Ưu điểm của Đảng bộ huyện Ý Yên trong quá trình lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ý Yên ( Nam Định) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 102 - 110)

Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

3.1.1. Ưu điểm của Đảng bộ huyện Ý Yên trong quá trình lãnh đạo

thực hiện xóa đói giảm nghèo

Thứ nhất, Đảng bộ Ý Yên đã cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của

Đảng và Đảng bộ tỉnh Nam Định về xóa đói giảm nghèo, đề ra các chính sách phù hợp với thực tiễn địa phương. Chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc... Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của xóa đói giảm nghèo, Đảng bộ, Ủy ban nhân dân huyện Ý Yên đã tự xác định nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, các chương trình kinh tế - xã hội khác cũng hướng vào mục tiêu đó. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo, Đảng bộ huyện Ý Yên, trước hết là Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã coi trọng tổng kết thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác.

Trước năm 2000 huyện Ý Yên cơ bản là một huyện nghèo của tỉnh Nam Định, ưu tiên lúc đó là phát triển kinh tế ổn định xã hội vì vậy mà nhận thức của huyện của Đảng bộ còn khá đơn giản, xóa đói giảm nghèo thiên về sự trợ giúp xã hội đối với người nghèo như là an sinh xã hội. Bắt đầu từ Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Ý Yên lần thứ XX đến nghị quyết 04 – NQ/HU đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận, đói nghèo không chỉ giải quyết ở vấn đề lương thực, nhà ở mà còn giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến người nghèo khác như y tế, giáo dục, văn hóa…Xóa đói giảm nghèo bước đầu được giải quyết xuất phát từ nguyên nhân gây ra đói nghèo vì vậy mà tình trạng đói nghèo được giải quyết có hiệu quả và đạt được một số kết quả quan trọng.

Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở chỉ đạo sát sao và triển khai thực hiện tích cực, đã khơi dậy được tiềm năng và nguồn nội lực của nhân dân trong khai thác tiềm năng và thế mạnh về lao động, đất đai...để thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Các cấp ủy, chính quyền đã triển khai thực hiện đồng bộ các mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả vào các xã khó khăn, đối tượng khó khăn nhất. Huyện ủy và các cấp ủy cơ sở luôn coi trọng tổng kết, rút kinh nghiệm và bổ sung những chủ trương, quan điểm mới. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu để Ý Yên đạt được những thành công đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu của huyện là phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 7% vào năm 2005, về cơ bản xóa được hộ đói kinh niên, tỷ lệ xã nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5%. Giai đoạn 2006 - 2013 giảm hộ nghèo theo tiêu chí mới từ 12,6%( tính theo kết quả điều tra tháng 9/2005 áp dụng cho chuẩn nghèo mới) xuống còn 1,94% vào năm 2010; về cơ bản huyện không còn xã nghèo. Đảng bộ chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại, ưu tiên và khuyến khích hộ nghèo vay vốn đầu tư cho sản xuất.

Thứ hai, Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và giải

quyết việc làm của huyện sau khi đưa vào triển khai thực hiện đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ tích cực của nhân dân, nhất là của người nghèo. Chương trình giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005 và đến năm 2013 là một trong những chương trình trọng điểm của huyện đề ra trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (2000); XXI (2005); XXII (2010) với quan điểm: GQVL - XĐGN là sự nghiệp của toàn Đảng - toàn dân, của tất cả cấp ủy đảng, chính quyền. Vì vậy, mọi hoạt động của chương trình phải được xã hội hóa, trước hết tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo là nhu cầu, là trách nhiệm của từng người nghèo, từng hộ

gia đình nghèo, phải tự tạo việc làm, tự vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, sau đó mới cần đến sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng. Huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện chương trình GQVL - XĐGN, trong đó phát huy nội lực là chủ yếu, đồng thời tranh thủ vận động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Thứ ba, Đảng bộ huyện Ý Yên đã phối kết hợp một cách chặt chẽ với

các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn huyện trong công tác xóa đói giảm nghèo. Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp trong huyện như: Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện, Phòng Nông nghiệp huyện, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… Thành lập BCĐ xóa đói giảm nghèo do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban cùng với các cơ quan hữu quan làm thành viên. Đồng thời ở các xã cũng thành lập các tiểu ban nhằm giám sát, kiểm tra và thực hiện chương trình, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện đồng thời cũng tham mưu cho các cấp ủy Đảng trong việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó, đã phát huy cao độ tính tự giác của các sở, ban, ngành, đoàn thể, nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xóa đói giảm nghèo.

Huyện ủy đã phân cấp triệt để cho địa phương trong thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo đảm sự hài hòa giữa trách nhiệm đi đôi với quyền hạn; tập trung vào xây dựng cơ chế, chính sách, xây dựng tiêu chí, tạo nguồn lực, đào tạo cán bộ, hướng dẫn và giám sát đánh giá; việc huy động nguồn lực tại chỗ và tổ chức thực hiện là trách nhiệm của xã. Phát huy sáng kiến, năng động của địa phương, vai trò của các đoàn thể và người dân trong quá trình thực hiện.

Sự hỗ trợ của MTTQ và các đoàn thể đã góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Ý Yên xuống còn 7,03% vào năm 2013, đời sống vật chất và tinh thần

của người dân đã được nâng lên đáng kể. Cũng từ chương trình XĐGN, vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã được khẳng định qua việc đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân. Nhưng, hiệu quả lớn nhất của Chương trình XĐGN thời gian qua ở huyện Ý Yên là sự đoàn kết, chung tay góp sức của cả cộng đồng từ chính quyền, các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể cùng với nhân dân trong toàn huyện, Chương trình đã tác động tích cực đến cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", làm thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn. Đến nay, tỷ lệ hộ dân có điện thắp sáng đạt 100%; 86% hộ dân nông thôn có nước sạch dùng trong sinh hoạt, hệ thống điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, trong đó, người dân đã đóng góp một phần kinh phí đáng kể. Đời sống kinh tế phát triển đã khiến họ phấn khởi và thật sự an tâm sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thứ tư, hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xóa đói giảm nghèo

bước đầu được thực hiện và đi vào cuộc sống. Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho xóa đói giảm nghèo, phát triển vùng sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Trên cơ sở các chính sách và Chương trình giảm nghèo bền vững, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể trên địa bàn để tổ chức thực hiện; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Thực tế cho thấy nơi nào, địa phương nào, cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, có sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trân Tổ quốc các cấp và các tổ chức đoàn thể chính trị ở địa phương, thực hiện phân cấp, mở rộng sự tham gia của người dân thì nơi đó, giảm nghèo đạt kết quả cao và ngược lại.

*Kết quả thực hiện

Trong những năm từ 2000 - 2013, Đảng bộ Huyện Ý Yên đã phối hợp cùng với các ban ngành và các cơ quan hữu quan khác nhằm đẩy mạnh công

tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện. Những kết quả đạt được là điều đáng được ghi nhận.

Năm 2000, theo chuẩn nghèo cũ thì tỉ lệ hộ nghèo là 16% trên địa bàn toàn huyện, đến năm 2013 thì tỉ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 7,03% theo chuẩn nghèo hiện hành.

Như vậy thì trung bình mỗi năm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện đã giảm trung bình khoảng 0,5%. Tuy con số giảm trung bình còn chưa nhiều tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau thì chúng ta lại ban hành cách xác định chuẩn nghèo cũng khác nhau vì thế mà con số tỉ lệ số hộ nghèo so với số dân trên địa bàn cũng thay đổi.

Nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo và các hộ cận nghèo được giải quyết kịp thời giúp các hộ nghèo thoát nghèo góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Số vốn mà Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân là 350.201 triệu đồng trong vòng 14 năm. Đây là nguồn vốn quan trọng giúp các hộ nghèo trên địa bàn huyện đầu tư cho sản xuất cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo. Ngoài số vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho các hộ nghèo vay, người nghèo còn được vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau như Chương trình vốn vay 120, Dự án vay vốn Việt – Đức với tổng số vốn cho vay 11.000 triệu đồng.

Người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, những người trong hộ nghèo có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ y tế với giá thành rẻ hơn, từ đó giúp đỡ người nghèo phần nào những chi phí trong quá trình khám chữa bệnh. Trong thời gian từ năm 2000 - 2013 có hơn 30.000 thẻ khám chữa bệnh và 144.208 thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người nghèo, số lượt người khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT là hơn 3 triệu lượt người. Người nghèo được cấp thuốc miễn phí. Tổng số kinh phí khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo trên 8 tỷ đồng.

Tổng cộng đã có gần 10.000 căn nhà được xây mới hoặc sửa chữa cho người nghèo trên địa bàn toàn huyện. Số nhà được xây mới và sửa chữa cho các hộ nghèo, cận nghèo được chung tay góp sức từ nhiều tổ chức xã hội như MTTQ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…và sự phối hợp của Phòng LĐTB&XH huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Số căn nhà được hỗ trợ đã giải quyết được nhu cầu của các hộ nghèo về nhà ở. Người nghèo ổn định được chỗ ở và yên tâm sản xuất vươn lên thoát nghèo.

Học sinh là con em các hộ nghèo cũng được xem xét để hỗ trợ hoặc miễn giảm học phí, con số học sinh được hưởng chính sách này khoảng 32.000 em học sinh. Ngoài ra, hằng năm Phòng LĐTB&XH huyện cũng phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các đoàn thể, tổ chức trong huyện như MTTQ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có thành tích học tập tốt. Hội Khuyến học của huyện và xã cũng trao học bổng cho học sinh giỏi là con em hộ nghèo. Mỗi suất học bổng trị giá từ 200 – 500 nghìn đồng/ suất/ người. Đây là một nỗ lực rất lớn của các ủy đảng của huyện, các cơ quan hữu quan khác nhằm hỗ trợ phần nào chi phí học tập cho các em học sinh là con em của các gia đình khó khăn trên địa bàn huyện và động viên các em trong quá trình học tập.

Chất lượng cuộc sống của người nghèo đã được nâng lên rõ rệt, người nghèo có cơ hội được tập huấn chuyển giao kỹ thuật, đào tạo dạy nghề và tạo việc làm sau khi đi học nghề. Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới trong 14 năm là 55.486. Số hộ được vay vốn tạo việc làm là 2.094 hộ nghèo. Tổng số vốn vay giải quyết việc làm là 24.441 triệu đồng. Số lao động được đào tạo trong các năm đều tăng lên, năm 2000 số lao động được đào tạo là 700 lao động, năm 2013 số lao động được đào tạo là 3.380, tổng số lao động được đào tạo trong thời gian từ năm 2000 – 2013 là 22.850 người.

Các dự án khuyến nông, khuyến ngư cũng được triển khai trên địa bàn toàn huyện. Trong thời gian từ năm 2000 – 2005 có 479 dự án, từ năm 2006 – 2013 có 418 dự án, những dự án này đã trực tiếp tạo việc làm mới cho người lao động. Những dự án này đều hoạt động hiệu quả và trong quá trình hoạt động đã được mở rộng mô hình và tạo nên những mô hình điểm được nhân rộng ra trên địa bàn toàn huyện. Ngoài ra người nghèo còn được hỗ trợ về giống, phân bón và kỹ thuật sản xuất.

Trong những năm gần đây huyện còn tiến hành hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo. Chỉ tính riêng trong những năm từ 2010 - 2013, đã hỗ trợ hằng trăm triệu đồng tiền điện cho các hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện.

Những năm qua, huyện cũng đã chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ xoá đói giảm nghèo: Trong giai đoạn 2000 - 2013 đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 1.492 lượt cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, với tổng kinh phí thực hiện hơn 700 triệu đồng. Dự án góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, để góp phần triển khai có hiệu quả các chính sách về xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước như Chương trình Nghị Quyết 30a của Chính phủ, Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở…

Thời gian qua, chương trình Xóa đói giảm nghèo luôn được MTTQ và các đoàn thể ở huyện Ý Yên gắn với hoạt động và chỉ tiêu thi đua. Công tác điều tra, khảo sát hộ nghèo được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác để có biện pháp hỗ trợ thiết thực với từng đối tượng, từng trường hợp. Hơn 10 năm qua, không chỉ được hỗ trợ tư liệu sản xuất, đào tạo nghề, hàng ngàn hộ nghèo đã được bảo lãnh vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, cho mượn vốn không tính lãi và được hướng dẫn phương cách làm ăn để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế gia đình.

Trong huy động vốn, ngoài nguồn vốn từ ngân hàng, các dự án, MTTQ và các đoàn thể còn chú trọng phát huy nguồn vốn nội bộ qua mô hình góp

vốn xoay vòng và vận động xây dựng nguồn quỹ hội, Quỹ "Vì người nghèo". Từ các nguồn số vốn vay trên 10 tỷ đồng, gần 6.000 lượt hội viên ở các đoàn thể và hộ nghèo đã có điều kiện phát triển những mô hình kinh tế phù hợp. Đặc biệt, từng đoàn thể còn sáng tạo những mô hình hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế khá sáng tạo và mang lại hiệu quả cao. Điển hình như mô hình "Khu vườn tình thương" của MTTQ huyện Ý Yên xây dựng tại xã Yên Lợi, với đối tượng hướng đến là hộ nghèo neo đơn, già yếu và ít đất sản xuất: từ những khu vườn canh tác không mấy hiệu quả, qua sự sẻ chia và giúp sức của cộng đồng, hộ nghèo đã có được những khu vườn đem đến thu nhập để xoay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ý Yên ( Nam Định) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)