Lý thuyết cấu trú cỜ chức năng của Talcott Parsons

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 36 - 39)

PHẦN B : NỘI DUNG CHÍNH

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.2. Lý thuyết cấu trú cỜ chức năng của Talcott Parsons

Luận văn nghiên cứu về Biến đổi xã hội đã đặt ra giả thuyết là từ cấu trúc (cơ cấu) xã hội biến đổi dẫn đến sự thay đổi một số chức năng xã hội. Vì vậy

chúng tôi đã chọn Thuyết cấu trúc Ờ chức năng về biến đổi xã hội của Talcott

Parsons để làm công cụ nghiên cứu của mình.

Các tác giả khác nhau của thuyết chức năng có quan niệm không giống nhau về cấu trúc, hệ thống và quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên có thể nêu ra

một cách khái quát về khái niệm cấu trúc và chức năng như sau: Cấu trúc là

kiểu quan hệ giữa con người và xã hội được định hình một cách ổn định, bền vững. Chức năng là nhu cầu, lợi ắch, sự cần thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận

động của cả hệ thống [11, 225].

Thuyết chức năng giải thắch sự biến đổi xã hội theo chức năng. Người đứng đầu trường phái chức năng luận là nhà xã hội học E.Durkheim. Những nhà xã hội học theo trường phái chức năng mới cần phải kể đến là T.Parsons,

R.Merton, P.Blau,Ầ. Theo E. Durkheim, xã hội tồn tại như một hệ thống, trong đó các bộ phận có mối liên hệ hữu cơ với nhau về mặt chức năng. Tuy nhiên, mức độ liên hệ về mặt chức năng phụ thuộc các nhân tố cơ bản như quy mô dân số, mật độ dân cư và cách thức tổ chức xã hội. Một xã hội được tổ chức theo kiểu đoàn kết hữu cơ sẽ rất khác so với xã hội được tổ chức theo kiểu đoàn kết vô cơ. Mật độ dân số và quy mô dân số không đồng đều giữa các vùng miền trong quốc gia sẽ dẫn tới tần số tương tác khác nhau và cường độ tương tác cũng khác nhau, do đó hệ quả xã hội sẽ khác nhau. Xã hội có trước cá nhân và có tắnh quyết định so với cá nhân. Nói cách khác, cá nhân hầu như có sự lệ thuộc rất nhiều vào những biến đổi của xã hội. Sức mạnh của xã hội được biểu hiện qua ý thức tập thể và cá nhân phải hòa mình vào trong đó trong một loại hình tổ chức xã hội nhất định. Xã hội theo kiểu đoàn kết cơ giới thì chức năng của cá nhân là phục tùng xã hội. Loại tổ chức xã hội này thường được thấy trong các xã hội phong kiến, đẳng cấp khép kắn. Việc phân phối và điều tiết xã hội theo chức năng Ộtrên Ờ dướiỢ hay một tôn ti trật tự cao thấp với đặc trưng là quản lý bằng pháp luật, luật lệ quy tắc cứng nhắc và mang tắnh cưỡng chế. Các quan hệ xã hội phụ thuộc lẫn nhau theo nguyên tắc áp đặt mà không phải tự nguyện. Do đó, đồng thuận xã hội phản ánh tắnh tập thể, tắnh cộng đồng. Trong khi đó, các xã hội đoàn kết theo kiểu hữu cơ là loại xã hội phụ thuộc lẫn nhau bởi chức năng hợp tác, cộng tác với nhau theo kiểu vai trò và đề cao giá trị cá nhân. Trong loại xã hội này, các tổ chức thiết chế xã hội được hình thành mà không phải sự áp đặt bởi ý chắ tập thể. Trong xã hội đoàn kết hữu cơ, các đơn vị xã hội liên hệ với nhau bởi vì họ cần nhau mà không phải ép buộc phải có quan hệ với nhau theo sự phân công của tập thể hay ý chắ tập thể.

Nhà xã hội học T. Parsons có thiên hướng giải thắch biến đổi xã hội dưới tác động của các nhân tố cấu trúc chức năng (theo sơ đồ hệ thống chức năng

AGIL). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng quan điểm của T.Parsons về cấu trúc Ờ chức năng. Trong nhiều nghiên cứu của Parsons, ông dùng khái

niệm Ộcấu trúc của hành động xã hộiỢ được hiểu là Ộhệ thống của hành động

xã hộiỢ. Và ông đưa ra sơ đồ lý thuyết hệ thống AGIL: Hệ thống bốn chức

năng theo bốn chữ cái của bốn tiểu hệ thống. Theo Parsons, hệ thống xã hội được cấu thành từ bốn tiểu hệ thống (hệ thống nhỏ hơn), tương ứng với bốn loại nhu cầu hay bốn loại chức năng cơ bản của hệ thống xã hội. Bốn loại yêu

cầu chức năng của xã hội là: Thắch ứng (Adaptaion) với môi trường tự nhiên

Ờ vật lý xung quanh; Hướng đắch (Goal Attainment) Ờ huy động các nguồn lực

nhằm vào mục đắch đã xác định; Liên kết (Integration) Ờ phối hợp các hoạt động, điều hòa và giải quyết những khác biệt mâu thuẫn; Duy trì khuôn mẫu

lặn (Latent-Pattern Maintenance) Ờ tạo ra sự ổn định, trật tự [11, 227-238].

Parsons cũng coi chức năng là nhu cầu, là những yêu cầu, những đòi hỏi của hệ thống đối với từng bộ phận cấu thành của nó. Chức năng còn được hiểu là quá trình hoạt động đáp ứng nhu cầu, tạo ra lợi ắch, thỏa mãn yêu cầu của một chỉnh thể xã hội. Theo Parsons, điều quan trọng ở đây, chức năng xuất phát một cách tự nhiên từ chắnh sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống gồm các bộ phận tạo thành một cấu trúc nhất định.

Lý thuyết cấu trúc Ờ chức năng cho rằng, một xã hội, một hệ thống tồn tại được, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc. Bất kỳ một sự thay đổi trật tự và thứ tự của các thành phần hay sự thay đổi ở các kiểu quan hệ giữa các thành phần hoặc một sự phát triển quá nhanh hay quá chậm, sự bành trướng hay sự thu hẹp quá mức, sự thay đổi quá sớm hay quá muộn của bất kỳ thành phần nào cũng đưa đến sự lệch pha, sự thay đổi ở các thành phần khác và ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của toàn bộ hệ thống. Trạng thái mất cân bằng, mất ổn định của hệ thống về thực chất đều đưa đến sự suy yếu

và đổ vỡ của toàn hệ thống, nhưng một bên hứa hẹn sự thay thế bằng một hệ thống tốt hơn, một bên thì làm cho hệ thống ngày càng trở nên tồi tệ.

Khi áp dụng lý thuyết cấu trúc Ờ chức năng của T.Parsons, đề tài này nghiên cứu về biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô xem xét cộng đồng dân cư trong xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội như một hệ thống xã hội. Trong đó các thành phần cấu tạo nên hệ thống này bao gồm các yếu tố như thu nhập, chi tiêu, nghề nghiệp, việc làm, điều kiện về cơ sở hạ tầng, dân số, môi trường, văn hóa, lối sống hay về giáo dục, ytế, sự tham gia của các hoạt động xã hội cộng đồng. Những yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, sự thay đổi của yếu tố này kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác và của toàn hệ thống. Những yếu tố trên tạo thành một tổng thể cộng đồng dân cư trong sự tác động của quá trình đô thị hóa. Chắnh sách về phát triển đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong sự ổn định và phát triển của toàn bộ hệ thống xã hội trong huyện. Nếu chắnh sách phù hợp sẽ đưa hệ thống kinh tế - xã hội của huyện phát triển mạnh mẽ, ngược lại sẽ dẫn đến việc không đáp ứng được quy luật phát triển thì dẫn đến trạng thái mất cân bằng trong toàn bộ hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô ( Khảo sát tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội) (Trang 36 - 39)