Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.2. Một số kinh nghiệm
Quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của tỉnh, huyện về xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua, Ý Yên đã tập trung các nguồn lực, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp xóa đói giảm nghèo, xóa nhà ở tạm trên địa bàn, đem lại nhiều kết quả quan trọng, bảo đảm kinh tế - xã hội của địa phương phát triển theo hướng bền vững. Qua quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, Ý Yên rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, luôn quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, tính đến yếu tố thực tiễn để xây dựng chương trình, kế hoạch xóa đói giảm nghèo phù hợp với đặc điểm của địa phương và yêu cầu từng giai đoạn.
Để có được những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời về công tác XĐGN, trước hết Đảng bộ huyện phải nhận thức một cách đầy đủ và sâu
sắc mục đích và ý nghĩa của công tác XĐGN đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Đảng bộ huyện phải xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là mục tiêu hàng đầu của các mục tiêu thiên niên kỷ, do đó cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra trong cả hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, tránh chủ quan nóng vội, bệnh thành tích; phải khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản thân người nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; Cấp ủy, chính quyền các cấp phải quán triệt đầy đủ trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của mình; phải huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội mới có thể thành công. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo phải hướng vào những xã còn tỷ lệ hộ nghèo cao với tinh thần: về chủ trương, phải đúng trọng tâm, đúng trọng điểm; về chỉ đạo, phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp luật của Nhà nước. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Các chính sách giảm nghèo phải thường xuyên được tổ chức rà soát, đánh giá, mang tính hệ thống để người nghèo tiếp cận thuận tiện, hiệu quả hơn; những chính sách qua thực hiện thấy bất hợp lý phải khẩn trương được sửa đổi, thay thế. Chính sách giảm nghèo cần phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn; đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, có các chính sách giảm nghèo chung, có chính sách giảm nghèo đặc thù cho từng xã nghèo, nhóm người, người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.
Đây là một trong những kinh nghiệm quan trọng hàng đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo được rút ra từ thực tiễn của Ý Yên. Thực tiễn cho thấy, ở đâu cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo sâu sát, cán bộ đảng viên tiên phong gương mẫu, ở đó việc giảm nghèo đạt hiệu quả cao và bền vững.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, tạo sự chuyển biến lớn lao trong nhận thức của cán bộ, đảng viên đồng thời vận động quần chúng nhân dân tham gia chương trình XĐGN tạo thành một phong trào sâu sắc trong nhân dân.
Một trong những nguyên nhân quan trọng để Ý Yên đạt được những thành quả lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo là Đảng bộ đã chú trọng đến hoạt động tuyên truyền, giáo dục qua đó nâng cao được nhận thức của cá nhân, gia đình và toàn xã hội đối với hoạt động này. Đặc biệt chú trọng thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền làm cho người nghèo thấy được nguyên nhân cơ bản của sự đói nghèo là ở chính bản thân, gia đình từ đó có sự nỗ lực vươn lên cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng.
Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng, cũng như phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề đói nghèo từ trong nội bộ Đảng và chính quyền các cấp, các ngành, mọi người dân, đặc biệt là người nghèo. Kinh nghiệm thực tiễn XĐGN ở Ý Yên cho thấy để thực hiện thành công chủ trương, chính sách của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức tư tưởng và khả năng, trình độ của cán bộ, đảng viên. Chủ trương, chính sách có thể rất đúng, phù hợp nhưng khó thành công nếu đội ngũ cán bộ thực thi, các đảng viên và quần chúng chưa thông suốt, yếu kém về nhận thức, tư tưởng. XĐNG vươn lên khá giả và làm giàu chính đáng không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của huyện mà trước hết thuộc về từng cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng và trách nhiệm của toàn xã hội.
Thường xuyên tổ chức đa dạng, phù hợp các hình thức truyền thông về giảm nghèo để tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo; phát hiện, tuyên truyền, phổ biến các mô hình, điển hình giảm nghèo có hiệu quả để nhân rộng; phê phán các hiện tượng tiêu cực, không muốn thoát nghèo; tuyên truyền nâng cao nhận thức
trách nhiệm giảm nghèo, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Sớm nhận thức và quán triệt đến từng cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội về mục tiêu và nhiệm vụ công tác XĐGN, coi đó là công việc quan trọng, cơ bản lâu dài của địa phương. Thông qua các hình thức thông tin tuyên truyền như : Đài phát thanh, Đài truyền hình, báo chí, hội thảo, tập huấn kỹ thuật sản xuất…để mọi tầng lớp nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác XĐGN.
BCĐ xóa đói giảm nghèo của huyện do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban cùng với các ban ngành có liên quan trong huyện làm thành viên đã thường xuyên phổ biến, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm làm ăn hay có hiệu quả để nhân rộng cùng với đó là nêu gương khen thưởng các địa phương cũng như cá nhân thoát nghèo vươn lên làm giàu làm điển hình để nhân rộng. Chính vì thế đã tạo được khí thế thúc đẩy các ngành các cấp và mọi người dân nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với chương trình XĐGN, khơi dậy tinh thần “ tương thân tương ái”, “ lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ vốn, lao động kỹ thuật để sản xuất. Đặc biệt trong cuộc vận động xây dựng quỹ “ Vì người nghèo”, “Ngày vì người nghèo”…đã tạo được những nguồn lực quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Trong thời gian qua, huyện đã tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân; Coi trọng công tác cán bộ trong xoá đói giảm nghèo. Trong công tác này, công tác cán bộ, nhất là những cán bộ trực tiếp lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo có vai trò quyết định; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là ở cơ sở, cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo, cán bộ khuyến nông; tiếp tục duy trì cán bộ chuyên trách làm công tác xóa đói giảm nghèo, cán bộ khuyến nông ở xã nghèo. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá ở cả cấp huyện và cấp xã, bảo đảm tính khách quan, khoa học, góp phần chỉ đạo chương trình có hiệu quả hơn.
Vai trò của mỗi cán bộ đảng viên được nhấn mạnh trong khi tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân. Các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh…đã phát huy rất tốt vai trò vận động hội viên của mình tham gia giúp đỡ ngày công lao động, ủng hộ vật liệu làm nhà cho các hộ nghèo. Công tác tuyên truyền, vận động được tiến hành thường xuyên, liên tục và sâu rộng, tránh hình thức nhất thời chính là mấu chốt để thực hiện thành công công tác XĐGN.
Để công tác XĐGN đạt hiệu quả cao và bền vững không thể không nhắc tới sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp lãnh đạo có vai trò quyết định. Đối với các cán bộ trong BCĐ xóa đói giảm nghèo và cán bộ chuyên trách XĐGN, ngoài những phẩm chất và năng lực cần có của một công chức nhà nước còn yêu cầu phải gần dân, gần những người nghèo để từ đó biết được tâm tư, nguyện vọng của người nghèo, nắm được tình hình kinh tế của từng xã, từng hộ dân, từ đó đưa ra được những đánh giá khách quan nhất, phù hợp nhất với từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ thể. Có như vậy mới đưa ra được những biện pháp hiệu quả và thiết thực. Chính vì đặc thù phải bám sát thực tiễn của công tác XĐGN nên yêu cầu cán bộ phải nhiệt tình, có trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực quản lý điều hành công việc, nhiệt tình có tâm với công việc, thực sự mong muốn địa phương thoát nghèo được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm thực hiện.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo. Vấn đề cán bộ luôn là vấn đề quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của công việc. Trong công tác xóa đói giảm nghèo của Ý Yên, Đảng bộ huyện đã rất chú trọng công tác đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ này, huyện đã tổ chức nhiều đợt và nhiều lớp tập huấn không chỉ về vai trò và nội dung của công tác xóa đói giảm
nghèo mà còn về khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Việc quán triệt và phát huy kinh nghiệm này trong những năm tiếp theo là rất quan trọng để nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo đội ngũ cán bộ giữ vai trò nòng cốt trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba, phải luôn kịp thời, sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện công tác XĐGN. Phát huy sức mạnh tổng hợp từ nhiều nguồn lực từ chính những điều kiện có sẵn của địa phương và vai trò của bản thân người nghèo.
BCĐ xóa đói giảm nghèo ở huyện phải xác định được rõ nguyên nhân nghèo của từng địa phương và gia đình, từ đó đề ra những giải pháp đúng hướng, giúp người nghèo, xã khó khăn vươn lên thoát nghèo. Đồng thời đánh giá đúng thực trạng đói nghèo trong từng giai đoạn cụ thể. Phân tích, nắm chắc nguyên nhân dẫn tới đói nghèo để có biện pháp giúp đỡ thiết thực và hiệu quả đến từng hộ nghèo…Chương trình mục tiêu giảm nghèo đã được xã hội hóa. Đồng thời lồng ghép nhiều chương trình, chính sách xã hội với phát triển kinh tế, làm cho mọi người, mọi gia đình, mọi dòng họ và tổ chức xã hội nhận thức rõ về công tác giảm nghèo và việc làm thường xuyên, liên tục và cùng nhau thực hiện.
Các cấp ủy và chính quyền trong huyện đã coi XĐGN là một hoạt động mang tính tổng thể, bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú, gồm nhiều dự án, nhiều tổ chức, đoàn thể tham gia, vừa có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước vừa có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có sự tham gia của các đoàn thể. Vì vậy, trong tổ chức thực hiện đã linh hoạt tiến hành nhiều chương trình, cuộc vận động, quyên góp ủng hộ người nghèo xóa nhà rách nát, tặng nhà tình thương…thông qua đó khơi dậy và phát huy lòng từ thiện, hảo tâm của những người có điều kiện về kinh tế ủng hộ, giúp đỡ người nghèo bằng nhiều hình thức.
Huyện Ý Yên đã đổi mới hệ thống cơ chế quản lý theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan. Tăng cường năng lực và thẩm quyền trong quản lý và điều hành thực hiện chương trình cho huyện; làm rõ quyền và trách nhiệm của người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, khắc phục tư tưởng ỷ lại. Huyện Ý Yên đã xây dựng cơ chế khuyến khích hộ, xã tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động, sử dụng vốn có hiệu quả. Để xoá đói giảm nghèo có hiệu quả, huyện đã có chính sách khuyến khích các hộ làm giàu, tạo điều kiện cho mọi người có khả năng đều hăng hái đầu tư, sản xuất, kinh doanh, làm giàu một cách chính đáng.
Phát huy vai trò của bản thân người nghèo, đây là kinh nghiệm có tính chất mấu chốt tạo nên thành công của chương trình xóa đói giảm nghèo. Trong công tác xóa đói giảm nghèo, Nhà nước và cộng đồng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt chứ không thể làm thay, không cứu tế. Yếu tố quyết định là bản thân người nghèo, phải phát huy tinh thần tự lực, tích cực, chủ động vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bản thân người nghèo phải có ý chí vươn lên thoát nghèo, đây là động lực quyết định để thực hiện xóa đói giảm nghèo thành công và bền vững. Trong cuộc sống, con người sinh ra ai cũng phải hành động để mong muốn mang lại lợi ích cho mình, mà trước hết là tồn tại. Nhưng mỗi con người có năng lực và ý chí khác nhau nên kết quả hành động của họ trong những điều kiện giống nhau có thể sẽ khác nhau. Đây là nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giàu - nghèo. Nhà nước và cộng đồng đã cố gắng hỗ trợ cho những người yếu thế. Nếu bản thân người nghèo biết nắm lấy cơ hội này để vươn lên, tự nâng cao năng lực của mình, quyết tâm thoát nghèo và vươn lên làm giàu thì cơ hội thoát nghèo của họ sẽ cao hơn và kết quả XĐGN sẽ bền vững. Ngược lại, nếu bản thân người nghèo không có ý chí vươn lên, trông chờ, ỷ lại, không tận dụng được cơ hội, thì khả năng thoát nghèo của họ sẽ rất khó khăn và kết quả XĐGN sẽ thiếu bền vững. Chính vì vậy phải làm cho người ghèo, hộ nghèo có niềm tin vào cuộc sống, có điều
kiện và môi trường xã hội thuận lợi để phát triển khả năng sẵn có bằng lao động hoặc được đào tạo, bồi dưỡng để hình thành khả năng đó, đây là cách giải quyết nguồn gốc của vấn đề đói nghèo. Tính chất trợ giúp, hỗ trợ là nét nổi bật trong chỉ đạo xóa đói giảm nghèo. Cần quán triệt quan điểm này và thể hiện nó một cách toàn diện trong nội dung và biện pháp xóa đói giảm nghèo đối với người nghèo, hộ nghèo. Đây là sự thực hiện dân chủ hóa xã hội và công bằng xã hội đối với người nghèo, chỉ khi nào chuyển hóa được mọi cố gắng xã hội thành nỗ lực, cố gắng của bản thân người nghèo, hộ nghèo thì nền tảng của XĐGN mới bền vững.
Xã hội hóa các hoạt động xóa đói giảm nghèo, phát động phong trào quần chúng sâu rộng trong toàn huyện. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua việc đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các xã nghèo và lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn và dựa trên cơ sở đề xuất của nhân dân cho phù hợp; đồng thời, xem việc xóa nhà ở tạm là nội dung quan trọng trong chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Trong những năm qua, mặc dù ngân sách của huyện còn eo hẹp, huyện đã tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, nguồn hợp tác quốc tế, vốn do dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi phục vụ cho giao lưu buôn bán, phát triển sản xuất.
Xã hội hóa các hoạt động xóa đói giảm nghèo, huy động sự tham gia