Nhân vật lịch sử Thiền sư Nguyễn Minh Không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 40)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.3. Nhân vật lịch sử Thiền sư Nguyễn Minh Không

Trƣớc hết, Thiền sƣ Nguyễn Minh Không là nhân vật lịch sử đƣợc nhân dân phong lên hàng Thánh. Con ngƣời, cuộc đời Ông là một hiện tƣợng văn hóa kì lạ: Ông là ngƣời có tiểu sử rõ ràng nhƣng cũng chứa đầy yếu tố huyền thoại. Ông tên húy Nguyễn Chí Thành, tên cha là Nguyễn Sùng, tên mẹ là Dƣơng Thị Mỹ. Quê hƣơng bản quán rõ ràng: làng Đàm Xá, huyện Đại Hoàng, đất Tràng An (nay là làng Điềm Xá, xã Giao Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Đại Việt sử ký toàn thư (tập I) có ghi chép về cuộc đời Ông nhƣ sau: “Lý

Đàm Xá, huyện Đại Hoàng, đất Tràng An (nay là làng Điềm Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của Ngài là Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Trƣờng An. Mẹ Ngài là bà Dƣơng Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn (Bắc Ninh). Gia cảnh hai vợ chồng ông Nguyễn Sùng rất nghèo nhƣng luôn chăm lo làm việc thiện. Hai ông bà sinh hạ đƣợc một cậu con trai khôi ngô, tuấn tú đặt tên là Nguyễn Chí Thành”[40,tr.322].

Cha mẹ mất sớm, cậu bé phải mò cua, bắt cá để sinh sống. Sau đó, Nguyễn Chí Thành xuất gia, đi nhiều nơi, xây chùa, truyền bá đạo Phật, cứu độ chúng sinh. Ngài là nhà tu hành nổi tiếng thông tuệ với nhiều phép thuật cao siêu, đƣơng thời và hậu thế xƣng tụng lên bậc Thánh. Các nơi Ông đi qua đều để lại dấu ấn bởi các

truyền thuyết trong nhân dân.

1.3.1. Nhà tu hành mộ đạo

Nguyễn Chí Thành ngay từ thủa nhỏ tỏ ra là ngƣời có ý chí, quyết tâm đi tu. Khi mới xuất gia, Nguyễn Chí Thành theo học sƣ Giác Không, thân sinh ra Thiền sƣ Giác Hải ở chùa Diên Phúc xã Yên Vệ, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ông kết bạn với sƣ Giác Hải, tìm hiểu sâu về đạo Phật, là ngƣời học giỏi tinh thông mọi điều nên đƣợc sƣ phụ Giác Không ban hiệu là Minh Không.

Theo Thiền uyển tập anh ngữ lục, bản in tháng 4 năm Vĩnh Thịnh thứ 11

(1715): “Thiền sƣ Nguyễn Minh Không mấy đời làm nghề câu cá, sau bỏ nghề ấy mà đi tu, thƣờng hay đọc kinh Già-la-ni-môn. Trong các năm Chƣơng Thánh, Gia Khánh, thời Lý Thần Tông thƣờng cùng là đạo hữu cùng ở ẩn đất Hà Trạch, quên cả thân mình, ngoài không đi đến đâu, trong thì tu thiền định. Bỗng thấy tinh thần tai mắt sáng sủa, có thể bay trên không, đi trên băng giá, bắt đƣợc hổ phải phục, bắt đƣợc rồng phải giáng, vô cùng quái đảm ngƣời ta không sao lƣờng biết đƣợc. Sau tìm về một ngôi chùa ở quận mà ở”[66,tr.35].

Trong cuốn Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục, bằng chữ Hán, không rõ tên tác giả viết từ đời nào, hiện đang lƣu giữ tại chùa Keo, làng Dũng Nhuệ, Thái Bình có chép: “Vị thiền sƣ Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang tại Hải Thanh, là ngƣời Hải

Thanh, họ Dƣơng, huý là Minh Không thiền sƣ, theo nghiệp nhà làm nghề chài lƣới... về sau bỏ nghề đi tu theo phái Đà la môn. Năm Chƣơng Thánh Gia Khánh thứ nhất, sƣ cùng bạn là Giác Hải ra nƣớc ngoài. Lúc đầu sƣ theo học cƣ sĩ Bảo Tài Ngô Xá rồi theo học thiền sƣ Thảo Đƣờng và đắc đạo. Thiền sƣ Thảo Đƣờng truyền thụ cho giáo lý của phái Tuyết Đậu Minh Giác. Sau đó Sƣ cùng Giác Hải tìm đến am Mục Ngƣu, làng Đô Lâu, cùng tu ở chùa Hà Trạch. Ở đây ăn bằng cây, mặc bằng cỏ, các vị tu trì khổ hạnh tới quên mình. Ngoài đời cắt đứt mọi mƣu cầu, trong tâm ngày đêm lo thiền định. Các vị quên đói, bỏ ăn, để hết tâm trí vào việc chế đan luyện dƣợc. Thân hình đến nỗi nhƣ cây khô, nội tâm và ngoại cảnh không có gì phân biệt”[36,tr.2].

Thời Lý, Phật giáo có ảnh hƣởng lớn đến đời sống chính trị, xã hội Việt Nam. Thiền sƣ Nguyễn Minh Không là một vị cao tăng, có công lớn trong việc du nhập, hoằng dƣơng Phật pháp vào Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng.

Giai đoạn cuối đời, Ông đi chu du khắp nơi để xây dựng và mở rộng chùa chiền nhƣ:

Tại Nam Định: chùa Nội, chùa Cấp Cô, chùa Đồng, huyện Nam Trực; chùa Cổ Lễ, huyện Trực Ninh; chùa Viên Quang, huyện Xuân Trƣờng; chùa Cổ Liêu, huyện Ý Yên.

Tại Hải Dƣơng: chùa Dƣơng Nam, huyện Ngãi Sơn; chùa Phả Lại, huyện Quế Dƣơng; chùa Hƣng Long, huyện Vĩnh Lại.

Tại Quảng Ninh: chùa Quỳnh Lâm, huyện Đông Triều. Tại Hà Nôi: chùa Lạc Sƣ, huyện Thạch Thất

Tại Ninh Bình: chùa Điền Xá, huyện Gia Viễn TạiThanh Hoá: chùa Chính Đại, huyện Nga Sơn

1.3.2. Nhà truyền giáo vĩ đại

Theo Tài liệu Hán Nôm chùa Cổ Lễ có đoạn: “Năm Thiên Thuận Thứ IX

(1124) Nguyễn Minh Không, sang thôn Tây có đoạn Quốc sƣ khuyên giáo đồng đem về nƣớc. Từ số đồng này, Ông cùng học trò đúc tƣợng Quỳnh Lâm cao hơn

hai trƣợng tại xã Hạ Lôi, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; đúc chuông chùa Phả Lại nặng hơn vạn cân ở trên bờ sông Lục Đầu; đúc tháp Báo Thiên cao 9 tầng tại huyện Vĩnh Thuận (phủ Thọ Xƣơng); đúc đỉnh Phổ Minh nặng hơn 2 vạn cân tại xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Ngƣời đời gọi là 4 vật báu ở đất An Nam. Năm 1125, Ông tiếp tục đúc chuông chùa Nghiêm Quang nặng hơn 3300 cân, nay là xã Nghĩa Xá, Xuân Trƣờng, Nam Định”[52,tr.5].

Nghề đúc đồng xuất hiện ở nƣớc ta từ rất sớm nhƣng Thiền sƣ Nguyễn Minh Không là ngƣời có công xây dựng và làm cho nghề đúc đồng Việt Nam đạt tới đỉnh cao rực rỡ của thời Lý. Ngoài việc đúc Tứ đại khí, Ông còn dạy nghề đúc cho nhiều nơi. Học trò của Ông trở thành nghệ nhân nổi tiếng, trong đó đứng đầu là ông Trần Trọng (nghệ nhân làng Ngũ Xã, Hà Nội) đúc thành công bức tƣợng vĩ đại Huyền Trân Trấn Vũ cao 3,96m, nặng 9 tấn, thờ ở đền Quán Thánh, Hà Nội từ đời vua Lê Hy Tông năm 1677. Là quê hƣơng của nghề đúc đồng, Nam Định có trung tâm đúc đồng nổi tiếng đó chính là làng Tống Xá.

Thiền sƣ Nguyễn Minh Không đi nhiều nơi, truyền dạy nghề đúc đồng cho nhân dân. Bên cạnh đó, Ngài còn dành nhiều thời gian trong việc giáo hóa cho dân chúng tu tập theo Đạo Phật, biết hƣớng thiện để song an lạc trong cõi nhân gian.

1.3.3. Nhà y thuật tài ba

Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, sử quan Ngô Sĩ Liên chép: “Năm 1136, vua bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sƣ Minh Không chữa khỏi, phong là Quốc Sƣ, tha thuế dịch cho vài trăm hộ”[40,tr.326].

Trong Không lộ thiền sư ký ngữ lục có đoạn: “Năm Binh Thân, niên hiệu Thiên Chƣơng Bảo thứ tƣ, lúc đó Lý Thần Tông mắc một bệnh lạ, tâm thần hoảng loạn tiếng kêu đau đáng sợ, nhƣ tiếng hổ gầm. Các lƣơng y trong thiên hạ triệu đến chữa đều bó tay chịu. Bỗng trong khu chợ có trẻ hát rằng:

Muốn lành bệnh thật dễ Phải kiếm đƣợc Minh Không Không kiếm đƣợc Minh Không

Không lành bệnh Thần Tông hoá hổ

Triều đình sai sứ đi dò khắp nơi trong thiên hạ. Nghe đến có sƣ Không Lộ là Minh Không tu ở chùa Thần Quang, làng Dũng Nhuệ huyện Giao Thuỷ, liền tức thời sai sứ quan nội thị đƣa một chiếc thuyền đến tận nơi để tìm hỏi… Nhà sƣ sai mang chảo lớn đến đổ đầy dầu vào nồi đun lên. Khi dầu sôi nhà sƣ thò tay khoắng bốn lần rồi tắm vua trong chảo con bệnh liền tỉnh ra và khỏi hẳn”[36,tr.3].

Chính sử ghi chép tài y thuật của Thiền sƣ Nguyễn Minh Không chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông. Khi vào truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra với những cốt truyện ly kì để khẳng định tài y thuật của Ông, không chỉ chữa bệnh cho bề trên, còn là thầy thuốc của “bách tính lê dân”.

Qua tài liệu truyền thuyết dân gian và thƣ tịch về con ngƣời, hành trạng của Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không, hậu thế có thể hình dung một cách khá đầy đủ về hiện thân của Ngài ở nhiều phƣơng diện: là một bậc chân tu, một con ngƣời tài năng trên nhiều lĩnh vực. Tài liệu dân gian và thƣ tịch nói trên chính là các truyền thuyết với nhiệm vụ chính, tạc tƣợng để lƣu cho hậu thế hình ảnh một vị chân tu toàn năng, biểu tƣợng sống động của sức mạnh, sức sống của một tôn giáo lớn, có mặt ở Việt Nam hơn hai nghìn năm nay.

Tiểu kết chương 1

Giữa truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó, truyền thuyết và lễ hội đều là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, bồi đắp, lƣu giữ và thể hiện. Tất cả đều có một bộ phận rất quan trọng tập trung ca ngợi các nhân vật có công với dân với nƣớc, đều hƣớng tới mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu nhớ tới công ơn các bậc tiền bối. Những vấn đề lý thuyết cơ bản về truyền, lễ hội, diễn xƣớng… trên đâylà cơ sở để tác giả nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hộ về Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ, Nam Định.

Huyện Trực Ninh nói chung và thị trấn Cổ Lễ nói riêng trải suốt tiến trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam luôn đƣợc coi là một trong những vùng quê văn hiến, “địa linh - nhân kiệt”.

Chùa Cổ Lễ là một mảnh đất thiêng, với kiến trúc độc đáo, có giá trị phản ánh lịch sử của nghệ thuật tạo hình thời Lý. Chùa Cổ Lễ xứng đáng là một danh lam thắng cảnh trong vùng.

Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không là một vị Thiền sƣ nổi tiếng thời Lý, là nhà y học, nhà truyền giáo.Với những đóng góp xuất sắc của mình ở nhiều lĩnh vực, Thiền sƣ Nguyễn Minh Không đƣợc nhân dân ngợi ca, tôn vinh, đƣợc đạo Phật suy tôn là Bồ tát. Đối với nhân dân Cổ Lễ, Thiền sƣ Nguyễn Minh Không đƣợc tôn vinh nhƣ một vị Phúc Thần, Ông là ngƣời xây dựng chùa Cổ Lễ, chống hạn hán, lũ lụt, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân miền quê chiêm trũng.

Chương 2:

TRUYỀN THUYẾT VỀ LÝ TRIỀU QUỐC SƯ NGUYỄN MINH KHÔNG Ở CHÙA CỔ LỄ, NAM ĐỊNH 2.1. Truyền thuyết về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không

Truyền thuyết về Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không là một hệ thống truyện kể dân gian đƣợc lƣu truyền rộng rãi trong nhiều địa phƣơng ở Việt Nam, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Ông là một vị Thiền sƣ nổi tiếng ở nƣớc ta trong buổi đầu gây dựng nền độc lập tự chủ. Dƣới vƣơng triều nhà Lý, Ông có công quyên giáo đồng để đúc “Tứ đại khí” - bốn báu vật bằng đồng đúc của nƣớc ta. Bên cạnh đó, Ông còn là danh y, có công chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông, có công sáng lập và làm trụ trì nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Ông đƣợc nhà vua phong là Quốc sƣ do có công lớn đối với bách tính lê dân.

Hệ thống truyền thuyết về Quốc sƣ Nguyễn Minh Không đƣợc tác giả luận văn thu thập từ hai cơ sở dữ liệu chính:

Thứ nhất: Trên cơ sở dữ liệu điền dã, tôi thu thập truyền thuyết về Quốc sƣ Nguyễn Minh Không ngay tại Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định. Tại đây, tôi sƣu tập đƣợc một bản kể đƣợc ghi chép trong thần phả và hai truyền thuyết truyền miệng:

Bản kể thứ nhất Truyện về nguồn gốc chùa Cổ Lễ: Theo đó, chùa Cổ Lễ có tên là Thần Quang Tự, tƣơng truyền, chùa do Thiền sƣ Nguyễn Minh Không xây dựng vào thế kỷ thứ XII, dƣới triều vua Lý Thần Tông. Trong cung thờ Ông tại chùa, hiện nay còn lƣu giữ đƣợc những bảo vật nhƣ gậy tích, trống đồng, túi đựng đồng (Bắc nang đồng) và đặc biệt là pho tƣợng Thiền sƣ tạc bằng loại gỗ quý hiếm, một tác phẩm điêu khắc tinh xảo, thể hiện nhân thân một vị Thiền sƣ có nhiều pháp thuật. Theo thần phả: “Đây là một pho tƣợng nguyên bản của ngôi chùa cũ còn lại, một dấu tích xƣa nhất của chùa”.

Bản kể thứ hai Truyện người đúc chuông chùa Cổ Lễ: Kể về sự tri ân của

nhân dân nơi đây với Thiền sƣ vì Ông có công làm sống lại kỹ thuật đúc đồng của cha ông ta từ thuở dựng nƣớc thông qua việc đúc An Nam tứ đại khí vào thời Lý, sử

sách có biên ghi. Tứ đại khí chính là báu vật thiêng nổi tiếng của nƣớc Việt bao

gồm: tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền, tƣợng Phật chùa Quỳnh Lâm. Những địa phƣơng có nghề đúc đồng lâu đời nhƣ, Tống Xá, Ý Yên, vùng chợ Viềng (Nam Định), phố Lò Đúc, phố Ngũ Xá (Hà Nội), đình làng Chè, làng Rỵ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa)… đều lập đền thờ Ông.

Bản kể thứ ba Truyện về Đại sư Minh Không nhân dân Cổ Lễ vẫn đang

truyền tụng, với nhiều hành tung siêu phàm và kỳ tích phi thƣờng của Đại sƣ. Tƣơng truyền, thời Ông còn hàn vi, nhân dân bị hạn hán, lúa mạ héo úa, Ông sử dụng đôi chân khổng lồ chạy đi gánh nƣớc tƣới cho đồng ruộng. Một lần đổ nƣớc cả trăm mẫu ngập tràn, nƣớc xoáy thành vũng, thành vực. Thời kỳ Thiền sƣ Nguyễn Minh Không chƣa xuất gia nhập đạo, chuyện đăng đó bắt cá của Ông cũng hết sức kỳ dị. Ông căng một sợi chỉ ngang mặt sông, thế là cá cứ đến bám đầy, thả sức bắt:

“Rạng ngày mai Thánh còn để đó, Đến ban hôm bán chợ Viên Quang”

(Bài kệ chùa Cổ Lễ)

Ngày nay, vùng thôn xóm quanh Cổ Lễ vẫn còn dấu chân trên đá của Thiền sƣ thời hàn vi: Cổ Lễ (nơi đặt đó), Tƣơng Nam (nơi có chiếc lều nghỉ chân) và Liên Tỉnh, thôn Nội là nơi Ông thƣờng qua lại:

“Liên tỉnh trƣớc chùa trông ra, Đá tiên, gót ngọc rõ là thần thông” (Bài kệ chùa Cổ Lễ)

Trong dân gian truyền lại nhiều câu chuyện về tài đức uyên thâm của Thiền sƣ. Ông là ngƣời có công phò vua giúp nƣớc, giúp giảm sƣu cao thuế nặng cho dân, góp phần giải phóng con ngƣời lao động khổ cực. Ông còn là ngƣời chế ngự thiên nhiên, chinh phục sông nƣớc, chiến thắng hải tặc, làm chủ biển khơi. Ông là nhân vật có vị trí nhất định trong đời sống tâm linh dân gian vùng Cổ Lễ. Với nhân dân nơi đây, Thiền sƣ là Đức Thánh Tổ, là vị Phúc Thần. Bao phủ lớp lớp huyền thoại

nhƣng cốt lõi vẫn là những gì gần gũi với chúng sinh, mang tính nhân đạo ở nhân vật này. Vì thế, vẻ đẹp của biểu tƣợng tinh thần làm cho Ông luôn gần gũi với dân gian.

Thứ hai: Trên cơ sở tƣ liệu tại chỗ, tôi đã tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không lƣu hành trên toàn quốc đƣợc các nhà nghiên cứu sƣu tầm và biên soạn. Cụ thể, tôi có đƣợc:

1. Đội núi chắn dòng sông để bắt tép (Lê Xuân Quang) 2. Chữa bệnh ghẻ cho mục đồng (Lê Xuân Quang)

3. Chữa bệnh vua Lý Thần Tông hóa hổ (Lê Xuân Quang) 4. Chữa bệnh phong sang cho con vua Tống (Lê Xuân Quang) 5. Khuyên giáo đồng phƣơng Bắc (Lê Xuân Quang)

6. Đúc ngƣời (Lê Xuân Quang) 7. Cánh đồng Sạn (Lê Xuân Quang) 8. Sự tích làng Sảy (Lê Xuân Quang)

9. Thợ rèn đỏ lửa có tiền, tắt lửa hết tiền (Lê Xuân Quang) 10. Từ Đạo Hạnh hay sự tích thánh Láng (Nguyễn Đổng Chi) 11. Truyện sƣ Nguyễn Minh Không (Kiều Thu Hoạch)

12. Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không (Kiều Thu Hoạch)

13. Truyền thuyết về Quốc sƣ triều Lý - Không Lộ Minh và sự tích chùa Keo Thái Bình (Lƣơng Hiền)

14. Sự tích cái chuông dƣới sông Phả Lại (Kiều Thu Hoạch) 15. Thiền sƣ họ Nguyễn và hòa thƣợng họ Từ (Bùi Văn Nguyên) 16. Khổng lồ (Vũ Ngọc Phan)

Các bản kể đƣợc biên soạn trong các cuốn:

Truyện đức Không Lộ - Minh Không, Lê Xuân Quang, Nxb văn hoá dân tộc,

2000.

Tổng hợp văn học dân gian người Việt, Kiều Thu Hoạch, tập IV, V, Nxb

Truyện dân gian trấn Sơn Nam xưa, Lƣơng Hiền, Nxb Lao động Hà Nội,

2005.

Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, nhiều tác giả, tập II, Nxb giáo dục,

2003.

Lược truyện thần tổ các ngành nghề, Vũ Ngọc Phan, Nxb Khoa học xã hội,

1991.

Về tên gọi các bản kể: Trong các cuốn sách trên, các bản kể không đồng nhất về tên gọi. Tác giả Lê Xuân Quang, Kiều Thu Hoạch, Lƣơng Hiền sử dụng thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 40)