Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 41 - 45)

PHẦN B : NỘI DUNG CHÍNH

1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà nội, với diện tắch 306,5 Km2, chiếm 1/3 diện tắch thành phố và dân số chỉ chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố. Bằng sự phát huy nội lực của chắnh mình, biết vận dụng xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển, Sóc Sơn đã dần phát huy vai trò là ngoại thành của trung tâm phát triển kinh tế thứ hai của đất nước. Với cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, cùng sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp (Trung tâm công nghiệp Nội Bài), các cụm công nghiệp, các làng nghề được đầu tư phát triển, đã biến Sóc Sơn từ một huyện thuần nông, với nông nghiệp là chủ yếu thì giờ đây, cơ cấu kinh tế Sóc Sơn đã được chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương ứng là 41.4% - 33.5% - 24.1%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10.43%/năm trong giai đoạn 2001-2005, cao hơn mức bình quân của

cả nước (7.5%/năm) [12]. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, các chương trình xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành quả đáng phấn khởi. Tất cả những thành tựu đó là do sự chỉ đạo hợp lý, có chiến lược cụ thể của Hội đồng nhân dân Huyện cùng với sự nhất trắ đồng lòng của toàn thể người dân Sóc Sơn trong thời gian qua. Nhưng bên cạnh những thành tựu là những khó khăn mà Huyện Sóc Sơn vẫn đang nỗ lực để giải quyết, đó là sự nghèo nàn. Sóc Sơn được coi là huyện nghèo nhất trong số 14 quận huyện của Thành phố Hà Nội. Thu nhập của người dân Sóc Sơn còn thấp, lực lượng lao động có tay nghề ở Sóc Sơn còn yếu và thiếu. Đây vẫn là bài toán khó đặt ra với các cấp chắnh quyền và người dân Sóc Sơn.

Với diện tắch 306,5km2, rộng nhất trong số 14 quận huyện của thành phố, chiếm 1/3 tổng diện tắch toàn thành phố và dân số chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố. Sóc Sơn là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trắ nằm ở phắa bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 km. Đặc điểm nổi bật của Sóc Sơn so với các huyện khác thể hiện ở vị trắ địa lý, địa hình đất đai và những tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Vị trắ của huyện là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du nên địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu.Ranh giới tiếp giáp của Huyện gồm:

- Phắa Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.

- Phắa Nam giáp huyện Đông Anh - Hà Nội.

- Phắa Đông giáp huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) và Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang).

- Phắa Tây giáp huyện Mê Linh Ờ Hà Nội.

Sóc Sơn nằm ở phắa Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ tây bắc xuống đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi và phù sa cổ kết hợp, cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng

trũng. Từ đặc điểm cơ bản trên đã tạo cho Huyện những điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên tất cả các ngành kinh tế và các lĩnh vực khác nhau.Sóc Sơn hiện chiếm tới 30% quỹ đất nông nghiệp của thành phố. Đặc biệt, trên địa bàn của huyện có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp đã và sẽ là những trung tâm quan tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai, Sóc Sơn cũng là hướng quan trọng để phát triển và mở rộng thủ đô Hà Nội lên phắa Bắc.

Địa hình Sóc Sơn chia làm 3 vùng kinh tế tự nhiên là: Vùng gò đồi, vùng giữa, vùng trũng, mỗi vùng có những lợi thế riêng tạo nên sự đa dạng và phong phú cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội kinh tế xã hội chung của toàn huyện.

Sóc Sơn là địa phương duy nhất của Thủ đô có tới 6.630 ha rừng. Vì vậy sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phát triển các loại hình kinh tế trang trại. Sóc Sơn cũng có nhiều hồ đập vừa có khả năng trữ nước tưới cho cây trồng vừa có khả năng phát triển du lịch, sét cao lãnh có trữ lượng lớn tại các xã Quang Tiến, Tiên Dược, Minh Phú, Phù Linh. Ngoài ra còn có cát vàng, sỏi tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề gốm sứ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Sóc Sơn là vùng có thị trường rộng lớn tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm sạch, vì vậy có khả năng phát triển mạnh các loại ngành sản xuất vật chất và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn của huyện còn có các di tắch lịch sử văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng như: Đền Thánh Gióng, Chùa Non Nước, chùa Thanh Nhàn, Núi Đôi, di tắch lịch sử Hội Nghị Trung Giã.

Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2011 Ờ 2014) bị ảnh hưởng chung của sự suy thoái kinh tế, lạm phát, giá cả tăng cao, dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp

nhiều khó khăn. Đảng bộ, chắnh quyền huyện Sóc Sơn nỗ lực triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ ổn định trật tự xã hội, tạo điều kiện để nhân dân trong huyện ổn định và phát triển kinh tế.

Về đặc điểm của xã Mai Đình: Mai Đình là một xã nằm ở phắa Tây Nam

huyện Sóc Sơn, với điện tắch đất tự nhiên là 1.375 ha, trong đó có 495,9 ha đất nông nghiệp, còn lại là đất phi nông nghiệp với dân số trên 19.000 nhân khẩu. Xã Mai Đình tiếp giáp với xã Quang Tiến ở phắa bắc, phắ đông giáp với xã Tiên Dược, xã Đông Xuân, phắa nam giáp với xã Phù Lỗ, xã Phú Minh, phắa tây giáp với Nội Bài và là xã nằm sát sân bay Quốc tế Nội Bài. Hiện nay, xã Mai Đình có 14 thôn và các thôn của xã nằm gần nhưn tách biệt nhau, gồm có Đạc Tài, Ấp Cút, Đông Bài, Lạc Nông, Hương Đình Đoài, Hương Đình Đông, Hoàng Dương, Thế Trạch, Song Mai Đoài, Song Mai Đông, Mai Nội,

Nội Phật, Thái Phù và Đường 2. Thu nhập bình quần đầu người từ mức 17,8

triệu đồng/người/năm (năm 2009) tăng lên 26 triệu đồng/người/ năm (năm 2013). Số hộ nghèo trong xã đã giảm đáng kể, chỉ còn 110/4300 hộ. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên của xã đạt 93,7% [29,8].

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ LỐI SỐNG CỦA XÃ MAI ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

(Từ năm 2008 đến nay)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 41 - 45)