Biến đổi loại đường dân sinh tại địa phương trước và sau năm 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 51 - 57)

thay đổi hoàn toàn. Loại nhà vệ sinh 2 ngăn chỉ còn chiếm 0,5%; nhà vệ sinh khép kắn chiếm tới 89,6% và tỉ lệ hộ gia đình không có nhà vệ sinh không còn. Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng loại nhà vệ sinh thấm dội nước chi còn 6,1% và chủ yếu là các hộ gia đình xây nhà cho công nhân thuê ở. Căn cứ vào sự biến đổi về loại hình nhà ở, nhà tắm và nhà vệ sinh cho ta thấy có sự biến đổi lớn trong điều kiện sống của người dân dưới tác động của quá trình đô thị hóa.

Dưới tác động của đô thị hóa Ờ công nghiệp hóa, điều kiện về cơ sở hạ tầng của huyện Sóc Sơn nói chung và xã Mai Đình nói riêng được nâng lên rõ rệt. Nhìn vào hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng như hệ thống đường dân sinh, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, hệ thống cung cấp nước sạch của địa phương, chúng ta có thể đánh giá đô thị hóa ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào tới địa phương đó. Khi tìm hiểu và khảo sát về đường dân sinh tại địa phương, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Biến đổi loại đường dân sinh tại địa phương trước và sau năm 2008 năm 2008

Loại đƣờng dân sinh Trƣớc năm 2008 Từ năm 2008 Ờ nay Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ %

1. Đường đất 87 47,5 6 2,5

2. Đường lát gạch 8 4,5 0 0,0

3. Đường bê tông 88 48,0 125 68,5

4. Đường nhựa 0 0,0 53 29,0

Tổng 183 0,0 183 0,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)

Theo bảng số liệu khảo sát về loại đường dân sinh tại địa phương cho chúng ta thấy: Trước năm 2008, đường đất chiếm tới 47,5%; đường bê tông

có những chuyển biến rõ nét. Loại đường đất chỉ còn 2,5%; đường bê tông chiếm tới 68,5%; loại đường nhựa từ chỗ chưa có thì nay đã chiếm tới 29%. Nhìn vào sự biến đổi về hệ thống đường dân sinh của xã Mai Đình, chúng ta thấy sự biến đổi đó phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng. Ngoài hệ thống đường dân sinh, chúng ta thấy hệ thống đèn chiếu sáng công cộng của xã cũng có những thay đổi. Trước năm 2008, đèn chiếu sáng công cộng chỉ được dùng vào dịp lễ tết trong năm nhưng đến nay đèn công cộng đã được dùng trong tất cả các ngày trong tuần.

Khi đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng một số tiêu chắ cơ sở hạ tầng của địa phương, chúng tôi nhận thấy cũng có những biến đổi khác nhau. Tiêu chắ này có thể biến đổi mạnh nhưng cũng có tiêu chắ gần như không thay đổi nhiều.

Bảng 2.6. Biến đổi về sự hài lòng của người dân về chất lượng cơ sở hạ tầng tại địa phương trước và sau năm 2008 (tỉ lệ %)

Cơ sở hạ tầng Trƣớc năm 2008 Từ 2008 đến nay Không Không biết/KTL Không Không biết/KTL 1.Điện lưới 63,4 26,8 9,8 85,8 8,7 5,5

2.Đường giao thông 46,4 43,7 9,8 82,5 13,1 4,4

3.Trạm y tế 41,0 47,0 12,0 52,0 37,5 5,5 4.Chợ 54,1 37,2 8,7 77,6 20,2 2,2 5.Trường học 77,6 15,8 6,6 89,1 5,5 5,5 6.Nhà văn hóa 46,4 44,8 8,7 98,7 7,9 4,4 7.Hệ thống thu gom rác và vệ sinh môi trường 2,8 80,8 16,4 83,1 12,6 4,4 8.Hệ thống cung cấp nước sạch 0,0 0,0 100 36,6 20,8 35,5

Theo bảng phân tắch trên đây chúng ta có thể đánh giá một số tiêu chắ sau đây: Thứ nhất, về hệ thống điện lưới: cùng với việc tăng dân số cơ học thì việc dùng điện cũng tăng mạnh. Mặc dù hệ thống khu công nghiệp trong xã được mở rộng, công nhân đến thuê ở và sinh sống ở các thôn trong xã tăng nhanh nhưng hệ thống điện vẫn đáp ứng được cho người dân trong xã. Cho tới thời điểm hiện nay thì có tới 85,8% người dân hài lòng về hệ thống điện so với 63,4% vào trước năm 2008. Chỉ một số ắt người dân cho rằng không hài lòng với việc cung cấp điện cho người dân. Họ cho rằng, vào mùa hè, nhất là những ngày oi nóng lại thường bị mất điện khiến cho sinh hoạt và sản xuất bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng chung cho cả nước. Tại các khu đô thị lớn như ở Hà Nội vẫn xảy ra hiện tượng cắt điện luân phiên trong những ngày hè do người dân dùng quá tải.

Về hệ thống đường giao thông nông thôn: có 82,5% người dân được hỏi cho rằng hài lòng với hệ thống đường giao thông so với 46,4% vào trước năm 2008. Tỉ lệ không hài lòng về đường giao thông đã giảm từ 43,7% vào trước năm 2008 xuống còn 13,1% ở thời điểm hiện nay. Số người không hài lòng cho rằng chất lượng đường nhựa hiện nay chưa được tốt, mới làm nhưng đã nhanh bị xuống cấp. Và hệ thống đường giao thông mở ra chưa theo kịp sự phát triển của hệ thống xe cơ giới, đặc biệt là xe ô tô của người dân trong xã và lượng xe lưu thông qua xã.

Về hệ thống trạm y tế của xã: Tỉ lệ người hài lòng với chất lượng của trạm y tế có tăng, tuy nhiên không nhiều (chỉ tăng từ 41% trước năm 2008 lên 52% ở thời điểm hiện nay). Khi được hỏi về lý do chưa hài lòng với chất lượng trạm y tế thì nhiều người cho rằng trang thiết bị y tế chưa được quan tâm; phòng khám bệnh có khang trang hơn nhưng một số trang thiết bị y tế cũ kỹ, tay nghề của đội ngũ y bác sĩ không được nâng cao nhiều. Đây cũng chắnh

là lý do khiến người dân trong xã thường phải đi khám bệnh ở những bệnh viện ở nội thành, kể cả những bệnh đơn giản họ cũng ắt khi khám ở xã.

Về nhà văn hóa: Tỉ lệ người dân hài lòng với chất lượng nhà văn hóa tăng mạnh từ 46,4% trước năm 2008 lên 89,7% ở thời điểm hiện nay. Trước kia, người dân không quan tâm nhiều đến các hoạt động vui chơi, giải trắ nhưng hiện nay đời sống nâng cao, ngoài việc quan tâm đến vật chất thì người dân đã quan tâm đến yếu tố tinh thần. Nhà văn hóa là nơi người dân thường tụ họp và tổ chức các hoạt động thể thao như bóng chuyền, cầu lông, bóng hơi, bóng cửa,Ầ vào những buổi sáng sớm hoặc chiều, đặc biệt là những lúc nông nhàn người dân thường đến nhà văn hóa để tập thể thao và vui chơi. Mỗi thôn đều có nhà văn hóa và phòng đọc sách báo riêng. Đây là địa điểm có vai trò nhất định trong việc tạo điều kiện cho một số người già và trẻ em đến thư giãn, học tập và trao đổi những câu chuyện xoay quanh nhiều vấn đề của cuộc sống. Cũng có hiện tượng một số nhà văn hóa bị chiếm làm chỗ phơi thóc vào những mùa gặt khiến trẻ em không còn chỗ vui chơi.

Về hệ thống thu gom và xử lý rác thải: Môi trường cũng là một vấn đề của quá trình đô thị hóa. Một mặt đô thị hóa làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của khu vực nông thôn thuần túy, mặt khác nó cũng làm suy thoái môi trường sống của người dân tại xã do sức ép về tăng dân số, sự pha trộn lối sống của nhiều thành phần dân cư, việc thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng,...Do môi trường sinh thái của xã có tắnh lưỡng cư, tức là vừa mang đặc điểm nông nghiệp Ờ nông thôn, vừa bắt đầu mang đặc điểm của đô thị nên dưới tác động của đô thị thì hệ sinh thái nông thôn đang dần bị phá vỡ, chẳng hạn do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt từ khu công nghiệp Nội Bài dẫn đến làm ô nhiễm không khắ và nguồn nước tự nhiên của khu vực. Nhận thức được điều đó nên vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khoẻ

và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân trong xã. Những năm trước năm 2008 thì ý thức bảo vệ môi trường nông thôn chưa tốt, việc xả rác thải sinh hoạt hàng ngày xuống các ao hồ tự nhiên và xả ra đường dân sinh vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây ô nhiễm, đe doạ đến chất lượng nguồn nước ngầm do lượng nước thải không qua xử lý thấm xuống các tầng nước ngầm và mất mỹ quan môi trường sống. Hiện nay, người dân trong xã đã ý thức được việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên mỗi thôn đã tự cử ra từ 3 đến 4 người làm nhiệm vụ thu gom rác thải, đến một địa điểm chờ xe của công ty môi trường đô thị đến chở đi. Công ty môi trường đô thị của huyện hỗ trợ cho mỗi thôn từ 5 đến 6 xe thu gom rác. Người dân trong xã đã tự ý thức được vấn đề làm sạch môi trường nên cũng đã tự nguyện đóng góp kinh phắ để phục vụ cho nhóm thu gom rác của thôn. Nếu xe rác có bị hỏng hóc thì xã sẽ hỗ trợ tu sửa hoặc mua mới cho thôn. Đến nay, tổng số xe rác của xã là hơn 80 xe. Theo số liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy, ở thời điểm trước năm 2008, người dân vẫn còn chưa quan tâm đến vấn đề rác thải sinh hoạt nên họ vứt rác bừa bãi, vì vậy có đến 80,8% người dân cho rằng không hài lòng hoặc 16,4% người dân không biết đến vấn đề thu gom rác và vệ sinh môi trường. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì tình hình hoàn toàn ngược lại, có đến 83,1% người dân hài lòng với hẹ thống thu gom rác và vệ sinh môi trường, một số rất nhỏ người được hỏi cho rằng vẫn chưa hài lòng (chiếm 12,6%). Đặc biệt, trong những năm gần đây, vào những ngày nghỉ lễ tết thì mỗi thôn đều cử ra một nhóm (thanh niên, phụ nữ) làm công tác vệ sinh đường làng ngõ xóm. Theo đánh giá của lãnh đạo xã thì người dân cũng khá hài lòng với tình hình vệ sinh môi trường của địa phương, lãnh đạo xã cũng đã và đang làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ và có ý thức hơn trong việc thu gom và xử lý rác, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường dân sinh trong xã. Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo các thôn làng làm tốt công tác vệ sinh môi trường thực hiện

xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường, phát động nhiều phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh sạch nhà, sạch ngõ. Chắnh vì điều đó mà tổ thu gom rác của xã đã nhiều lần được nhận giấy khen của huyện Sóc Sơn.

2.1.3. Thực trạng biến đổi về cơ cấu nghề nghiệp Ờ việc làm

Cơ cấu nghề nghiệp Ờ việc làm ở nông thôn ven đô nói chung và vùng nông thôn xã Mai Đình nói riêng đều chịu sự chi phối của những điều kiện khách quan và chủ quan của cả nước. Đó là sự nghiệp đổi mới một cách toàn diện, đồng thời cũng là sự lựa chọn của mỗi địa phương cho phù hợp với đặc thù riêng của địa phương đó, là sự lựa chọn của mỗi nhóm xã hội, gia đình và cá nhân ở khu vực đó. Trong hơn ba mươi năm qua, cùng với sự đổi mới của cả nước, huyện Sóc Sơn nói chung và xã Mai Đình nói riêng đã có những sự chuyển biến rất rõ nét, đặc biệt là vào khoảng năm năm trở lại đây. Biểu hiện rõ nét nhất là về cơ cấu nghề nghiệp Ờ việc làm. Trước khi có chắnh sách mở cửa, tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đầu tư thì Mai Đình là một xã thuần nông, kinh tế kém phát triển do điều kiện đất đai khô cằn nên việc canh tác cây nông nghiệp rất khó khăn.

Tác động dễ nhận thấy nhất của đô thị hóa đến cơ cấu kinh tế của vùng ven đô là việc chuyển mục đắch sử dụng đất từ nông nghiệp sang mục đắch phi nông nghiệp như xây dựng các khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu đô thị mới, khu vui chơi giải trắ, ẦCơ cấu kinh tế của vùng ven đô thường biến đổi theo hướng công nghiệp Ờ dịch vụ - nông nghiệp sinh thái. Sự thay đổi quy mô và nội dung hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn tới việc đòi hỏi phải có một cơ cấu nghề nghiệp Ờ việc làm thắch hợp ở vùng ven đô. Việc xây dựng khu công nghiệp Nội Bài nằm trên địa bàn của xã Mai Đình đã lấy đi một diện tắch đất nông nghiệp lớn của người dân khiến cho cơ cấu nghề nghiêp Ờ việc làm của người dân trong xã có những biến đổi mạnh. Theo bảng khảo sát của chúng tôi về sự biến đổi nghề nghiệp Ờ việc làm của người dân trong xã:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 51 - 57)