Thời gian và không gian diễn ra lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 85 - 86)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.2. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội

Thời gian diễn ra lễ hội

Năm nào cũng vậy, lịch hội trở thành một điểm mốc đáng nhớ, trở thành quy ƣớc của nhân dân, để đến hẹn lại lên, không ai nhắc nhƣng cũng chẳng ai quên:

“Dù ai buôn bán trăm nghề Mƣời tƣ tháng Chín thì về hội Ông”

(Ca dao)

Hội chùa bắt đầu đƣợc mở từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 Âm lịch, với diễn trình các nghi lễ tƣởng nhớ, các trò chơi dân gian, nhằm thỏa mãn tâm linh cũng nhƣ giáo dục quần chúng luôn nhớ về nguồn cội, lịch sử dân tộc - nhất là thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, lễ hội cũng là dịp để củng cố khối đoàn kết làng xã, tăng thêm lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc vốn có từ lâu đời, in đậm trong tâm thức ngƣời Việt.

Không gian diễn ra lễ hội

Lễ hội diễn ra trong cả làng Cổ Lễ (nay là thị trấn Cổ Lễ) nhƣng trung tâm của lễ hội là chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Cổ Lễ mới đầu hình thành là làng, sau dƣới thời phong kiến trở thành xã. Địa bàn thị trấn Cổ Lễ ngày nay ngoài miền đất Cổ Lễ xƣa, còn hợp thêm các làng Mạt Lăng, Vọng Doanh. Đất Cổ Lễ dƣới thời Trần thuộc huyện Tây Chân, phủ Thiên Trƣờng; thời Lê Trung Hƣng thuộc huyện Nam Chân; thời Nguyễn thuộc huyện Chân Ninh, sau là Trực Ninh.

Trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách, thay đổi địa danh, ngày 10/1/1984 theo quyết định số 02/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng (Nay là Thủ tƣớng Chính phủ), thị trấn Cổ Lễ đƣợc thành lập và giữ nguyên cho tới nay.

Hiện nay, thị trấn Cổ Lễ là trung tâm của huyện Trực Ninh. Đời sống của ngƣời dân ổn định, có thu nhập khá so với các địa phƣơng khác trong tỉnh Nam Định. Đây đƣợc xem là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của lễ hội.

Chùa Cổ Lễ là trung tâm diễn ra các nghi lễ của lễ hội. Thị trấn Cổ Lễ vừa là nơi diễn ra một số nghi lễ vừa là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian của lễ hội.

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, trong khoảng thời gian từ 1914 - 1920 và sau đó, Hoà thƣợng Phạm Quang Tuyên kiến tạo lại toàn bộ công trình chùa. Tiếp bƣớc Hoà thƣợng Phạm Quang Tuyên, Hoà thƣợng Phạm Thế Long xây dựng lại chùa Cổ Lễ nhƣ hiện nay. Chùa Cổ Lễ là một chỉnh thể gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, trải rộng theo hƣớng Đông - Tây, trên một diện tích gần 10 mẫu Bắc Bộ. Đây chính là không gian chính diễn ra lễ hội chùa Cổ Lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 85 - 86)