Chùa Cổ Lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 35 - 40)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.2. Khái quát về chùa Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định)

1.2.2. Chùa Cổ Lễ

Lịch sử hình thành chùa

Chùa Cổ Lễ tên tự là chùa “Thần Quang” thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Vào thế kỉ XII, Thiền sƣ Nguyễn Minh Không tu luyện thành chính quả và xây dựng nên ngôi chùa này. Những tƣ liệu lịch sử ghi chép trong các sách: Lĩnh nam chích quái, Thiền uyển tập

anh, Đại nam nhất thống chí, Nam ông mộng lục… cho biết: Chùa Thần Quang do

Quốc sƣ Nguyễn Minh Không xây dựng từ thế kỉ XII thời Lý. Bài minh khắc trên chuông đồng đúc năm 1799 niên hiệu Cảnh Thịnh còn lƣu lại tại chùa có câu (dịch): “Chân cảnh trời nam, Thánh Tổ đản giáng, dựng chùa Thần Quang”.

Ngày nay, nhân dân trong vùng thị trấn Cổ Lễ vẫn truyền tụng nhiều hành tung siêu phàm, kỳ tích phi thƣờng của Thiền sƣ Nguyễn Minh Không. Tại các vùng thôn xóm quanh thị trấn Cổ Lễ vẫn còn dấu chân trên đá của Ngài thời hàn vi: Cổ Lễ (nơi đặt đó bắt cá), Tƣơng Nam (nơi có chiếc lều nghỉ chân) và Liên Tỉnh, thôn Nội là nơi Ngài thƣờng qua lại:

“Liên Tỉnh trƣớc chùa trông ra, Đá tiên, gót ngọc rõ là thần thông”

(Bài kệ chùa Cổ Lễ)

Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa ba tầng, bảy mái, dựng bằng gỗ lim, nguyên ở hữu ngạn sông Hồng, vĩnh viễn lùi vào quá khứ do trận đại hồng thủy năm Tân Hợi (1611). Nhân dân thị trấn Cổ Lễ dựng lên ba ngôi chùa (mỗi làng một chùa) ở các vị trí nhƣ Ủy ban nhân dân huyện Trực Ninh, bệnh viện huyện Trực Ninh và cồn Mƣỡu (đều ở thị trấn Cổ Lễ) bây giờ, vẫn lấy hiệu là Thần Quang Tự, thờ Phật và Quốc sƣ Nguyễn Minh Không. Năm 1902, Sƣ Tổ Phạm Quang Tuyên đƣợc nhân dân thị trấn Cổ Lễ đón về, Sƣ là một Thiền sƣ đạo

cao đức trọng, một trí thức uyên bác, có biệt tài kiến trúc chùa tháp. Sƣ muốn có một ngôi chùa mới tƣơng xứng với tầm vóc lịch sử của miền đồng bằng sông Hồng nên Sƣ cụ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị xây chùa. Khi có Chiếu chỉ xây chùa, Sƣ cụ về bàn với nhân dân và hƣơng hào, lý bá trong làng Cổ Lễ việc xin đất làm chùa, đƣợc nhân dân ủng hộ, Chính quyền cấp đất ở ngay vị trí gần chùa cũ, nơi đất thiêng tụ linh, tụ khí, tụ nhân, tụ đức. Có đất rồi, Sƣ cụ chuẩn bị làm gạch, nung vôi để xây chùa và bàn với xã quy ba ngôi chùa vào một (tam tự quy nhất tự) cho to đẹp phong cảnh. Bản thân Sƣ cụ hô hào đào ao, vƣợt thổ, lấy đất làm gạch. Vì vậy, trong khuôn viên chùa có nhiều hồ, hai bên có sông nhỏ thông với sông Cổ Lễ để ngôi chùa tách khỏi khu dân cƣ cho thanh tịnh, nằm gọn trong võng sơn thủy hữu tình. Từ mảnh đất Cổ Lễ có hình chữ “Thiện”, vào năm 1914 - 1919, nổi lên một quần thể kiến trúc nghệ thuật nguy nga, bề thế: nào chùa chính, nào tháp Cửu phẩm Liên Hoa, nào sông, nào núi, nào cầu… sơn thủy hữu tình, nhƣ động nhƣ lăng, nhƣ một thế gian thu nhỏ. Đặc biệt, ngôi chùa chính, ngắm nhìn vòm mái nhƣ thể hàng trăm ngọn tháp ghép lại, tƣợng trƣng cho một phù đồ tháp, một kiến trúc độc đáo khác với các chùa tháp ở Việt Nam.

“Ý rằng tạo hóa là riêng

Xây chùa ta hẳn khác miền Đông Tây”[73,tr.2]

Điều đáng lƣu ý, xây dựng công trình lớn nhƣ vậy, không hề có thiết kế, không có phác họa, tất cả đồ án và tiến trình xây dựng đều đƣợc sắp xếp trong bộ não siêu việt của nhà Sƣ (Sƣ tổ Phạm Quang Tuyên). Du khách trong, ngoài nƣớc đến tham quan đều hết sức thán phục vị “Thiền sƣ - kiến trúc sƣ”. Tiếp gót Sƣ phụ, năm 1936, Hòa thƣợng Phạm Thế Long đúc quả chuông đồng nặng 9000kg, giấu kín dƣới lòng hồ, hòa bình lập lại mới kéo lên, đặt trên cầu cuốn trƣớc cửa chùa. Năm 1997, một gia đình tín chủ đã thành tâm tiến cúng xây dựng tòa “Kim chung Bảo các” uy nghiêm cổ kính. Chuông lớn hiện treo trên đó.

Chùa Cổ Lễ, nơi danh lam thắng cảnh linh ứng, ngày 21- 5- 1950, thực dân Pháp tàn bạo, bắn 52 phát đạn bác vào chùa, làm đổ nát nhiều công trình. Chúng

lấy 9 pho tƣợng đồng, phá hủy 12 pho tƣợng gỗ… Dã tâm hơn, chúng còn cài mìn vào tháp Cửu phẩm liên hoa, toan hủy diệt di tích. Dân làng Cổ Lễ cảnh giác, phát hiện, đấu tranh buộc chúng phải từ bỏ ý định phá hoại ngôi bảo tháp này.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân từ 1945 - 1975, chùa Cổ Lễ là nơi có nhiều Nhà Sƣ tạm biệt cửa Thiền, làm lễ cởi áo Cà Sa ra trận, diệt giặc cứu nƣớc. Đó là những nghĩa cử cao đẹp biểu hiện chữ Đạo, chữ Đời hòa làm một. Chùa Cổ Lễ đƣợc Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng “Di tích lịch sử văn hóa quốc gia” theo Quyết định số 28/QĐ - VH của Bộ Văn Hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ngày 18 tháng 01 năm 1988.

Kiến trúc chùa

Chùa Cổ Lễ là một chỉnh thể gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, trải rộng theo hƣớng Đông - Tây, trên một diện tích gần 10 mẫu Bắc bộ. Từ ngoài vào trong, ta thấy các hạng mục kiến trúc lần lƣợt: Cổng chùa, tháp Cửu phẩm Liên hoa, cầu cuốn, tam quan, nhà hội quán, đền Thánh, đền Mẫu, hai cầu núi, chùa chính, nhà tổ, nhà khách, phòng tăng, pháp đƣờng, tòa Kim chung Bảo các, vƣờn tháp… Trong đó, công trình kiến trúc đặc sắc, giá trị nghệ thuật cao là tháp Cửu phẩm Liên hoa, chùa chính hay còn gọi là Tòa chính cung và Kim chung Bảo các.

Điểm nhấn của tổng thể kiến trúc chùa Cổ Lễ chính là tháp Cửu phẩm Liên

hoa, thuộc loại kiến trúc nhiều tầng, vƣơn cao dần lên không trung, thể hiện sự tỏa

rộng của Phật pháp - một đặc trƣng kiến trúc Phật giáo. Tháp cao 32m, do chín tầng hoa sen liên kết hợp thành, mang ý nghĩa “cửu trùng” là chín tầng trời, một đặc thù tín ngƣỡng của đạo Phật. Nền tháp thể hiện bằng hình ảnh con rùa lớn, nổi giữa mặt hồ, biểu tƣợng cho sự vững chãi, trƣờng tồn. Dáng vóc rùa chắc khỏe, dài 18m, rộng 10m; mai rùa cách điệu lƣợn cong thành tám múi lớn, mỗi múi dài 4,65m; bốn chân rùa vƣơn dài, trụ vững xuống lòng hồ, đầu hƣớng vào chùa, đuôi hƣớng ra ngoài. Lòng tháp đƣợc tạo bởi trụ tròn, có 64 bậc vòng từ chân lên đỉnh tháp, ứng với 64 quẻ của Kinh Dịch. Quần thể kiến trúc tháp gồm tháp chính ở giữa, đứng trên lƣng rùa, quanh chân tháp là núi giả và voi làm tăng vẻ hùng vĩ cho Bảo tháp.

Tháp chính ở giữa, đứng trên lƣng rùa, 4 hƣớng: Đông, Tây, Nam, Bắc là 4 núi (non bộ), phỏng theo triết lý Phƣơng Đông: Thái cực - lƣỡng nghi - tứ tƣợng - bát quái… mà Kinh Dịch từ nghìn năm trƣớc đã dạy. Việc tạo dựng núi giả, voi quanh chân tháp cũng làm tăng vẻ hùng vĩ cho Bảo tháp với ý nghĩa đề cập triết lý Phật giáo: “Tứ đại” - đất, nƣớc, gió, lửa; sinh, lão, bệnh, tử… con ngƣời phải tích thiện để tránh xa cảnh trầm luân. Tháp chùa Cổ Lễ thuộc dạng tháp thờ Đức Phật và Bồ- tát. Tầng trên cùng thờ Đức Phật A-Di-Đà, Đức Phật Giáo chủ thế giới Tây phƣơng Cực lạc. Sự tồn tại vững chãi của Bảo tháp cho đến ngày nay là kết quả của việc xây cất hết sức công phu. Lần đầu xây dựng, Bảo tháp bị đổ; phải đến lần thứ hai, khi Sƣ cụ Phạm Quang Tuyên cho gia cố móng bằng 50 cây gỗ lim lớn, việc xây dựng mới thành công và cho chúng ta một công trình kiến trúc tuyệt mỹ nhƣ ngày này.

Tòa Chính cung chùa Cổ Lễ cao 29m, cấu tạo theo thế cửu trùng, gồm chín tòa khác nhau. Nhiều tòa ngang dãy dọc liên kết thành một khối. Nhìn chung, nét nổi bật ở đây là kiểu uốn khung, cuốn vòm, dáng dấp hoa sen cách điệu, xây dựng bằng vật liệu vôi, cát và mật. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu: với toàn bộ thành phần kiến trúc cơ bản của ngôi chùa, bao gồm tiền đƣờng, thiêu hƣơng, thƣợng điện đều nằm trong một bình diện hình chữ nhật, chiều dài 31,6m, rộng 14,7m, đây là phong cách quy hoạch chùa chƣa từng thấy ở nơi khác. Tƣờng trƣớc cửa chùa có sáu cột lục lăng rỗng, ba mặt trƣớc cột có trổ ô hình chữ nhật, gắn kính màu, mỗi khi thắp đèn sáng bên trong hiện lên các màu xanh, đỏ, tím, vàng huyền ảo nhƣ màu cờ nƣớc Phật. Vào trong chùa, trƣớc khi ngắm những vòm tròn mái cong, trên trần trang trí họa tiết màu sắc rực rỡ, ta thấy ngay trên thƣợng điện có tƣợng Đức Phật Thích Ca rất lớn, cao 4m, ngang 3,5m, sơn son thiếp vàng trên nền gỗ bạch đàn, ngự giữa tòa sen trong tƣ thế nhập thiền, phía sau có vòng hào quang tỏa sáng. Đặc biệt, ở chùa Cổ Lễ, việc sắp đặt tƣợng Phật không tuân thủ cứng nhắc theo một quy định cổ điển nào mà có sự bố trí sáng tạo cho phù hợp với nội dung thờ cúng. Cụ thể nhƣ hai bậc dƣới chỉ có hai pho tƣợng Đức Phật thời hiện tại và

tƣơng lai. Trƣớc bát hƣơng thờ chung cho thế giới Đức Phật là tòa Cửu Long to, cao gần 2m đƣợc kiến tạo nhƣ một vòm trời, có chín con rồng uốn lƣợn tạo thành động nhỏ. Chín con rồng ở chín tƣ thế khác nhau, vừa kết cấu động, vừa tạo thành điểm để các pho tƣợng nhỏ của thế giới chƣ Phật đứng hoặc ngồi, phía trong cũng nhƣ phía ngoài tòa Cửu Long, làm tôn thêm vị thế pho tƣợng Đức Phật Thích Ca lúc sơ sinh. Đức Phật Thích Ca sơ sinh đƣợc tạc nhƣ cậu bé cởi trần, mình quấn khố, tay phải chỉ xuống, tay trái giơ hai ngón chỉ lên nhƣ đƣa ra thông điệp khẳng định vị thế của chƣ Phật: “Thiên thƣợng, địa hạ, duy ngã độc tôn”. Hai bên tả hữu phía sau tòa Cửu Long là các pho tƣợng Kim đồng, Ngọc nữ, y phục trang nghiêm, phong cách chững chạc đứng dâng hoa chầu hầu làm nghi thức thờ cúng thêm linh thiêng tôn kính. Bên dƣới bệ của thƣợng điện là động Đức Phật Niết - Bàn, có tƣợng Đức Phật, kích thƣớc bằng ngƣời thật, nằm nghiêng trong ánh đèn lung linh mờ ảo yên tĩnh. Hai bên tả hữu chính cung là hai nhịp cầu thang lên xuống ôm lấy thƣợng điện một cách đối xứng hài hòa. Lên 24 bậc nữa cộng với chín bậc từ sân lên nền chùa là 33 bậc tƣợng trƣng cho 33 tầng trời, ta tới cung phía sau Thƣợng điện thờ Đức Phật là cung thờ Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không.

Kim chung Bảo các chùa Cổ Lễ đƣợc nhận định là khối kiến trúc bề thế, lộng lẫy và cổ kính tƣơng xứng với tên gọi. Gác chuông này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc truyền thống trong việc xây gác chuông chùa Việt với kỹ thuật hiện đại phƣơng Tây. Tuy vật liệu chủ yếu để kiến tạo hình khối là xi măng, sắt thép nhƣng cảm giác bức bối, nặng nề của bê tông không làm phai nhạt nét uyển chuyển, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, phong vị mộc mạc, tôn nghiêm của loại hình kiến trúc chùa, vẫn toát lên từ một công trình kiến trúc tinh vi, cầu kỳ, có dáng dấp cung đình bề thế này. Chuông nhỏ đƣợc đúc năm 1799, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7; chuông lớn đƣợc đúc năm 1936, niên hiệu Bảo Đại thứ 11. Tiếng chuông chùa Cổ Lễ vang xa, không chỉ là tiếng quý nhất trong bát âm, còn là âm thanh thức tỉnh con ngƣời mê muội, quy y về với chính nghĩa, là tiếng gọi của Phật pháp huyền diệu.

Chùa Cổ Lễ hiện lƣu giữ nhiều di vật văn hoá quý hiếm nhƣ: Tƣợng Đức Phật Thích Ca, cao 4,20m ngự trên toà sen trong tƣ thế nhập thiền, phía sau có vầng hào quang toả sáng thiêng liêng; một chuông đồng thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7 (1799); một chuông đồng nặng hơn 9 tấn đúc năm 1936; một trống đồng trơn, tƣơng truyền từ thời Lý; một lá cờ thần hai mặt ghi: “Nam thiên Thánh tổ” và “Lý

triều Quốc sư”; bốn thuyền chải dùng để thi bơi trong lễ hội truyền thống.

Chùa Cổ Lễ hiện nay có nhiều nét khác với chùa cổ Việt Nam bởi sự kết hợp khéo léo các yếu tố kiến trúc cổ truyền với kiến trúc Gôtích của Gia-tô giáo. Chùa cổ Việt Nam thƣờng thấp và trải rộng về bề ngang với bộ khung gỗ lim vững chắc. Nhƣng chùa Cổ Lễ không những rộng, còn rất cao. Kiến trúc mái vòm để chịu lực đƣợc xử lý rất hợp lý. Nếu nhìn từ xa, ta cảm nhận nhƣ nhà thờ Gia-tô giáo, nhìn kỹ là một ngôi chùa, bởi đôi rồng chầu rất lớn ở phía trƣớc và các họa tiết trang trí khác. Những nét kiến trúc bề ngoài cho thấy sự tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa nghệ thuật kiến trúc nhân loại, mang lại sự mới lạ, tinh tế cho cảnh quan và các hạng mục công trình trong chùa. Một đặc điểm khác nữa, đó là, trong kiến trúc chùa Cổ Lễ so với các ngôi chùa cổ khác thƣờng thiết kế theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh” riêng ở chùa Cổ Lễ, việc thờ Thánh, thờ Phật đƣợc bài trí trong cùng một không gian điện thờ - Phật điện, hai tầng trong cùng một không gian kiến trúc ở chùa Cổ Lễ là duy nhất tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 35 - 40)