Biến đổi về hình thức tham gia giúp đỡ hàng xóm khi có việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 84 - 137)

Hình thức tham gia giúp đỡ Trƣớc năm 2008 Từ năm 2008 Ờ nay

1. Nấu nướng/ dọn dẹp 70.3 62.7

2. Tiếp khách 38.1 50.2

3. Giúp đỡ thóc/gạo 11.4 0

4. Giúp đỡ tiền/vàng 5,4 2,1

5. Gửi phong bì mừng (hỉ)/ viếng (hiếu)

73,3 83,0

6. Hình thức khác 0 0

Đời sống kinh tế khá giả nên người dân đã bắt đầu quan tâm đến việc đi du lịch, đi chơi. Trước năm 2008, dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, việc dành thời gian và tiền bạc để đi du lịch gần như không có. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, nghề nghiệp thay đổi, kinh tế khá giả hơn và đặc biệt là ảnh hưởng của lối sống đô thị nên họ đã quan tâm hơn đến việc đi du lịch, tham quan hàng năm. Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, có đến 58,2% người được hỏi cho rằng họ có đi du lịch, đi nghỉ mát vào những dịp ngày nghỉ trong năm. Với những người làm công nhân viên chức hoặc công nhân ở những công ty, xắ nghiệp thì họ thường đi nghỉ cùng công ty trong những dịp nghỉ lễ trong năm; còn với những người làm nông nghiệp hoặc buôn bán dịch vụ thì họ thường đi vào dịp đầu năm hoặc theo đợt nào đó mà các hội trong thôn tổ chức đi. Thói quen này đã dần dần xuất hiện ở các cư dân ven đô, tuy rằng mức độ chưa cao. Bởi thực tế cho thấy hoạt động này đòi hỏi phải có nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, dù mức sống đã được nâng cao, song không phải gia đình nào cũng sẵn sàng chi trả cho khoản tiêu pha này.

Một điều dễ nhận thấy là ở những gia đình công chức viên chức nhà nước hay những người làm công nhân Ộcổ trắngỢ trong các công ty liên doanh thì đi du lịch nhiều và thường xuyên hơn so với những gia đình làm nông nghiệp hoặc buôn bán dịch vụ nhỏ lẻ. Như vậy, ngoài việc phụ thuộc vào thu nhập, hoạt động du lịch, nghỉ mát còn liên quan đến thói quen, lối sống của các nhóm xã hội. Người nông dân thường hạn chế hoạt động của mình trong phạm vi làng xã, thắch sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để giao lưu, trò chuyện với xóm giềng hơn là tham gia vào những hoạt động tốn nhiều tiền của và thời gian. Những người làm nghề phi nông nghiệp thường có nhiều mối quan hệ, có điều kiện kinh tế để đi xa khỏi làng xã và dần trở thành một thói quen, nhu cầu của họ. Chắnh vì thế, người nông dân thường khó hòa nhập với lối sống đô thị hơn.

Như vậy, từ những phân tắch ở trên cho chúng ta thấy trong những năm gần đây, người dân trong xã đã có những sự biến đổi nhất định trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi. Họ không còn bó hẹp ở những hoạt động chỉ làng xã mà còn mở rộng thêm nhiều hoạt động mới mẻ. Điều đó giúp họ hòa nhập tốt hơn với cuộc sống đô thị đang ngày càng có ảnh hưởng nhiều đến họ.

*Tiểu kết chƣơng 2

Như vậy, qua sự phân tắch trên cho thấy sự biến đổi về cơ cấu xã hội mà biểu hiệu cụ thể là biến đổi về cơ sở hạ tầng, biến đổi về nghề nghiệp Ờ việc làm, biến đổi về dân số, biến đổi về mức sống và sự biến đổi về lối sống thể hiện ở hành vi tiêu dùng và việc sử dụng thời gian rỗi của người dân tại xã. Sự biến đổi này tỉ lệ thuận với tốc độ đô thị hóa của địa phương. Dân số tại xã tăng lên với nhiều thành phần dân cư khác nhau, không thuần nhất. Nghề nghiệp biến đổi theo hướng tăng mạnh các nghề phi nông nghiệp. Đây là hệ quả của quá trình thu hồi ruộng đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp tại địa phương và việc mở rộng diện tắch đất dãn dân của xã. Kinh tế phát triển là điều kiện để người dân có thể xây dựng hệ thống nhà ở và đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương ngày càng khang trang hơn. Và khi người dân có điều kiện kinh tế khá giả thì việc mua sắm, ăn uống, hay vui chơi của họ cũng thay đổi theo. Đây là sự biến đổi mang tắnh đồng thuận. Người dân tiếp thu lối sống đô thị nhưng không đánh mất đi nét đẹp vốn có của người nông dân. Điều này cho chúng ta thấy lối sống đô thị đang dần lan tỏa trong cuộc sống của người dân trong xã nhưng họ vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của người nông dân Việt Nam. .

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TẠI XÃ MAI ĐÌNH, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Tác động của chắnh sách đô thị hóa nông thôn vùng ven đô Hà Nội Nội

Có thể nói, chắnh sách mở cửa hộ nhập với thị trường thế giới (cuối năm

2006 Ờ đầu năm 2007, Việt Nam chắnh thức tham gia tổ chức thương mại thế

giới WTO) của Đảng và Nhà nước là một yếu tố rất quan trọng tạ ra sự biến

đổi về xã hội diễn ra mạnh mẽ ở nông thôn vùng ven đô, trong đó có xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn trong những năm vừa qua. Chắnh sách mở cửa và hội nhập quốc tế đã giúp cho người nông dân trong xã được mở mang tầm nhìn trong mọi hoạt động. Đây là cơ hội cho người dân mở mang sự học hỏi, kinh nghiệm làm ăn, tìm kiếm bạn hàng mới, tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ mới. Thay vì thụ động chờ đợi cơ hội nghề nghiệp hoặc không có kênh thông tin nào thì giờ đây người dân đã năng động hơn, chủ động trong việc tìm kiếm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và làm giàu chắnh đáng. Chắnh sách mở cửa và hội nhập quốc tế còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ người dân trong xã trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, đa dạng hóa các loại hình nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Một nông dân tại xã chia sẻ:

ỘNhờ có chắnh sách hội nhập quốc tế và đô thị hóa của Nhà nước mà những người nông dân chúng tôi có nhiều cơ hội để mở rộng và đầu tư chăn nuôi. Tôi được chắnh quyền xã tạo điều kiện cho vay vốn tại Ngân hàng chắnh sách

để đầu tư nuôi heo, giờ thu nhập của gia đình tôi tăng lên rất nhiều...Ợ, (Nam,

56 tuổi, thôn Ấp Cút).

Hình ảnh dễ thấy là nhờ có chắnh sách hội nhập mở cửa mà diện tắch khu công nghiệp trong xã không ngừng được mở rộng, đồng nghĩa với việc có thêm nhiều nhà máy, xắ nghiệp hoạt động tại địa phương. Chắnh những nhà

nghiệp từ nông dân sang công nhân, từ thuần nông sang đa dạng hóa về nghề nghiệp của một bộ phận lớn người dân trong xã. Khi chúng tôi phỏng vấn một

nữ công nhân, chị chia sẻ: ỘNhờ có chắnh sách đúng đắn của Nhà nước mà

giờ đây chúng tôi không phải làm ruộng nữa. Mặc dù làm công nhân cũng rất vất vả nhưng không phải chịu cảnh bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà cũng không đủ ăn. Cuộc sống của người dân trong xã đã khá lên rất nhiều...Ợ

(nữ, 42 tuổi, thôn Hương Đình Đông).

Một cán bộ hưu trắ cũng chia sẻ với chúng tôi: ỘNhờ có chắnh sách phát

triển kinh tế vùng ven đô của Nhà nước mà bộ mặt thôn làng trong xã chúng tôi đã thay đổi rõ rệt. Những con đường giao thông liên thôn và đường quốc lộ qua xã được mở rộng. Điều đó tạo điều kiện để con em trong xã chúng tôi có cơ hội tiếp cận với những nghề nghiệp mới và có thể đi làm trong nội

thành mà không phải thuê nhà ở trọ nữaỢ. (nam,73 tuổi, cán bộ hưu trắ thôn

Mai Nội).

Chắnh sách mở cửa hội nhập quốc tế cũng đã và đang tạo ra thị trường xuất khẩu lao động cho người dân trong xã. Trong những năm vừa qua, đã có một lượng lớn người dân mà chủ yếu là thanh niên tham gia vào thị trường lao động nước ngoài, điều này đã phần nào giải quyết một phần lao động dôi dư do bị thu hồi đất nông nghiệp, góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong xã trong thời gian vừa qua.

3.2. Tác động của chắnh sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng

Từ Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX nhiệm kỳ 2005 Ờ 2010 với tinh thần: Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế; tập trung phát triển mạnh kinh tế theo cơ cấu công nghiệp Ờ dịch vụ - nông nghiệp, từng bước đưa Sóc Sơn trở thành vùng kinh tế phát triển của Thủ đô,

thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Ờ Hà Nội [27]; Đại hội đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế trong nhiệm kỳ 2005 Ờ 2010 như sau:

Tập trung phát triển mạnh công nghiệp Ờ tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng hợp lý, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh, gắn với giải quyết tốt các vấn đề về môi trường, việc làm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động cụm công nghiệp Sóc Sơn, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình, lấp đầy khu công nghiệp Nội Bài hiện có và mở rộng thêm 50ha.

Về phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp dịch vụ, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ cho nội thành, các khu đô thị, các khu công nghiệp và du lịch. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi Ờ thủy sản; khuyến khắch dồn điền đổi thửa, chuyển đổi sản xuất, hình thành những vùng chuyên canh có quy mô lớn. Trong một cuộc phỏng vấn sâu, ông phó Chánh văn phòng Huyện ủy huyện Sóc Sơn cho biết: ỘGiai đoạn 2010 đến 2015, toàn dân huyện Sóc Sơn đang cố gắng phấn đấu trở thành thành phố vệ tinh của Thủ đô. Để đạt được kết quả đó, lãnh đạo huyện Sóc Sơn cũng đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo cụ thể như: trong phát triển kinh tế xã hội thì phải lấy phát huy nội lực là nhân tố chắnh, quyết định; tranh thủ huy động các nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải đặt trong định hướng phát triển chung của Thủ đô, đảm bảo phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, gắn phát triển công nghiệp Ờ dịch vụ với phát triển nông nghiệp nông thôn và chuyển dịch lao động trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp Ờ dịch vụ; đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo đó, Đảng bộ huyện cũng đưa ra một số phương hướng trọng tâm như đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp Ờ dịch vụ - nông nghiệp sinh thái, từng bước hoàn thành xây dựng

nông thôn mới; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch và

quản lý quy hoạch,ẦỢ (Nam, 39 tuổi, cán bộ huyện ủy huyện Sóc Sơn).

Với tinh thần đó, đến hết năm 2010, kinh tế của huyện tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch tắch cực. Cụ thể là: Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện chuyển dịch tắch cực, lao động công nghiệp Ờ dịch vụ chiếm 40,6%. Trong đó cơ cấu công nghiệp là 74,8%; dịch vụ là 19%; nông nghiệp là 6,2%. Với sự phát triển mạnh của kinh tế trong huyện, lãnh đạo huyện đã đề ra mục tiêu là phải phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, tranh thủ mọi thời cơ, nguồn lực để xây dựng Sóc Sơn trở thành vùng phát triển của Thủ đô với cơ cấu kinh tế công nghiệp Ờ dịch vụ - nông lâm nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững, có hệ thống hạ tầng và quy hoạch đồng bộ - hiện đại, văn hóa Ờ xã hội phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Một yếu tố tác động đến biến đổi xã hội là chắnh sách dồn điền đổi thửa của huyện Sóc Sơn. Chắnh sách dồn điền đổi thửa đã được lãnh đạo và nhân dân trong huyện cùng quyết tâm hoàn thành khiến cho kinh tế - xã hội của huyện có nhiều khởi sắc. Như chúng ta đã thấy có một thực trạng chung ở các tất cả các vùng nông thôn của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, vấn đề quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới hiện nay là phải tổ chức lại sản xuất với bước đi đầu tiên là tiến hành dồn điền, đổi thửa để qui hoạch lại đồng ruộng, từng bước nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, từng bước đẩy mạnh phát triển nền sản xuất kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa bền vững. Xã Mai Đình là địa phương được chọn làm điểm của thành phố và huyện về triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới. Hưởng ứng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, dù biết mỗi mét vuông đất ở đây có giá trị cao hơn nhiều so với đa số các địa phương khác trong huyện, nhân dân trong xã đã tự nguyện tháo dỡ công trình, lùi tường rào về phần đất của mình, dành tổng số trên 4.000 m2 để xây dựng đường giao thông. Việc làm này không chỉ mang lại

những con đường đẹp, đủ tiêu chuẩn nông thôn mới mà còn thể hiện nét văn hóa cộng đồng trong dân cư. Trong một cuộc phỏng vấn sâu, một lãnh đạo tại xã Mai Đình cho biết: ỘMột trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công cuộc Ộdồn điền đổi thửaỢ. Dồn điền đổi thửa chắnh là giảm sự manh mún, nhỏ hẹp của đất đai canh tác để quy hoạch thủy lợi, giao thông phục vụ sản xuất, đa dạng hóa sản xuất hàng hóa và quy hoạch quản lý diện tắch đất đai của địa phương. Việc dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới ở xã Mai Đình đã diễn ra khá toàn diện và suôn sẻ, về cơ bản nhận được sự đồng tình của nhân dân. Do được Thành phố hỗ trợ ngân sách là hơn 41 tỉ đồng, huyện hỗ trợ hơn 76 tỉ đồng, ngân sách của xã vào khoảng 84 tỉ đồng, vốn lồng ghép gần 40 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp đóng góp là hơn 27 tỉ đồng, huy động nguồn đóng góp của nhân dân là gần 34 tỉ đồng, vốn xã hội hóa là hơn 10 tỉ đồng nên một số những vấn đề khó khăn đều cơ bản được giải quyết. Kết quả đánh giá hiện trạng nông thôn trước khi thực hiện đề án nông thôn mới vào trước năm 2008, xã Mai Đình chỉ có 1/19 tiêu chắ đạt tiêu chắ và 7/19 tiêu chắ đạt thấp. Nhưng đến nay, xã đã đạt 18/19 tiêu chắ như thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người, giáo dục, y tế, môi trường, giao thông, cơ cấu lao động và văn hóa, Ầ Lãnh đạo xã và toàn dân đã cố gắng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giải quyết những vấn đề tồn đọng nên vào đầu năm 2014, xã đã đạt mục tiêu là xã

đạt 19/19 tiêu chắ nông thôn mới sớm nhất trong huyện Sóc SơnỢ (Nam, 58

tuổi, cán bộ xã).

Và đây là hình ảnh người dân trong xã đang xây dựng kênh mương nội đồng để hoàn thành sớm chương trình dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới.

Ảnh: Xây dựng kênh mương nội đồng phục vụ dồn điền đổi thửa xây dựng nông thôn mới. (Nguồn: Tư liệu ảnh của xã - 2013 )

Chúng ta thấy, trước năm 2008, hình ảnh đường làng ngõ xóm còn là đường đất đỏ với hai bên là lũy tre làng nhưng sau năm 2008, với chắnh sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chắnh sách phát triển khu đô thị mới dọc đường tỉnh lộ 131, chắnh sách xây dựng nông thôn mới đã khiến cho bộ mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 84 - 137)