Thực trạng biến đổi về sử dụng thời gian rỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 74 - 88)

PHẦN B : NỘI DUNG CHÍNH

2.2. Thực trạng biến đổi về lối sống

2.2.2. Thực trạng biến đổi về sử dụng thời gian rỗi

Quá trình đô thị hóa diễn ra tại xã Mai Đình trong thời gian vừa qua đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về một xã hội đô thị đan xen với một xã hội nông thôn truyền thống ở vùng ven đô. Sự đan xen này xảy ra

ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ là ở khắa cạnh cơ sở hạ tầng, khắa cạnh nghề nghiệp, khắa cạnh thu nhập Ờ chi tiêu mà còn ở cách người dân sử dụng thời gian rảnh rỗi, cách hưởng thụ văn hóa hay nói cách khác là ở khắa cạnh đời sống tinh thần của người dân. Dân cư trong xã không chỉ đơn thuần là những người nông dân thuần túy, những người thợ thủ công, những hộ gia đình buôn bán nhỏ lẻ như trước đây mà là một tập hợp khá đa dạng ở nhiều nhóm người khác nhau, có nguồn gốc xuất thân và địa vị xã hội khác nhau. Sự nhập cư ồ ạt từ nội thành và từ các tỉnh khác về đã khiến cho cộng đồng dân cư trong xã phức tạp hơn, không còn thuần nhất là dân cư nông thôn truyền thống. Chắnh vì vậy, việc nghiên cứu về cách người dân sử dụng thời gian rỗi, cách người dân hưởng thụ đời sống văn hóa là một yêu cầu cần thiết để đánh giá toàn diện hơn mức độ tác động của đô thị hóa đến xã hội nông thôn trong thời gian vừa qua. Liệu rằng kinh tế tăng trưởng, liệu rằng cơ sở hạ tầng tốt hơn có làm cho đời sống tinh thần của người dân trong xã phong phú hơn không? Và cuộc sống của người dân có gì thay đổi khi nghề nghiệp, thu nhập, chi tiêu của họ thay đổi.

Khi khảo sát về vấn đề các thành viên trong gia đình thường ăn bữa cơm nào ở nhà vào hai thời điểm trước năm 2008 và từ sau 2008 đến nay, chúng tôi thu được bảng số liệu sau:

Bảng 2.12. Biến đổi về bữa cơm chung trong gia đình của người dân trước và sau năm 2008 (tỉ lệ %)

Thành viên trong gia đình

Trƣớc năm 2008 Từ 2008 đến nay 1 bữa 2 bữa 3 bữa 1 bữa 2 bữa 3 bữa Chồng 10,4 20,8 68,9 22,2 54,3 23,5

Vợ 8,5 21,8 69,7 18,8 30,8 50,4

Con cái 15,3 24,0 60,7 15,5 25,0 59,5

Cháu 37,8 18,9 43,3 60,7 18,5 20,8

Qua bảng khảo sát chúng ta thấy mỗi thành viên trong gia đình đều có sự thay đổi về tần suất ăn bữa cơm chung với gia đình của từng thành viên. Với người chồng trong những gia đình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có sự biến đổi nhẹ. Ở giai đoạn trước năm 2008 thì người chồng thường ăn ba bữa cơm tại gia đình (chiếm 68,9%), tỉ lệ người chồng ăn một bữa cơm với gia đình chỉ chiếm 10,4%; nhưng đến thời điểm từ sau năm 2008 đến nay thì tỉ lệ người chồng ăn một bữa và hai bữa ở nhà lại tăng lên, tỉ lệ người chồng ăn một bữa ở nhà chiếm 22,2% và hai bữa ở nhà chiếm 50,3%. Với người vợ lại có một sự thay đổi mạnh hơn. Ở thời điểm trước năm 2008, tỉ lệ người vợ ăn một bữa cơm với gia đình chỉ chiếm 8,5% và rơi vào những người làm công nhân viên chức nhà nước hoặc làm xa nhà, có đến 69,7% người vợ ăn ba bữa cơm với gia đình; nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ người vợ ăn ba bữa cơm với gia đình đã giảm xuống còn 50,4%, người vợ ăn một bữa cơm với gia đình tăng lên 18,8%. Khi khảo sát về vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu và đã được biết, do trước năm 2008, người dân tại xã vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu và người chồng hay người vợ ăn ba bữa cơm ở nhà là chuyện bình thường. Nhưng từ sau có sự đô thị hóa Ờ công nghiệp hóa, người dân mất đất nông nghiệp phải chuyển nghề sang làm các loại ngành nghề khác nhau như công nhân, kinh doanh nhỏ lẻ hoặc lao động tự do thì việc ăn ba bữa cơm chung với gia đình đã giảm đi đáng kể. Với những gia đình có cả vợ và chồng làm công nhân, với đặc điểm là làm việc theo ca nên có thể bị lệch ca nhau và vì vậy, việc ăn cơm chung với nhau cũng giảm đi; hay vì làm ca nên họ đã ăn một bữa tại công ty, một bữa có thể ăn ngoài quán. Người đàn ông (người chồng) có sự biến đổi nhẹ hơn đối với người phụ nữ (người vợ) là do ở thời điểm trước kia, người phụ nữa vẫn là người đảm nhận các công việc đồng áng và công việc nội trợ là chắnh nhưng hiện nay, khi tất cả đều là những người công nhân và đi làm ca giống nhau thì việc nội trợ người đàn ông thường phải

san sẻ với vợ của mình. Với thành viên là con cái hay ông bà thì tỉ lệ ăn bữa cơm chung với gia đình thường không biến động nhiều. Nhưng với thành viên là cháu thì lại có sự biến động đáng kể. Ở thời điểm trước năm 2008, có 37,8% tỉ lệ người cháu ăn một bữa cơm hay ăn chung một bữa cơm với gia đình nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ này đã tăng lên. Khi tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi được biết, người cháu trong những gia đình thường chỉ ăn 1 bữa cơm tối tại nhà, bữa sáng thường ăn tại những quán ăn gần nhà hoặc gần trường, bữa trưa ăn tại trường học của các cháu. Đây là lý do chắnh khiến cho tỉ lệ người cháu ăn một bữa cơm tại gia đình đã tăng lên đến 60,7% vào thời điểm hiện nay. Mỗi gia đình lại có một hoàn cảnh, mỗi người lại có một công việc khác nhau nên việc ăn cơm chung của các gia đình cũng không giống nhau. Có gia đình thì thường ăn vào bữa sáng, có gia đình lại thường ăn cùng nhau vào bữa tối. Tuy vậy, bữa cơm tối vẫn được các thành viên trong gia đình lựa chọn nhiều hơn cả. Nếu có làm ca không ăn được bữa cơm tối với gia đình thì họ thường cố gắng để cả nhà ngồi ăn cùng nhau bữa sáng.

Không chỉ có sự biến đổi về tần suất bữa ăn trong gia đình của mỗi thành viên mà còn có sự thay đổi về các thói quen sau bữa cơm chung của mỗi gia đình. Khi tìm hiểu về việc các thành viên trong gia đình thường làm gì sau khi ăn bữa cơm chung, chúng tôi cũng thấy được sự thay đổi.

Bảng 2.13. Biến đổi về hình thức hoạt động của người dân sau khi ăn bữa cơm chung (%)

Hình thức Trƣớc năm

2008

Từ năm 2008 Ờ nay

1.Ngồi uống nước/ nói chuyện cùng nhau 79.8 27,5

2.Trao đổi về công việc gia đình 24.6 32,2

3. Mỗi người làm việc riêng của mình 38,3 68,9

4.Đi chơi nhà hàng xóm/bạn bè 29 32,2

5.Đi uống café 4,2 21.3

Với người dân nông thôn, bữa cơm chung sum vầy đầy đủ các thành viên trong gia đình thường được coi là khuôn mẫu để đánh giá gia đình đó có đầm ấm hay không và sau khi ăn xong bữa cơm chung, các thành viên có ngồi quây quần bên nhau cùng nói chuyện và trao đổi công việc hay không. Khi chúng tôi nghiên cứu về vấn đề này đã nhận được những quan điểm khác nhau. Ở thời điểm trước năm 2008, sau khi ăn bữa cơm chung, các thành viên thường ngồi uống nước/ nói chuyện cùng nhau (chiếm đến 79,8%), trao đổi về công việc gia đình (chiếm 24,6%). Cũng có những gia đình mà sau khi ăn cơm xong, ngoài việc trao đổi về công việc gia đình thì các thành viên làm việc của riêng mình (chiếm 38,3%) hoặc đi chơi nhà hàng xóm/ bạn bè (chiếm 29%). Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, có một số quan điểm đã thay đổi. Khi ngồi ăn bữa cơm chung, trong khi ăn thì các thành viên thường nói chuyện cùng nhau và trao đổi về công việc gia đình, sau khi ăn cơm xong thì mỗi thành viên làm việc riêng của mình (chiếm đến 68,9%). Một người phụ nữ

chia sẻ: ỘGia đình em thường ăn bữa cơm chung vào buổi tối, các thành viên

trong gia đình thường vừa ăn vừa nói chuyện với nhau về những vấn đề chung và ăn cơm xong thì thường mỗi người làm việc của người ấy. Nhiều khi công việc ở cơ quan chưa xong về nhà lại phải làm tiếp nên phải tranh thủ làm vào buổi tối, còn mấy đứa em thì phải học bài; cũng có khi ăn cơm xong em đi chơi hoặc đi uống cà phê với bạn bèỢ, (nữ, 26 tuổi). Qua khảo sát chúng ta thấy, ở thời điểm trước năm 2008, tỉ lệ thành viên trong gia đình đi uống cà phê sau khi ăn bữa cơm chung chỉ chiếm 4,2% nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ này đã lên tới 21,3%. Tất cả những đặc điểm mà chúng ta thấy ở trên đã bắt đầu mang tắnh chất lối sống đô thị. Gia đình thường gặp mặt và ăn cơm chung với nhau vào buổi tối, sau khi ăn cơm thì mỗi người đều có việc riêng để làm hoặc đi chơi/ uống cà phê với bạn bè. Đây là những biểu hiện của lối sống đô thị mà chúng ta thường thấy hiện nay.

Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của dân để phục vụ cho việc mở rộng khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới hay mở rộng đường quốc lộ đã khiến cho cơ cấu nghề nghiệp Ờ việc làm tại xã có sự biến động lớn. Kéo theo đó là hàng loạt vấn đề mới xuất hiện. Người dân chuyển từ làm nông nghiệp sang các nghề khác trong đó có nghề kinh doanh và buôn bán dịch vụ. Những nhà hàng phục vụ cho người dân tại địa phương và khách các nơi đến đang mọc lên ngày càng nhiều. Nhà hàng mở ra đồng nghĩa với việc lối sống của người dân cũng thay đổi theo. Trước kia, người dân thường chỉ ăn cơm hoặc gặp mặt bạn bè tại nhà nhưng hiện nay quan điểm đó đã thay đổi. Khi gặp gỡ bạn bè hay khi tổ chức một sự kiện nào đó, người dân đã có xu hướng đến các nhà hàng để ăn uống. Khi khảo sát về vấn đề người dân có tổ chức đi ăn ở nhà hàng thì có 45,6% người đã trả lời gia đình họ có tổ chức đi ăn uống ở nhà hàng và thường là vào những dịp như sinh nhật thành viên trong gia đình, sinh nhật bạn bè hoặc vào ngày kỉ niệm của các thành viên như kỉ niệm ngày cưới, kỉ niệm ngày đắnh hôn,ẦCác thành viên cũng thường đi ăn nhà hàng với bạn bè nhân dịp sinh nhật bạn, nhân dịp được tăng lương,ẦVà đặc biệt là vào những dịp nghỉ lễ tết thì họ thường gặp gỡ bạn bè ở nhà hàng. Đây là một điểm rất mới của người dân nông thôn, lối sống đô thị đang dần ảnh hưởng mạnh đến đời sống của những người dân trong xã. Tuy nhiên, không phải nhóm xã hội nào cũng tham gia đầy đủ hoặc thường xuyên tham gia vào những hoạt động đi ăn uống ở nhà hàng. Sự quan tâm hay việc thường xuyên đi ăn uống ở nhà hàng phụ thuộc nhiều vào yếu tố như mức sống hay thu nhập, nghề nghiệp, thói quen,Ầ Những người làm nghề phi nông nghiệp như công chức viên chức, buôn bán dịch vụ, kinh doanh thì tham gia vào hoạt động này thường xuyên hơn những người làm nghề nông nghiệp hoặc lao động tự do. Hoặc tỉ lệ nam giới cũng thường xuyên đi ăn uống ở nhà hàng hơn là nữ giới. Đây là đặc điểm mang tắnh chất truyền thống của văn hóa Việt

Nam. Bởi từ xưa đến nay thì người đàn ông trong gia đình vẫn đóng vai trò chắnh trong việc giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp hoặc đối tác làm ăn, người phụ nữ vẫn đóng vai trò nội trợ và chăm sóc con cái nhiều hơn. Nhưng nhìn chung, cư dân ven đô đang hòa nhập khá nhanh vào xã hội đô thị. Những chuẩn mực giá trị đã có những biến đổi nhất định. Bên cạnh việc lưu giữ những nét truyền thống tốt đẹp là sự du nhập những yếu tố của văn minh đô thị. Cho dù sự thay đổi chưa nhiều nhưng người dân đã bắt đầu có lối sống năng động hơn, sôi động hơn và thoải mái hơn. Con người không còn bị bó hẹp trong phạm vi làng xã mà quan hệ rộng mở hơn, có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều tầng lớp, nhiều nhóm xã hội khác nhau, tham gia nhiều hoạt động để mở mang tầm mắt và nâng cao hiểu biết.

Với sự đan xen giữa lối sống đô thị và lối sống nông thôn, việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân tại xã trở nên đa dạng và phong phú hơn. Cuộc sống chân lấm tay bùn dần bớt đi, việc đồng áng, chăn lợn gà không còn quá vất vả mà đã có những phương tiện hiện đại giúp sức. Người dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn. Họ không chỉ sang nhà hàng xóm chơi, uống nước, đánh cờ hay chơi với con cháuẦ mà họ còn có thể tham gia nhiều hoạt động văn hóa tinh thần trong và ngoài gia đình để đáp ứng nhu cầu hiểu biết của mình, hòa nhập với sự phát triển của xã hội. Khi khảo sát về vấn đề sử dụng thời gian nhàn rỗi của người dân, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến và việc sử dụng thời gian nhàn rỗi cũng khác nhau ở hai thời điểm. Vào những năm trước năm 2008, người dân chủ yếu vẫn là xem tivi/nghe đài hay uống nước ở nhà, hoặc sang nhà hàng xóm uống nước/ nói chuyện. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, một số hoạt động đã được quan tâm hơn khi họ có thời gian rảnh rỗi. Đối với những người dân trong xã, xem tivi vào thời gian rảnh rỗi là một trong hai hoạt động thường làm nhất. Có thể nói rằng, việc xem tivi đã

các chương trình tivi hiện nay ngày càng phong phú, chất lượng và luôn có sự đổi mới, nâng cao thì ngày càng thu hút được đông đảo người xem. Mặc dù tỉ lệ xem tivi/ nghe đài vẫn chiếm rất cao (98,9%) nhưng họ đã quan tâm đến những vấn đề khác như thể dục thể thao, đọc báo, đi chơi hay đi uống cà phê với bạn bè.

Bảng 2.14. Biến đổi về việc sử dụng thời gian rỗi (%)

Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi Trƣớc năm 2008

Từ năm 2008 Ờ nay

1. Xem tivi/ nghe đài 88,0 89,9

2. Uống nước ở nhà 48,6 35,0 3. Sang nhà hàng xóm uống nước/nói chuyện 63,0 25,1 4. Đọc báo 21,9 40,6 5. Nghe nhạc 14,2 25,0 6. Thể dục thể thao 23,5 75,4

7. Tham gia các hoạt động tập thể 15,3 27,7

8. Đi thăm hỏi bà con/bạn bè 24,0 31,1

9. Đi chơi 26,2 62,8

10.Đi uống café/ hát Karaoke 4,8 25,3

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)

Qua khảo sát về việc người dân sử dụng thời gian nhàn rỗi chúng ta thấy được đời sống của họ ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Trước năm 2008, tỉ lệ người được hỏi sử dụng thời gian nhàn rỗi vào mục đắch là thể dục thể thao hoặc đi chơi, đi uống cà phê rất ắt. Họ vẫn còn bận công việc đồng áng, chăn nuôi nên có thời gian rỗi là họ chỉ ở nhà nằm nghỉ ngơi, xem tivi hoặc sang nhà hàng xóm chơi trao đổi những câu chuyện xoay quanh vấn đề đồng áng hay kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi với nhau. Và cách thưởng thức

những chương trình tivi cũng khác nhau. Một người phụ nữ chia sẻ: ỘTrước kia làm ruộng, cứ cơm nước và chăn lợn gà xong thì chỉ muốn nằm nghỉ ngơi, có xem tivi thì chỉ thắch xem phim thôi. Nhưng bây giờ nhàn hơn, đi làm công ty về không phải lo cám bã lợn gà nữa nên ở nhà thì có thời gian xem nhiều chương trình truyền hình hơn hoặc thì thoảng đi uống cà phê với bạn bè. Bây giờ mà chỉ đi làm rồi ngủ thì không biết xã hội như thế nào cả, có xem và nghe các chương trình truyền hình thì mới hiểu được xã hội phát triển như thế nàoỢ,(nữ, 37 tuổi).

Nhìn vào bảng khảo sát chúng ta thấy, người dân đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề thể dục thể thao. Họ cho rằng tập thể dục thể thao là cách đẩy lùi bệnh tật một cách lành mạnh nhất. Ở các làng quê ven đô hiện nay, chúng ta

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 74 - 88)