Sự biến đổi dân số trong xã từ năm 2008 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 45 - 49)

(đơn vị tắnh: người) Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số trung bình 9,264 9,742 9,653 9,707 10,215 10,431 10,391 Số trẻ em sinh ra 186 198 185 207 232 226 217 Tỷ suất sinh 20,30 20,33 19,50 20,01 22,71 21,67 20.88 Số trẻ em là con thứ 3+ 19 16 11 12 19 24 26 Tỷ lệ sinh con thứ 3+ 10,22 8,08 5,98 5,79 8,19 10,6 11,98

(Nguồn: Báo cáo dân số của xã)

Khi tìm hiểu về vấn đề sinh con thứ 3, chúng tôi nhận được khá nhiều ý

kiến khác nhau. Cũng có người muốn sinh con trai cho có người Ộnối dõi tông

cũng có người có con trai rồi lại muốn sinh thêm con gái cho Ộđủ nếp đủ tẻỢ. Một người phụ nữ chia sẻ với chúng tôi khi được hỏi về lý do sinh thêm con

thứ ba: ỘKhoảng mười năm trở lại đây, kinh tế bắt đầu khá hơn chút, vừa rồi

gia đình lại được trả một khoản tiền đền bù đất kha khá nên gia đình có chút để gửi tiết kiệm. Tôi lại sinh cố thêm một lần nữa xem có được cô con gái không chứ nhà có hai thằng con trai lớn rồi, chúng nó chẳng gần gũi mẹ nữa nên nhiều khi thấy tủi thân. May mắn là sinh lần ba lại được như ý muốn chứ không lại thêm một thằng cu nữa thì tôi buồn lắm. Tôi cũng cứ liều sinh thêm chứ nhỡ mà lại được thằng cu nữa thì không biết làm thế nào, người ta bảo tam nam bất phú mà. Lúc biết tôi sinh thêm con, hai thằng lớn không thắch, chúng nó suốt ngày nói và có lúc còn tỏ ra bướng bỉnh khi thấy mẹ có bầu to,

nhưng giờ thì chúng nó lại yêu chiều em lắmỢ (Phỏng vấn sâu, nữ, 37 tuổi, tốt

nghiệp phổ thông trung học, làm nghề buôn bán).

Đây cũng là tâm lý chung của người dân Việt Nam khi muốn có đông con để vui lúc tuổi già. Họ cũng nghĩ đất đai rộng nên không phải lo lắng nhiều về vấn đề nhà ở cho con cái. Không chỉ những gia đình làm kinh doanh, nông nghiệp hay làm tự do muốn sinh con thứ ba mà hiện tượng này cũng xuất hiện ở những gia đình làm công chức viên chức Nhà nước và lý do họ đưa ra cũng vô cùng phong phú. Một giáo viên dạy tại một trường phổ thông trung học chia sẻ với chúng tôi: ỘTrước kia nhà tôi có hai cô con gái nên thấy cũng thiệt thòi lắm. Dù mình là giáo viên nhưng vẫn ở nông thôn nên tâm lý vẫn nặng nề lắm. Nhà mình lại con trưởng, bố mẹ chồng có mỗi ông xã nhà mình là con trai, giờ mình không có con trai nên các cụ buồn lắm, cứ nói bóng gió này nọ. Nhưng cả hai vợ chồng đều là công nhân viên chức Nhà nước mà sinh thêm thì không được nên các cụ đành chịu. Nhưng từ khi có chắnh sách được phép sinh thêm con thứ ba thì vợ chồng tôi tắnh toán, kế hoạch để sinh thêm lấy thằng cu. Tôi cũng vừa mới sinh được hơn một năm,

cũng uống thuốc rồi nhờ đến bác sĩ mãi mới sinh được thằng con trai đấy. Mặc dù chắnh sách được sinh thêm nhưng mình và ông xã cũng bị cắt thi đua đấy. Cắt thi đua cũng vẫn vui vì mình thì thêm được thằng cu, ông bà nội vui lắm, rồi mình cũng đỡ lo chuyện nhỡ ông xã lại ra ngoài kiếm thằng con trai,

đàn ông mà, sĩ diện ghê lắmỢ (Phỏng vấn sâu, nữ, 34 tuổi, Giáo viên).

Ngoài vấn đề sinh con thứ ba làm dân số của xã trong những năm gần đây biến động thì có một hiện tượng di dân từ các vùng khác đến mua đất làm nhà ở tại xã cũng làm dân số tăng lên. Do địa bàn xã có khu công nghiệp Nội Bài với diện tắch khoảng 100ha nên việc dân cư các vùng khác đến làm ăn, sinh sống tại xã cũng rất nhiều. Theo thống kê của xã, tắnh đến hiện nay có 831 hộ gia đình trong xã là người nơi khác đến mua đất ở tại xã. Tăng 62% so với thời điểm trước năm 2008. Ngoài ra, một số lượng lớn công nhân đến thuê nhà sinh sống và làm việc tại xã, con cái họ cũng học hành ở trường của xã và chỉ đến những ngày nghỉ lễ tết cổ truyền mới về quê của họ. Đây vừa là một cơ hội của xã để mở rộng diện tắch dân cư, tăng diện tắch khu đô thị của xã nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với sự quản lý của xã khi dân cư

vùng khác đến mang theo nhiều đặc điểm khác với dân cư tại địa phương.

Theo số liệu khảo sát, chúng tôi nhận thấy số hộ gia đình có từ ba đến bốn người tăng lên so với trước năm 2008. Ở thời điểm trước năm 2008, tỉ lệ hộ gia đình có ba thế hệ với số lượng năm người trở lên chiếm 66,7% nhưng từ sau năm 2008 đến nay, hộ gia đình có ba thế hệ với số lượng từ năm người trở lên giảm xuống chỉ còn 24,7%. Thay vào đó là tỉ lệ hộ gia đình có hai thế hệ với số lượng từ ba đến bốn người tăng từ 32,2% vào thời điểm trước năm 2008 lên đến 72,2% vào thời điểm hiện nay. Đây là hiện tượng chung của cả nước vì hiện nay gia đình hạt nhân đang có xu hướng tăng mạnh, gia đình truyền thống đa thế hệ đang có xu hướng giảm dần. Đặc biệt, ở vùng nông

gia đình thì khi con cái lớn thường ra Thủ đô Hà Nội làm ăn rồi mua nhà (thuê nhà) ở thủ đô, chỉ về nhà vào những dịp lễ tết hoặc những đợt nghỉ dài ngày, ở lại chỉ còn những người già. Một hiện tượng khác khiến gia đình hạt nhân trong xã tăng là do dân cư ở các vùng lân cận đến mua đất làm nhà (hoặc thuê nhà dài hạn) ở tại xã và làm việc tại khu công nghiệp, họ thường về quê của họ vào dịp lễ tết hàng năm. Hai luồng dân cư đến và đi khiến cho dân số trong xã cũng luôn có sự biến động. Đây là hiện tượng di dân con lắc khiến cho việc quản lý dân số của xã cũng gặp khó khăn. Và với chắnh quyền cấp xã luôn phải có những chắnh sách phù hợp để vừa kéo những người con của xã về quê lập nghiệp và vừa thu hút lượng lao động của vùng khác đến để làm giàu cho kinh tế cho xã.

2.1.2. Thực trạng biến đổi về cơ sở hạ tầng

Trước tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, đời sống của người dân trong xã cũng chịu ảnh hưởng mạnh. Đặc biệt là sự biến đổi về cơ sở hạ tầng của người dân. Nhà ở chỉ báo quan trọng để đo về sự biến đổi về cơ sở hạ tầng của người dân trong xã. Là một xã thuộc vùng ven đô nhưng vẫn còn mang đậm tắnh chất nông thôn, người dân vẫn coi nhà là nơi an cư lạc nghiệp của mỗi người. Xét về tắnh năng sử dụng, nhà ở không chỉ là nơi trú ngụ, sum họp của mỗi thành viên trong gia đình mà còn là nhà xưởng, nơi giao dịch kinh doanh buôn bán và dịch vụ. Sự biến đổi về loại hình nhà ở được coi là chỉ báo rõ nét nhất phản ánh cơ sở hạ tầng của người dân trong xã biến đổi như thế nào dưới tác động của đô thị hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 45 - 49)