Vùng ven đô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 33)

PHẦN B : NỘI DUNG CHÍNH

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.5. Vùng ven đô

Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về vùng ven đô, song có thể tóm tắt các điểm chung nhất như sau: Về mặt địa lý, vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố. Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tắnh chất đô thị. Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn Ờ ven đô Ờ đô thị. Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn Ờ ven đô Ờ đô thị được thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp thường xuyên, lâu dài lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị, ngược lại đô thị tạo ra thị trường để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị [7]. Nhiều trường hợp trong quá trình đô thị hóa, các chắnh sách quy hoạch và phát triển đô thị sẽ biến vùng ven đô thành đô thị và và đô thị hóa một phần nông thôn thành vùng ven đô mới.

Vì vậy, khó có thể xác định được ranh giới của vùng nông thôn ven đô thông qua các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường người ta xác định ranh giới của vùng ven đô dựa vào các chắnh sách quy hoạt đô thị và các biện pháp quản lý hành chắnh. Trong nghiên cứu này, Sóc Sơn được xác định là một huyện thuộc vùng ven đô thị, và đây là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 33)