Quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ý Yên ( Nam Định) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 63 - 73)

1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ

2.1.1. Quan điểm của Đảng về xóa đói giảm nghèo

Năm 2006, Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đã thực hiện qua hai giai đoạn trên phạm vi cả nước, XĐGN đã đạt được những kết quả quan trọng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đã khẳng định: “Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp; đến cuối năm 2005, tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005) còn 7% (năm 2001 là 17,5%, kế hoạch là 10%). Đã kết hợp tốt các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc.Trong 5 năm, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005.”[38, tr.58]. Những thành tựu XĐGN góp phần tăng trưởng kinh tế kinh tế bền vững và đảm bảo công bằng trong xã hội.

Tuy nhiên , kết quả xóa đói giảm nghèo chưa thực sự bền vững và còn nhiều hạn chế. Trong Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “Kết quả xoá đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra. Nhu cầu về việc làm ở thành thị và nông thôn chưa được đáp ứng tốt.”[38, tr. 63].

Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) báo cáo nêu rõ: “ Thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa thực sự vững

chắc. Số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu vùng xa, vùng thường bị thiên tai khó khăn; nhiều vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình quân cả nước. Một số chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo chưa được tổ chức thực hiện tốt”[38, tr.173].

Trong các chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu Đại hội Đảng lần thứ X đề ra trong 5 năm, mục tiêu xóa đói giảm nghèo được xác định là “Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10 - 11% vào năm 2010”[38, tr.189]. Đại hội cũng đã xác định những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo: “Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức thực hiện xoá đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo.”[38, tr.217]. Đồng thời : “Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; có chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia công cuộc xoá đói giảm nghèo.”[ 38, tr.217].

Cùng với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã có những chính sách cụ thể hóa chủ trương trong thực tế. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ – TTg, ngày 05/02/2007 “ Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc

gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010” với mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 - 11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo); Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005. Phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 thực hiện các chính sách, dự án hoạt động chủ yếu của chương trình đó là: Nhóm chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập bao gồm: Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; Chính sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số; Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Dự án dạy nghề cho người nghèo; Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội: Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt; Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức: Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm nghèo và hoạt động truyền thông); Hoạt động giám sát, đánh giá.

Chương trình 135 giai đoạn II tiếp tục được thực hiện. Ngày 10/01/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2006/QĐ – TTg Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó

khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu tổng quát là: Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 /07 /2005 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình 135 giai đoạn II được thực hiện trên địa bàn 50 tỉnh, 354/567 huyện với tổng số 1.946 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và 3.274 thôn đặc biệt khó khăn. Để trợ giúp cho các hộ nghèo có vốn để phát triển sản xuất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 32/2007/QĐ – TTg và Quyết định 126/2008/QĐ – TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đặc biệt khó khăn. Với những chính sách này các hộ khó khăn có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng hơn và được hưởng thụ nhiều ưu đãi hơn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ này vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, tại phiên họp ngày 18/ 11/ 2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% theo thống kê của Bộ LĐTB&XH cuối năm 2006 (sau đây gọi tắt là Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo). Ngày 27/12/2008 chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ – CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo

hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểmcủa từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/ 07/ 2005); cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống. Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tập trung nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách để phát triển kinh tế, xóa đói giảm

nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các Chương trình giảm nghèo đã đạt được mục tiêu đề ra hàng năm. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc, miền núi (Chương trình 135), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo các chương trình kinh tế - xã hội khác hướng vào mục tiêu giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm nhanh từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 2% - 3%; người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các nguồn lực kinh tế (vốn, đất đai, công nghệ, thị trường…) và các dịch vụ xã hội cơ bản như: giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý…; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc miền núi đã có nhiều khởi sắc.Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng đã khẳng định những kết quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm : “Trong 5 năm, đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%”[ 40, tr.140]. Tuy nhiên Báo cáo cũng nhận định : “Xoá đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo còn khá lớn và ngày càng doãng ra.”[ 40, tr.153]. Trong các chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra , xóa đói giảm nghèo được xác định mục tiêu là : “ tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5%-2%/năm; phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được đảm bảo. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư. Xóa

nhà ở đơn sơ tỉ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25m2

sàn nhà xây dựng nhà ở tính trên một nghìn dân.”[ 40, tr.96]. Đại hội cũng xác định giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị.”[40, tr. 114].

Cùng với chủ trương của Đảng , Nhà nước đã có những chính sách cụ thể hóa chủ trương trong thực tế. Quyết định Số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/ 01/ 2011 ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015:

1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.

3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/ 05/ 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 đưa ra mục tiêu tổng quát là giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng,

các dân tộc và các nhóm dân cư. Mục tiêu cụ thể: Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ huyện Ý Yên ( Nam Định) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2013 (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)