp cận được dịch vụ này.
Thứ ba, thiếu đội ngũ cán bộ xóa đói giảm nghèo có đủ năng lực để
thực hiện chương trình. Hiện nay, phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở xã vẫn kiêm nhiệm, trong khi chủ yếu các hoạt động của chương trình được triển khai tại xã.
Tiểu kết chƣơng 1
Quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, trong suốt thời gian từ 2000 - 2005, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên, Chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm đã huy động được sự tham gia đóng góp của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức hội, ban ngành, đoàn thể, các đơn vị trong toàn huyện.
Các chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai tương đối đồng bộ bằng nhiều giải pháp: Phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thực hiện có hiệu quả các chương trình lồng ghép để vươn lên thoát nghèo như: Giải quyết cho hộ nghèo vay vốn để sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các xã nghèo, xóa nhà tranh tre, dột nát…
Trong quá trình thực hiện, Đảng bộ huyện cũng như các cơ quan hữu quan đã không ngừng tổng kết thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm, từng bước nâng cao nhận thức về vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên những kết quả xóa đói giảm nghèo đạt được chưa thực sự vững chắc: tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao; nguy cơ tái nghèo luôn hiện hữu; tiêu chuẩn hộ nghèo đề ra cho thời gian này còn thấp, số người thực tế cần sự giúp đỡ còn rất nhiều. Cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo còn thiếu và còn hạn chế về năng lực. Những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo của giai đoạn 2000 - 2005 đặt ra yêu cầu đối với Đảng bộ huyện Ý Yên trong lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn mới cần đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, khắc phục những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo. Những thành tựu huyện đạt được trong công tác XĐGN là to lớn và căn bản, tạo điều kiện để Đảng bộ huyện Ý Yên tiếp tục lãnh đạo tốt công tác XĐGN trong thời gian tiếp theo.
Chƣơng 2
ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013
2.1. Chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Ý Yên từ năm 2006 đến năm 2013 năm 2006 đến năm 2013