Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 28 - 30)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

1.1.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội

Mối liên hệ giữa truyền thuyết và lễ hội có thể rút ra mấy điểm nhƣ sau:

Thứ nhất: Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội là quan hệ có tính chất

qua lại, bổ sung lẫn nhau. Truyền thuyết là cốt lõi của lễ hội, khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, lễ hội làm cho việc diễn xƣớng truyền thuyết đƣợc sinh động gắn bó, thu hút đƣợc sự cộng cảm của tập thể. Lễ hội luôn gắn với truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết là nội dung, lễ hội là hình thức. Nội dung phong phú, hình thức mới đa dạng. Có nhiều truyền thuyết, có nhiều lễ hội tƣơng ứng. Lễ hội là phƣơng diện để bảo lƣu truyền thuyết có hiệu lực nhất.

Thứ hai: Với nhân dân, lễ hội là hình thức kể chuyện, là sự bảo lƣu các cốt

truyện, bởi vì: Nhân dân (xƣa) hầu nhƣ không biết chữ, không thể đọc bản kể truyền thuyết đƣợc nhà Nho sƣu tầm, mặt khác, lễ hội kể lại thƣờng niên nội dung truyền thuyết, giúp nhân dân dễ nhớ, dễ thuộc. Bên cạnh đó, hình tƣợng ngƣời anh hùng, cuộc đời, những hành trạng của các anh hùng sẽ tác động trực tiếp, trực quan đến đông đảo nhân dân nhờ môi trƣờng lễ hội. Nơi đó, nhân dân không chỉ là ngƣời xem hội thụ động, còn là ngƣời chủ động đóng vai, nhập vai khi tham gia làm

những nhân vật, diễn lại các sự kiện của truyền thuyết. Điều này, góp phần nuôi dƣỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng của nhân dân.

Với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trò là xƣơng sống, là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh giải cho lễ hội: mở hội vào ngày nào, sau bao nhiêu năm mở lại một lần, tại sao kéo dài từng ấy ngày, rƣớc từ đâu đến đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, phải kiêng kị những gì… Lễ hội đều có nguồn gốc là nghi lễ nông nghiệp, phát triển thành hội làng. Sau đó, lớp ý nghĩa chống ngoại xâm, ca ngợi các vị anh hùng, các vị thần… đƣợc lồng ghép vào và chiếm vị trí nổi bật. Đây là sự gần gũi giữa nội dung của lễ hội với nội dung của truyền thuyết.

Truyền thuyết tạo cho lễ hội thêm phong phú, cao cả, ngƣợc lại, lễ hội nhằm minh chứng, khẳng định cho sự tồn tại của truyền thuyết.

Truyền thuyết đƣợc thể hiện bằng diễn xƣớng trong lễ hội, tạo sự sinh động, hấp dẫn, thu hút và để lại ấn tƣợng sâu sắc cho mọi ngƣời, tạo nên diện mạo văn hóa khá hoàn chỉnh, mang dấu ấn riêng về nét đẹp văn hóa làng, nƣớc - một sản phẩm folklore độc đáo của dân tộc, trong việc tái hiện hình tƣợng Thần, Thánh, nhân vật anh hùng, ngợi ca chiến công của họ. Truyền thuyết là yếu tố phản ánh mang tính chất “tĩnh”, lễ hội là yếu tố phản ánh mang tính chất “động”. Mỗi phản ánh đều có nét đặc sắc, lý thú riêng và luôn bổ sung cho nhau.

Tóm lại, truyền thuyết và lễ hội đều là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do dân sáng tạo, bồi đắp, lƣu giữ và thể hiện. Cả hai đều là bộ phận quan trọng, tập trung ca ngợi những ngƣời có công với dân, với nƣớc, đều hƣớng tới mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu đừng phụ công ơn của các bậc tiền bối.

Chúng khác nhau ở chỗ: truyền thuyết là một thể loại văn hóa dân gian, khắc họa ngƣời anh hùng bằng ngôn từ, bằng hình tƣợng, bằng các biện pháp nghệ thuật theo đặc trƣng của thể loại. Hội lễ là một sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, cần môi trƣờng diễn xƣớng, có cộng đồng tham dự. Hội lễ ca ngợi ngƣời anh hùng bằng tín ngƣỡng, bằng nghi thức lễ bái, bằng phong tục, bằng sự kiêng kị, bằng vật

phẩm dâng cúng, bằng việc diễn lại sự tích, hành trạng, bằng trò chơi dân gian, bằng đám rƣớc…

Thật vậy, ngƣời dân Kinh Bắc tự hào với tiếng hát của chàng Trƣơng Chi, giờ đƣợc cha ông truyền lại muôn đời qua các làn điệu dân ca Quan họ. Ngƣời ta kể, Lầu Tây nơi mà Mỵ Nƣơng ngồi bên sông Tiêu Tƣơng chảy qua là đồi Hồng Vân (Lim). Phải chăng để chia sẻ mối tình bi thảm ấy, hàng năm cứ đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch, trai gái khắp vùng về đây trẩy hội, hát giao duyên. Vì thế, hầu hết trong nhiều lời ca, giai điệu quan họ, bao giờ cũng phảng phất nỗi buồn, nhất là những bài về tình yêu giữa liền anh, liền chị. Thƣờng, họ chẳng mấy khi nên duyên vợ chồng. Hẹn thề đấy nhƣng rồi mùa hội nào cũng vậy, cho dù có níu giữ, có dan díu, nhƣng rồi lại hẹn đến Xuân sau.

Có thể thấy rằng, mối liên hệ giữa truyền thuyết và lễ hội đang và sẽ mãi in sâu vào đời sống tinh thần, nếp cảm, nếp nghĩ, nét đẹp văn hóa của nhân dân, dân tộc ta. Điều đó trở thành những câu chuyện gắn bó của tuổi thơ, đƣợc truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Bên cạnh đó, ngang qua không gian, các hoạt động văn hóa diễn ra trong lễ hội, ta thấy đƣợc đời sống tinh thần phong phú, nhiều màu sắc của nhân dân, đƣợc thể hiện sinh động qua từng ánh mắt, khuôn mặt, từng hoạt động của hội. Dù là phần nhỏ nhất đến những phần lễ chính, ta đều thấy đƣợc niềm vui, sự thành kính của những ngƣời tham dự. Hội trở nên một dấu chấm nghỉ ngơi cho một hành trình làm việc mệt nhọc, là sự khởi đầu cho một thời kỳ mới tràn đầy năng lƣợng, sức sống, là kho tàng tinh thần phong phú. Trong đó, ngƣời tham dự tìm đƣợc những giá trị tinh túy của hồn Việt, của văn hóa làng xã, của thế giới tinh thần với những mong ƣớc đáng trân trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)