Biến đổi nguồn thu chắnh trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 63)

Nguồn thu nhập Trƣớc năm 2008 Từ năm 2008 đến nay

1.Nông nghiệp 67,8 20,8 2.Thủ công nghiệp 1,1 2,2 3.Buôn bán dịch vụ 12,0 40,8 4.Lương Ờ thưởng 31,1 29,0 5.Lao động tự do 27,6 52,1 6.Trợ cấp xã hội 4,4 6,6 7.Lương hưu 17,5 23,0 8.Người thân 3,7 9,8

9.Nguồn thu khác (xin ghi rõ)

0,0 0,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)

Khi nhìn vào bảng khảo sát chúng ta thấy có ba nguồn thu có sự biến động mạnh nhất, đó là nguồn thu từ nông nghiệp, buôn bán dịch vụ và lao động tự do. Theo số liệu khảo sát, trước năm 2008 thì có đến 67,8% người dân sống bằng nguồn thu từ nông nghiệp là chủ yếu nhưng từ sau 2008 đến nay thì nguồn thu từ nông nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 20,8%. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương. Do sự tác động của đô thị hóa Ờ công nghiệp hóa, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu mở các khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới nên nguồn thu từ đất nông nghiệp hay nghề nông giảm đi rất nhiều. Thay vào đó là sự tăng lên của hai loại nguồn thu nhập khác là buôn bán dịch vụ và lao động tự do. Trước năm 2008, thu nhập từ lao động tự do chỉ chiếm 12% nhưng từ sau năm 2008 đến nay tỉ lệ này đã tăng tới 40,8%. Tương tự là thu nhập từ loại ngành nghề lao động tự do. Trước năm 2008, thu nhập từ lao

lên đến 52,1%. Điều này cũng rất phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương. Người dân mất đất nông nghiệp nên phần lớn họ chuyển sang làm các loại ngành nghề khác nhau nhưng có hai loại nghề được lựa chọn nhiều hơn cả là buôn bán dịch vụ và công nhân lao động tự do. Có một loại nguồn thu nhập cũng tăng lên và có sự khác biệt rõ rệt, đó là nguồn thu nhập từ người thân. Những người thân trong gia đình không ở nhà làm nông nghiệp, buôn bán dịch vụ hay công nhân tự do mà lựa chọn cách là xuất khẩu lao động. Tuy rằng tỉ lệ người đi xuất khẩu lao động trong xã không nhiều nhưng nguồn thu do họ gửi về cũng tăng lên đáng kể. Những gia đình nào có người thân đi xuất khẩu lao động thì kinh tế gia đình đó thường tăng lên đáng kể. Đặc biệt có những gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động về rồi lại đi thêm vài năm nữa thì kinh tế của gia đình đó tăng lên rất cao. Một phụ nữ có con đã từng đi xuất khẩu lao động ở Nhật chia sẻ: ỘCon trai tôi đi Nhật 3 năm, lương mỗi tháng của cháu bình quân cũng hơn 30 triệu đồng cả làm thêm ngoài giờ. Chị thấy đấy, làm một tháng ở bên đó bằng làm cả năm ở nhà thì tội gì mà không cố gắng đi. Tiết kiệm được một khoản tiền lớn rồi gửi về cho gia đình xây nhà hoặc đầu tư kinh doanh. Con tôi về được 1 năm rồi và

giờ đang muốn xin đi tiếpỢ (nữ, 58 tuổi, thôn Đống Bài).

Khi kinh tế gia đình khá giả, người dân thường nghĩ đến việc xây nhà, sửa chữa nhà cửa hay mua sắm đồ dùng gia đình. Qua khảo sát về việc đầu tư cho chi tiêu khoản nào nhiều nhất của gia đình ở hai thời điểm trước năm 2008 và từ năm 2008 đến nay (chỉ chọn 3 phương án chi nhiều nhất), chúng tôi thu được số liệu sau:

Bảng 2.10. Biến đổi về chi phắ, chi tiêu cho các hoạt động khác nhau của người dân (tỉ lệ %)

Loại chi tiêu Trƣớc năm

2008

Từ năm 2008 Ờ nay

1. Ăn uống 89,2 73,8

2. Quần áo, giầy dép 7,7 26,4

3. Khám chữa bệnh 25,7 25,1

4. Học hành 69,9 48,6

5. Sửa chữa nhà cửa 27,2 45,1

6. Sản xuất kinh doanh 14,2 47,3

7. Sắm đồ dùng cho gia đình 29,2 49,2

8. Điện nước, phắ vệ sinh, chất đốt 10,4 15,8

9. Giải trắ, du lịch 1,1 18,2

10.Tiết kiệm 6,6 20,8

11.Chi tiêu khác 1 1,1

(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài)

Qua bảng số liệu khảo sát chúng ta thấy rất rõ sự khác biệt về các khoản chi tiêu nhiều nhất ở hai thời điểm trước năm 2008 và từ 2008 đến nay. Ở thời điểm trước năm 2008, chúng ta thấy có một số mức chi chiếm nhiều như chi cho ăn uống (chiếm 89,2%), chi cho học hành (chiếm 69,9%), hay sắm đồ dùng cho gia đình (chiếm 29,2%) hoặc sửa chữa nhà cửa (chiếm 27,2%), còn một số mức chi khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ như chi cho khám chữa bệnh (chiếm 25,7%), chi cho sản xuất kinh doanh (chiếm 14,2%). Cũng qua số liệu khảo sát ở thời điểm trước năm 2008 người dân chưa quan tâm nhiều đến vấn đề mua sắm quần áo, giầy dép (chỉ chiếm 7,7%), vấn đề chi cho giải trắ du lịch chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (chỉ chiếm 1,1%) và thường là rơi vào những gia đình làm trong công nhân viên chức nhà nước hoặc những gia đình có kinh tế

khá giả. Cũng có một số gia đình khá giả hơn đã quan tâm đến vấn đề tiết kiệm cho cuộc sống gia đình (chiếm tỉ lệ 6,6%). Số này cũng chiếm ắt và chủ yếu là nằm ở những gia đình làm nghề kinh doanh. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ chi cho các khoản trong gia đình đã có sự thay đổi mạnh. Người dân không còn quan tâm nhiều quá đến việc chi cho ăn uống như trước đây, mặc dù tỉ lệ chi cho ăn uống vấn cao nhưng không còn chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối như trước đây mà đã giảm đáng kể (chỉ chiếm 73,8%). Một số khoản chi vẫn được giữ nguyên như chi cho khám chữa bệnh, chi học hành cho các thành viên trong gia đình, chi cho phắ vệ sinh, điện nước, chất đốt và nếu có tăng thì chỉ tăng do các loại phắ này tăng giá. Một số khoản chi tiêu tăng mạnh như chi cho sửa chữa nhà cửa (chiếm 45,1%), chi cho sản xuất kinh doanh (chiếm 47,3%), chi cho sắm đồ dùng cho gia đình (chiếm 49,2%). Cũng nhìn vào bảng khảo sát, chúng ta thấy có những khoản chi của người dân tăng đột biến như chi cho mua sắm quần áo giầy dép (chiếm 26,4% - tăng gấp hơn 3 lần so với thời điểm trước năm 2008), và người dân đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề chi cho giải trắ, du lịch (chiếm 10,2% - tăng hơn 9 lần so với thời điểm trước năm 2008). Đây chắnh là sự biến đổi về lối sống của người dân trong xã trong những năm gần đây. Trước năm 2008, mối quan tâm của các gia đình chủ yếu vẫn là xoay quanh vấn đề cơm ăn, áo mặc và học hành cho các thành viên trong gia đình nhưng từ sau năm 2008 đến nay, quan điểm đó đã có sự khác biệt rõ nét. Người dân đã đầu tư cho việc mua sắm quần áo, giầy dép nhiều hơn. Một phần nó phản ánh kinh tế của người dân khá giả hơn trước, một phần cũng phản ánh lối sống có sự biến đổi. Quan điểm ăn chắc mặc bền của người dân trong xã đã dần thay đổi, khi mua sắm quần áo hay giầy dép, họ không chỉ quan tâm nhiều đến vấn đề chất vải này hay chất da (nhựa) này có bền hay không mà họ còn quan tâm nhiều đến yếu tố nó có đẹp hay không, có hợp thời trang hay không. Đối với một số người dân, quần áo hay giầy dép

cũng không nhất thiết là phải hỏng, phải rách mới thay mà họ thấy không còn phù hợp hay không thắch nữa thì họ cũng bỏ đi để mua sắm đồ khác. Khi phỏng vấn một nữ giáo viên tại xã, chúng tôi đã nhận được quan điểm của

chị: ỘKinh tế khá giả hơn một chút nên mình cũng bắt đầu dần quan tâm đến

vấn đề chăm sóc bản thân và chiều chuộng bản thân mình hơn. Có khi mình mới mua đôi giầy nhưng thấy đi không thắch hoặc không hợp là mình cho

người khác và tìm mua một đôi khác phù hợp hơnỢ(nữ, 41 tuổi, giáo viên).

Cùng với nhà ở và điều kiện kinh tế khá lên, mức thu nhập tăng lên thì các trang thiết bị, tiện nghi, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình cũng phản ánh đến sự biến đổi về hành vi tiêu dùng của người dân trong xã. Việc mua sắm và sử dụng những đồ dùng đắt tiền như xe máy các loại, các loại tivi với nhiều kiểu dáng màn hình khác nhau, máy giặt, máy điều hòa, lò vi sóng, ô tô, Ầhay có gia đình mua sắm cho mình những bộ bàn ghế gỗ có giá trị cao đang có xu hướng tăng nhanh.

Bảng 2.11. Biến đổi về đồ dùng sinh hoạt trong gia đình của người dân tại địa phương trước và sau năm 2008 (tỉ lệ %)

Số lƣợng

(cái) Loại tài sản

Trƣớc năm 2008 Từ năm 2008 Ờ nay

0 1 2 3 4 0 1 2 3 4 1.Ti vi 0,0 89,6 9,4 1,0 0,0 0,0 63,9 28,4 6,6 1,0 2.Tủ lạnh 57,4 42,6 0,0 0,0 0,0 7,7 89,1 3,3 0,0 0,0 3.Máy giặt 84,2 15,8 0,0 0,0 0,0 31,5 65, 3,0 0,0 0,0 4.Điều hòa 98,6 10,4 0,0 0,0 0,0 69,7 23,8 4,5 1,0 0,0 5.Xe máy 0,0 83,7 15,3 1,0 0,0 0,0 49,2 39,9 6,5 4,4 6.Ô tô 97,8 2,2 0,0 0,0 0,0 89,8 10,2 0,0 0,0 0,0 7.Lò vi sóng 98,8 1,2 0,0 0,0 0,0 70,8 29,2 0,0 0,0 0,0 8.Bếp ga/ bếp từ 49,2 46,4 4,4 0,0 0,0 5,6 77,6 14,8 2,0 0,0 9. Đầu video/ dàn máy nghe nhạc 68,5 31,5 0,0 0,0 0,0 39 54,4 5,6 1,0 0,0 10. Bình nóng lạnh (tắm) 82,4 15,8 0,0 0,0 0,0 22,3 66,5 11,2 0,0 0,0 11. Truyền hình cáp/vệ tinh 94,5 5,5 0,0 0,0 0,0 60,8 39,2 0,0 0,0 0,0 12. Máy vi tắnh 86,3 13,7 0,0 0,0 0,0 40,5 54,1 4,4 1,0 0,0 13. Khác (xin ghi rõ) 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát đề tài)

Qua bảng số liệu khảo sát của đề tài, chúng ta nhận thấy có một sự thay đổi rõ nét trong việc mua sắm các trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình của người dân. Và đặc biệt, khi kinh tế phát triển, đời sống người dân tăng lên thì một số quan niệm của họ cũng thay đổi theo. Trước kia, người dân cho rằng trong mỗi gia đình chỉ cần có một chiếc tivi là đủ và có tivi màu để xem là tốt rồi thì đến nay quan điểm này đã thay đổi. Họ cho rằng nếu kinh tế khá giả thì

tivi to đẹp mới phù hợp với nhau. Một người đàn ông trong xã chia sẻ: ỘNhà tôi vừa mới được đền bù đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi để xây khu đô thị mới, có tiền làm được cái nhà ba tầng rồi. Khi làm nhà xong lại nghĩ là phải thay một số thứ cho phù hợp với ngôi nhà như tivi, điều hòa, máy giặt, phải mua thêm bộ dàn âm ly nghe cho sướngỢ, (nam, 48 tuổi, buôn bán).

Cũng qua khảo sát cho ta thấy, trước năm 2008, có đến 89,6% hộ gia đình chỉ có một tivi và 10,4% hộ gia đình có 2 tivi, chưa có hộ gia đình nào có ba chiếc tivi; nhưng từ sau năm 2008 đến nay, tỉ lệ này thay đổi một cách rõ rệt; hộ gia đình có một tivi đã giảm còn 63,9% và thay vào đó là hộ gia đình có hai tivi đã tăng lên 28,4%, đặc biệt là đã có những hộ gia đình có ba tivi (chiếm 6,6%) và đã có một số hộ gia đình có đến bốn chiếc tivi. Những hộ gia đình có ba đến bốn chiếc tivi thường là những hộ gia đình rất khá giả, phòng khách thường để một tivi to và mỗi phòng thường có một chiếc tivi để các thành viên trong gia đình khi về phòng riêng có thể vừa nằm nghỉ ngơi vừa xem những chương trình mình yêu thắch. Đây cũng là một sự biến đổi lớn trong lối sống của người dân tại xã. Không còn quan niệm mỗi gia đình chỉ cần một chiếc tivi là đủ mà dùng theo nhu cầu của từng thành viên trong gia đình. Gia đình có nhiều thế hệ khác nhau sẽ không có cùng sở thắch, vì vậy việc mua thêm tivi để phục vụ cho nhu cầu của thành viên trong gia đình, đáp ứng nhu cầu nghe nhìn thông tin xã hội một cách đầy đủ hơn.

Ngoài tivi, một số phương tiện sinh hoạt trong gia đình người dân cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Trước năm 2008, có đến 57,4% hộ gia đình chưa có tủ lạnh nhưng từ sau năm 2008 đến này thì con số này thay đổi hoàn toàn. Số hộ gia đình chưa có tủ lạnh chỉ chiếm 7,7% và có đến 89,1% hộ gia đình đã có một chiếc tủ lạnh để dùng, có 3,3% hộ gia đình đã có hai chiếc tủ lạnh. Trước kia người nông dân làm ruộng là chủ yếu, họ trồng được rau để ăn thường xuyên và điều kiện kinh tế khó khăn nên việc mua thực phẩm chỉ đủ

để ăn trong ngày nhưng đến nay thì đã có sự khác biệt. Người dân vẫn trồng rau để ăn, cũng có những hộ gia đình thì luôn mua rau ở chợ và việc mua thực phẩm để ăn trong vài ngày cũng trở thành một thói quen của người dân trong xã. Họ cho rằng đi làm công ty hoặc đi làm xa cả ngày nên việc đi chợ mua thức ăn cho vài ngày, thức ăn về chế biến sẵn để vào tủ lạnh để ăn trong hai đến ba ngày là chuyện dễ thấy. Việc mua sắm chiếc tủ lạnh trong gia đình cũng đã thay đổi một số hành vi của cá nhân trong cuộc sống của họ.

Khi khảo sát về việc trong hộ gia đình có lò vi sóng hay không thì chúng tôi nhận được kết quả cũng khá bất ngờ. Trước năm 2008, hầu như người dân chưa biết hoặc chưa sử dụng lò vi sóng bao giờ (chiếm đến 98,9%), chỉ có 1,1% người dân có lò vi sóng; nhưng hiện nay đã có đến 29,2% hộ gia đình có dùng lò vi sóng và 70,8% hộ gia đình chưa có lò vi sóng dùng nhưng họ cũng đã biết đến tác dụng của lò vi sóng, tuy nhiên họ cho rằng gia đình họ chưa cần thiết phải dùng đến lò vi sóng.

Khi tìm hiểu về việc người dân có sử dụng máy giặt trong gia đình, chúng tôi cũng nhận được những con số phản ánh sự khác biệt ở hai thời điểm trước năm 2008 và từ sau năm 2008 đến nay. Ở thời điểm trước năm 2008, có đến 84,2% hộ gia đình chưa có máy giặt và có 15,8% hộ gia đình có một chiếc máy giặt để dùng. Nhưng từ sau năm 2008 đến nay thì chỉ còn 31,5% hộ gia đình chưa có máy giặt hoặc không muốn mua máy giặt, có đến 65,5% hộ gia đình đã có một chiếc máy giặt và có 3,0% hộ gia đình có tới hai chiếc máy giặt. Khi khảo sát về việc người dân sử dụng máy giặt, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau phản ánh quan điểm sống khác nhau của các thế

hệ và theo giới. Một người phụ nữ chia sẻ: ỘTôi quyết tâm mua một chiếc máy

giặt để dùng mặc dù ông xã chưa muốn mua. Tôi cho rằng mua máy giặt là giải phóng được sức lao động của phụ nữ rất nhiều. Đi làm về mệt mỏi lại

phải ngồi giặt đống quần áo của cả nhà thì đến kiệt sức mấtỢ, (nữ công nhân 32 tuổi).

Một nam giới cũng đồng tình với quan điểm trong gia đình nên có một

chiếc máy giặt: ỘTrước kia tôi nghĩ quần áo cho vào máy giặt sẽ không sạch,

quần áo nhàu nát và bị phai màu lẫn nhau nhưng giờ tôi thấy nên giặt quần áo bằng máy giặt, vừa giải phóng sức lao động cho vợ để vợ lại có thời gian

để làm những việc khácỢ, (nam, 39 tuổi, công nhân).

Nhưng cũng có một số người cho rằng ở nông thôn chưa cần thiết phải

dùng máy giặt vì tốn tiền điện và Ộsinh lườiỢ cho người phụ nữ. Một nam giới

cho rằng: ỘỞ nông thôn không cần phải dùng máy giặt, nhà có mỗi vài ba người, tắm xong thì giặt luôn chứ có ắt quần áo mà giặt bằng máy giặt phắ

lắm, và lại sinh lười cho vợỢ,(nam, 63tuổi, nông dân). Qua việc khảo sát về

sử dụng máy giặt trong mỗi gia đình ở nông thôn, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều quan điểm rất Ộhiện đạiỢ cho rằng nên có máy giặt để giải phóng sức lao động cho người phụ nữ nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều quan điểm Ộtruyền thốngỢ cho rằng việc giặt giũ quần áo là của phụ nữ, quan điểm này thường là ở những người đàn ông tuổi trung niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 63)