Tỉ lệ người dân thay đổi nghề nghiệp trước và sau năm 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 57)

Loại nghề nghiệp Trƣớc năm 2008 Từ năm 2008 đến nay Thu hẹp hoạt động của nghề đó Giữ nguyên Mở rộng hoạt động của nghề đó 1.Nông dân 66,7 80,3 18,0 1,6 2.Công nhân 10,2 13,3 68,9 17,8

3.Công nhân viên chức 2,8 10,2 85,7 4,1

4.Buôn bán dịch vụ 8,3 3,6 32,1 64,3

5.Lao động tự do 12,0 6,3 34,9 58,7

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)

Theo kết quả khảo sát cho ta thấy, trước năm 2008 có tới 66,7% số người được hỏi làm nghề nông nghiệp nhưng từ năm 2008 đến nay, số người làm nghề nông nghiệp giảm mạnh, chỉ còn 18% số người vẫn giữ nguyên nghề nông, phần lớn họ thu hẹp hoạt động của nghề nông để chuyển sang các loại nghề nghiệp khác nhau như công nhân, lao động tự do, buôn bán dịch vụ,Ầ Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế của địa phương. Người dân bị thu hồi đất nên việc giảm nghề nông là điều dễ nhân thấy. Họ chuyển dần sang làm các nghề phi nông nghiệp để tăng thu nhập và giảm thời gian nhàn rỗi. Số người thu hẹp nghề nông cho rằng họ vẫn làm nông nghiệp để lấy gạo ăn, để duy trì một nghề mà họ cho rằng đó là nghề chắc chắn nhất, đề phòng trường hợp mất việc làm thì vẫn có gạo để ăn. Những lúc nông nhàn họ chuyển sang làm lao động tự do, hoặc buôn bán dịch vụ nhỏ lẻ. Cũng có nhiều người chuyển sang làm công nhân theo ca nhưng vẫn làm nông nghiệp để không bỏ phắ ruộng đất. Nhìn vào bảng phân tắch trên đây, ta thấy có hai loại hình nghề nghiệp được mở rông nhiều nhất là buôn bán dịch vụ và lao động

buôn bán dịch vụ và có 58,7% mở rộng loại nghề lao động tự do. Có một số người đã chuyển từ làm công nhân ở các nhà máy để chuyển sang làm lao động tự do. Vì là địa bàn ven đô nên buổi sáng họ có thể vào nội thành làm việc và buổi chiều tối họ lại về gia đình, công việc của họ cũng vô cùng

phong phú. Một phụ nữ tại thôn Lạc Tài chia sẻ: ỘTrước kia tôi cũng xin làm

công nhân trong khu công nghiệp nhưng thấy lương không cao, vì mình không có trình độ. Sau đó, tôi xin nghỉ và nhận làm giúp việc theo giờ ở Cầu Giấy. Sáng tôi đi xe buýt ra, tối lại bắt xe về. Làm giúp việc được nhiều tiền

hơn mà không vất vả lắmỢ,(nữ, 42 tuổi, trình độ 9/12).

Với những người là viên chức Nhà nước và công nhân thì tỉ lệ giữ nguyên nghề cũ là rất cao. Đặc biệt, khi được hỏi về loại nghề nghiệp công nhân viên chức Nhà nước thì gần như không có ai muốn thu hẹp hoặc bỏ nghề đó cả, chỉ đến tuổi về hưu thì phải về hưu hoặc do bệnh tật nên phải xin về hưu sớm. Họ cho rằng, công nhân viên chức là một ngành nghề có thu nhập không cao (lương ba cọc ba đồng) nhưng có ưu điểm là ổn định và có nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình (với phụ nữ) và có thời gian rảnh rỗi nhiều để có thể làm thêm một số ngành nghề khác. Đây cũng là tâm lý chung của người dân trong xã hội Việt Nam ta từ xưa tới nay. Phần lớn người dân luôn coi công nhân viên chức Nhà nước là loại nghề nghiệp được đánh giá cao trong xã hội (được gọi là làm Ộcán bộỢ). Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, kinh tế hội nhập thì một số người dân cũng đã cho rằng không nhất thiết phải làm công nhân viên chức Nhà nước mà hiện nay có nhiều ngành nghề khác nhau để tự do lựa chọn.

Liên quan đến những thay đổi về nghề nghiệp là những mong muốn của cha mẹ về nghề nghiệp đối với con cái. Khi được hỏi về việc người dân có định hướng nghề nghiệp cho con cái hay không thì có tới 84,7% người được hỏi cho rằng có/nên/phải định hướng nghề nghiệp cho con của họ.

Nhưng có sự biến đổi mạnh trong quan niệm của người dân trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái của họ ở thời điểm trước và sau năm 2008.

Bảng 2.8. Biến đổi về định hướng nghề nghiệp cho con cái của người dân địa phương trước và sau năm 2008

Loại nghề nghiệp mong muốn cho con cái

Trƣớc năm 2008 Sau năm 2008 Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 1. 1. Công chức/ viên chức Nhà nước 56 31,3 54 29,5 2.Bộ đội/công an 25 13,5 28 15,5 3.Kỹ sư/Bác sĩ 23 12,6 32 17,3 4.Công nhân tự do 16 8,6 37 20,3 5.Nông nghiệp 54 29,5 7 4,0 6.Buôn bán dịch vụ 5 2,5 18 9,5

7.Xuất khẩu lao động 4 2,0 7 3,9

8.Khác 0 0,0 0 0,0

Tổng 183 100 183 100

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)

Tỉ lệ định hướng nghề nghiệp cho con làm công nhân viên chức Nhà nước chỉ chiếm 29,5% ở thời điểm sau năm 2008 so với 31,3% ở thời điểm trước năm 2008. Họ cho rằng có nhiều ngành nghề để làm chứ không nhất thiết phải làm ở bộ phận Nhà nước. Vào thời điểm sau năm 2008, có tới 20,3% người được hỏi cho rằng họ định hướng cho con của họ làm công nhân tự do hay buôn bán dịch vụ (9,5%) mới giàu được. Ở thời điểm trước năm 2008, định hướng nghề nghiệp cho con làm công nhân tự do chỉ chiếm 8,6% và buôn bán dịch vụ chỉ chiếm 2,5%. Một người dân làm nghề buôn bán dịch

vụ tại thôn Đạc Tài chia sẻ: ỘBây giờ không phải cứ làm ở cán bộ Nhà nước

phận 1 cửa ở xã đấy, nhưng chỉ đủ tiêu dùng thôi chứ không giàu, gọi là oai hơn mọi người và ăn mặc lúc nào cũng chỉnh tề hơn thôi chứ không có nhiều

tiền đâu. Các cụ vẫn nói phi thương bất phú mà. CườiỢ, (nam, 49 tuổi). Có

15,5% người được hỏi cho rằng họ muốn con cái của họ làm công an/ bộ đội, tăng không nhiều so với thời điểm trước năm 2008. Họ chia sẻ rằng ngành nghề đó thì lương cao và ổn định. Một số người mong con họ làm bộ đội để đỡ phải nuôi ăn học và sau này không phải lo xin việc. Đó cũng là suy nghĩ chung của nhiều người nông dân, nhất là những hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Có 17,3% người được hỏi cho rằng họ mong con cái của họ được làm bác sĩ hoặc kỹ sư. Hai loại hình nghề nghiệp mà cha mẹ mong muốn cho con cái là công an/bộ đội hoặc làm kỹ sư/bác sĩ chỉ tăng nhẹ so với thời điểm trước năm 2008. Người nông dân cho rằng nếu có con cháu làm bác sĩ thì có đau ốm gì không phải lo lắng nhiều. Một người bố ở thôn Thái Phù chia sẻ:

ỘTôi mong con tôi làm bác sĩ vì sau này già yếu thì lo được cho bố mẹ chứ bây giờ không quen biết thì chạy chữa khó khăn lắm. Vào bệnh viện mà không

có người quen thì tốn kém vô cùngỢ,(nam, 58 tuổi). Theo khảo sát chúng tôi

cũng nhận thấy ở thời điểm sau năm 2008 thì tỉ lệ rất nhỏ (4,0%) người được hỏi cho rằng họ định hướng con cái của họ làm nông nghiệp, trước năm 2008 thì tỉ lệ này chiếm 29,5%. Đây cũng là điều dễ hiểu khi đất nông nghiệp của người dân không còn nhiều thì họ hướng cho con sang các loại hình nghề nghiệp khác thay vì làm nông nghiệp như trước. Phần lớn người dân cũng cho rằng nếu học lực của con cái họ không tốt lắm thì không thể thi đỗ cao đẳng hay đại học nên nuôi con học xong phổ thông thì ở nhà làm ruộng. Một người

dân tâm sự rằng: Ộcon tôi học kém, nhà lại không khá giả nên tôi không mong

con tôi đỗ cao đẳng, đại học, không có tiền nuôi ăn học và sau này không xin được việc thì lại đi làm công nhân. Thôi cứ ở nhà làm ruộng. Mà bây giờ làm ruộng cũng không vất vả lắm đâu, toàn thuê máy móc hết mà. Cô thấy đấy,

mình có phải làm gì nặng nhọc lắm đâu, mà lại thoải mái tư tưởngỢ, (nam, 54 tuổi). Điểm đặc biệt là người nông dân tại xã đang có xu hướng làm nông nghiệp theo hướng chuyên canh để cung cấp lượng lương thực thực phẩm cho người dân nội thành như rau sạch, hoa quả sạch,ẦVà cũng nhờ phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa và đô thị hóa nên sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình trong xã hướng vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao trên thị trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Đã hình thành nên mô hình sản xuất nông nghiệp riêng cho từng làng hay từng vùng đất. Chắnh vì có những lợi thế phát triển kinh tế dựa trên nông nghiệp nên sau khi bị thu hồi chỉ còn lại một phần đất sản xuất nông nghiệp thì người dân trong xã vẫn không muốn chuyển đổi hẳn sang các nghề phi nông và thậm chắ là có một số trường hợp người dân chuyển từ phi nông quay lại với nghề nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Một điểm khác biệt trong những năm gần đây là có một số gia đình mong muốn con cái họ học xong có thể học một nghề gì đó hoặc học tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng rồi xin đi xuất khẩu lao động. Tỉ lệ bố mẹ định hướng cho con cái theo hướng xuất khẩu lao động chiếm 3,9% (tăng 1,9% so với trước năm 2008). Họ cho rằng đi xuất khẩu lao động trong khoảng hai đến ba năm có thể kiếm được nhiều tiền hơn làm việc ở nhà trong khoảng mười năm, khi đã có vốn thì về nhà có thể làm ăn buôn bán còn tốt hơn là đi học rồi không xin được việc làm. Đây cũng là một vấn đề chung của cả nước vì hiện nay chúng ta đang đào tạo sinh viên cao đẳng/đại học rất ồ ạt mà chưa tắnh đến đầu ra cho họ khiến cho tỉ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm ngày càng tăng.

2.2. Thực trạng biến đổi về lối sống

2.2.1. Thực trạng biến đổi về hành vi tiêu dùng

Thước đo của sự biến đổi về lối sống của người dân nông thôn ven đô thể hiện qua hành vi tiêu dùng của cá nhân và các hộ gia đình. Thu nhập và chỉ tiêu của cá nhân và hộ gia đình là một chỉ báo rất cụ thể cung cấp cho chúng ta để hiểu rõ về sự biến đổi đang diễn ra như thế nào? Thu nhập của cá nhân và hộ gia đình đó tăng lên hay giảm đi? Thu nhập từ nguồn nào là chủ yếu? Chi tiêu của hộ gia đình được xác định là các khoản chi cho tiêu dùng các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm như chi cho giáo dục, dịch vụ y tế, đồ dùng lâu bền có giá trị, điện nước,ẦNhìn vào cơ cấu thu nhập Ờ chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình ta sẽ thấy được mức sống, lối sống của người dân tại địa phương biến đổi theo hướng nào.

Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, khi hỏi về mức thu nhập hiện nay tăng lên hay giảm đi so với trước năm 2008 thì có đến 87,2% người được hỏi cho rằng thu nhập tăng lên, cũng có 11,5% người lại cho rằng bị giảm đi và chỉ có 1,3% trả lời rằng không biết. (Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài). Qua đó chúng ta có thể đánh giá mức sống của người dân trong xã đã được cải thiện rõ rệt từ sau năm 2008 đến nay.

Khi tìm hiểu về nguồn thu nhập chắnh trong gia đình người nông dân, chúng tôi nhận thấy có sự biến đổi rõ nét ở thời điểm trước năm 2008 và từ năm 2008 đến nay. Cụ thể sự biến đổi ở một số nguồn thu chắnh của các gia đình như sau:

Bảng 2.9. Biến đổi nguồn thu chắnh trong gia đình (%)

Nguồn thu nhập Trƣớc năm 2008 Từ năm 2008 đến nay

1.Nông nghiệp 67,8 20,8 2.Thủ công nghiệp 1,1 2,2 3.Buôn bán dịch vụ 12,0 40,8 4.Lương Ờ thưởng 31,1 29,0 5.Lao động tự do 27,6 52,1 6.Trợ cấp xã hội 4,4 6,6 7.Lương hưu 17,5 23,0 8.Người thân 3,7 9,8

9.Nguồn thu khác (xin ghi rõ)

0,0 0,0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)

Khi nhìn vào bảng khảo sát chúng ta thấy có ba nguồn thu có sự biến động mạnh nhất, đó là nguồn thu từ nông nghiệp, buôn bán dịch vụ và lao động tự do. Theo số liệu khảo sát, trước năm 2008 thì có đến 67,8% người dân sống bằng nguồn thu từ nông nghiệp là chủ yếu nhưng từ sau 2008 đến nay thì nguồn thu từ nông nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 20,8%. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương. Do sự tác động của đô thị hóa Ờ công nghiệp hóa, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu mở các khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới nên nguồn thu từ đất nông nghiệp hay nghề nông giảm đi rất nhiều. Thay vào đó là sự tăng lên của hai loại nguồn thu nhập khác là buôn bán dịch vụ và lao động tự do. Trước năm 2008, thu nhập từ lao động tự do chỉ chiếm 12% nhưng từ sau năm 2008 đến nay tỉ lệ này đã tăng tới 40,8%. Tương tự là thu nhập từ loại ngành nghề lao động tự do. Trước năm 2008, thu nhập từ lao

lên đến 52,1%. Điều này cũng rất phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương. Người dân mất đất nông nghiệp nên phần lớn họ chuyển sang làm các loại ngành nghề khác nhau nhưng có hai loại nghề được lựa chọn nhiều hơn cả là buôn bán dịch vụ và công nhân lao động tự do. Có một loại nguồn thu nhập cũng tăng lên và có sự khác biệt rõ rệt, đó là nguồn thu nhập từ người thân. Những người thân trong gia đình không ở nhà làm nông nghiệp, buôn bán dịch vụ hay công nhân tự do mà lựa chọn cách là xuất khẩu lao động. Tuy rằng tỉ lệ người đi xuất khẩu lao động trong xã không nhiều nhưng nguồn thu do họ gửi về cũng tăng lên đáng kể. Những gia đình nào có người thân đi xuất khẩu lao động thì kinh tế gia đình đó thường tăng lên đáng kể. Đặc biệt có những gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động về rồi lại đi thêm vài năm nữa thì kinh tế của gia đình đó tăng lên rất cao. Một phụ nữ có con đã từng đi xuất khẩu lao động ở Nhật chia sẻ: ỘCon trai tôi đi Nhật 3 năm, lương mỗi tháng của cháu bình quân cũng hơn 30 triệu đồng cả làm thêm ngoài giờ. Chị thấy đấy, làm một tháng ở bên đó bằng làm cả năm ở nhà thì tội gì mà không cố gắng đi. Tiết kiệm được một khoản tiền lớn rồi gửi về cho gia đình xây nhà hoặc đầu tư kinh doanh. Con tôi về được 1 năm rồi và

giờ đang muốn xin đi tiếpỢ (nữ, 58 tuổi, thôn Đống Bài).

Khi kinh tế gia đình khá giả, người dân thường nghĩ đến việc xây nhà, sửa chữa nhà cửa hay mua sắm đồ dùng gia đình. Qua khảo sát về việc đầu tư cho chi tiêu khoản nào nhiều nhất của gia đình ở hai thời điểm trước năm 2008 và từ năm 2008 đến nay (chỉ chọn 3 phương án chi nhiều nhất), chúng tôi thu được số liệu sau:

Bảng 2.10. Biến đổi về chi phắ, chi tiêu cho các hoạt động khác nhau của người dân (tỉ lệ %)

Loại chi tiêu Trƣớc năm

2008

Từ năm 2008 Ờ nay

1. Ăn uống 89,2 73,8

2. Quần áo, giầy dép 7,7 26,4

3. Khám chữa bệnh 25,7 25,1

4. Học hành 69,9 48,6

5. Sửa chữa nhà cửa 27,2 45,1

6. Sản xuất kinh doanh 14,2 47,3

7. Sắm đồ dùng cho gia đình 29,2 49,2

8. Điện nước, phắ vệ sinh, chất đốt 10,4 15,8

9. Giải trắ, du lịch 1,1 18,2

10.Tiết kiệm 6,6 20,8

11.Chi tiêu khác 1 1,1

(Nguồn: số liệu khảo sát của đề tài)

Qua bảng số liệu khảo sát chúng ta thấy rất rõ sự khác biệt về các khoản chi tiêu nhiều nhất ở hai thời điểm trước năm 2008 và từ 2008 đến nay. Ở thời điểm trước năm 2008, chúng ta thấy có một số mức chi chiếm nhiều như chi cho ăn uống (chiếm 89,2%), chi cho học hành (chiếm 69,9%), hay sắm đồ dùng cho gia đình (chiếm 29,2%) hoặc sửa chữa nhà cửa (chiếm 27,2%), còn một số mức chi khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ như chi cho khám chữa bệnh (chiếm 25,7%), chi cho sản xuất kinh doanh (chiếm 14,2%). Cũng qua số liệu khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 57)