Thị trấn Cổ Lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 30 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.2. Khái quát về chùa Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định)

1.2.1. Thị trấn Cổ Lễ

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Cổ Lễ là một thị trấn thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thị trấn đƣợc thành lập theo quyết định số 02/QĐ - HĐBTcủa Hội Đồng Bộ Trƣởng (nay là Thủ

tƣớng Chính phủ), ngày 10 tháng 1 năm 1984, trên cơ sở chia tách xã Chính Nghĩa cũ thành thị trấn Cổ Lễ và xã Trực Chính, huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh. Thị trấn Cổ Lễ có diện tích là 4,93 km2, dân số hơn 11.000 ngƣời (năm 2015). Đây là vùng đất văn hiến, có truyền thống yêu nƣớc, cách mạng, ở địa thế cận lộ, cận giang (có quốc lộ 21 ở phía Tây và gần sông Hồng ở phía Bắc). Thị trấn Cổ Lễ giáp với các xã Hồng Phong (Vũ Thƣ, Thái Bình) và các xã Trực Chính, Phƣơng Định, Liêm Hải, Trung Đông (Trực Ninh, Nam Định) và xã Nam Thanh (Nam Trực, Nam Định). Đây là nơi giao lƣu thuận lợi, là trung tâm của huyện Trực Ninh nên thị trấn Cổ Lễ hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong thời kì hội nhập và phát triển.

Về cấu trúc địa hình, thị trấn Cổ Lễ thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình của vùng tƣơng đối bằng phẳng, mặt bằng ruộng đất có độ nghiêng từ Bắc xuống Nam nhƣng cốt đất ở phía Bắc đột ngột thấp hẳn xuống. Hầu hết ruộng đất ở vùng này xƣa kia chỉ cấy đƣợc một vụ chiêm. Từ tháng 6 Âm lịch trở đi, tất cả ruộng nƣơng, đƣờng xá đều ngập chìm trong nƣớc, nhân dân đi lại phải dùng đò. Ngƣời dân nơi đây thƣờng ca thán rằng:

“Đồng ngƣời tám nếp trổ bông Đồng ta chỉ có rêu, rong, má đề” Hoặc

“Đƣợc đồng Sồng no lòng thiên hạ

Trăm cái tội không bằng lỗ lội làng Kênh”[50,tr.12]

Ở góc độ khác, có thể thấy, thị trấn Cổ Lễ đƣợc sông Hồng và sông Ninh Cơ hằng năm đƣa phù sa về bồi đắp nên đất đai của vùng này rất màu mỡ. Sông Ninh chảy vắt ngang qua thị trấn, vừa có tác dụng tƣới tiêu cho đồng ruộng, vừa tạo điều kiện cho giao thông đƣờng thủy, trên bến dƣới thuyền tấp nập.

Về khí hậu, huyện Trực Ninh nói chung, thị trấn Cổ Lễ nói riêng, có khí hậu đặc trƣng của vùng đồng bằng sông Hồng. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu đƣợc chia hai mùa rõ rệt, mùa Hạ nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10;

mùa Đông khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 - 24 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 8 - 10 độ C. Độ ẩm không khí 85 - 90%; mùa Hạ nhiệt độ rất cao, cao nhất là 38,5 - 39,5 độ C, những ngày dịu mát, nhiệt độ trung bình khoảng từ 24 - 25 độ C; nhiệt độ trung bình mùa Đông khoảng 20 độ C, nhiệt độ thấp nhất không dƣới 4,5 độ C.

Với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi, bằng phẳng, nguồn nƣớc, khí hậu thuận lợi, nơi đây thu hút đƣợc sự sinh tụ của con ngƣời. Trong quá trình đó, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đƣợc sản sinh ra và trở thành những giá trị bất diệt của đời sống cộng đồng.

Tình hình kinh tế

Buổi đầu, cƣ dân sinh sống chủ yếu dựa vào việc đánh bắt cá tôm, san gò, lấp vũng thành những cánh đồng trồng lúa, trồng cây hoa màu. Tận dụng ƣu thế của vùng đất bãi để trồng dâu nuôi tằm, nghề kéo kén, ƣơm tơ gắn bó chặt chẽ với ngƣời dân nơi đây ngay từ thuở ban đầu. Trải qua bao năm dài gian nan vất vả, ngƣời dân tận lực quai đê, tạo dựng xóm làng, xây dựng miền quê trù phú, dân cƣ quần tụ đông vui, hình thành với tính chất là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân cƣ. Các dòng họ đem theo những nét văn hóa độc đáo, những nghề thủ công đa dạng về nơi đây.

Nằm ở vùng chiêm trũng, ruộng đất màu mỡ, đất khá rộng so với các vùng khác, vì vậy, cƣ dân thị trấn Cổ Lễ phát triển nông nghiệp. Mỗi gia đình ở thị trấn Cổ Lễ là một đơn vị sản xuất nông nghiệp. Trong đó, trồng trọt, chăn nuôi kết hợp chặt chẽ với nhau. Cấy lúa là chủ yếu, chăn nuôi là phụ. Mỗi gia đình đều có khu vƣờn trồng rau, ao cá phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Những nghề thủ công, ban đầu mang tính chất tự cấp, tự túc, phục vụ sinh hoạt của từng gia đình, nhƣ nghề mộc, đan lát… Cùng với năm tháng, với đôi tay khéo léo của ngƣời dân nơi đây, những nghề thủ công ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành những ngành nghề truyền thống với nhiều mặt hàng tinh xảo, đặc biệt là nghề chăn tằm, ƣơm tơ, dệt vải. Vì vậy, thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành xâm lƣợc

nƣớc ta, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cùng với việc thành lập Công ty Bông vải sợi Bắc Kỳ, mở rộng sản xuất, một số nhà tƣ bản Pháp phát hiện tiềm năng của vùng nông thôn Trực Ninh. Nơi đây, có đội ngũ thợ thủ công với tay nghề khá, có vùng đất bãi phù hợp với việc trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ nên các nhà tƣ bản Pháp liền đầu tƣ khuyến khích phát triển nghề này. Huyện Trực Ninh nói chung, thị trấn Cổ Lễ nói riêng trở thành vành đai nguyên liệu cung cấp cho Công ty Bông vải sợi Bắc Kỳ. Từ đây, nghề chăn tằm, ƣơm tơ, dệt vải phát triển thịnh đạt. Sản xuất lƣu thông nhộn nhịp, giúp cho bộ mặt kinh tế của thị trấn Cổ Lễ trong thế kỉ XIX biến đổi nhanh chóng. Trung tâm buôn bán thị trấn Cổ Lễ hình thành, ngày càng mở mang, thu hút các thƣơng nhân từ Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông thƣờng xuyên về mua bán tơ, lụa, vải, sợi. Qua trung tâm này, hàng chục chợ ở các thôn xã, các mặt hàng, sản vật nổi tiếng của Trực Ninh nhƣ gạo Tám Xoan, gà Nhang Cát, hàng thêu ren Trung Lao… thu hút ngƣời mua và theo chân họ đi muôn nơi.

Những năm gần đây, mức tăng trƣởng kinh tế hàng năm của thị trấn Cổ Lễ đạt bình quân hơn 12%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, phù hợp với mô hình phát triển thị trấn. Trong đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề chiếm tỷ trọng 43,6%, dịch vụ thƣơng mại chiếm tỷ trọng 48,4%, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 8%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 9% theo tiêu chí mới, riêng trong năm 2010 những kết quả về phát triển kinh tế xã hội của thị trấn khá toàn diện. Tổng doanh thu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hơn 119 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch[50,tr.7].

Ngoài ra, trong những năm qua, thị trấn đầu tƣ xây dựng những công trình của địa phƣơng, có những công trình nhà nƣớc đầu tƣ trên địa bàn, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Công trình đầu tƣ của Nhà nƣớc là dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 21, dự án trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa du lịch tâm linh chùa Cổ Lễ, dự án cống số 2… với vốn đầu tƣ lớn. Các công trình phúc lợi, cụm công nghiệp tập trung, khu dân cƣ… trên địa bàn thị trấn Cổ Lễ đƣợc xây dựng với tốc

độ nhanh, đảm bảo chất lƣợng. Điều đó tạo nên diện mạo mới cho một thị trấn năng động, phát triển, từng bƣớc hội nhập với kinh tế vùng và kinh tế cả nƣớc.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế thị trấn Cổ Lễ đang chuyển đổi tích cực theo hƣớng khai thác thế mạnh trọng tâm về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, vận tải. Thị trấn Cổ Lễ chú trọng công tác bảo vệ môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2015, thị trấn Cổ Lễ là địa phƣơng phát triển ở mức trung bình khá của tỉnh Nam Định.

Về văn hóa

Nhìn chung, những nếp ăn, cách mặc, nếp ở của ngƣời dân thị trấn Cổ Lễ giống với nhiều làng quê Bắc Bộ khác. Trong ăn uống, cƣ dân ở đây có nét gắn với vùng chiêm trũng, nông nghiệp là ngành kinh tế chính nên trong cơ cấu bữa ăn của họ là những thứ có sẵn của vùng nhƣ: cơm, tôm, cua, cá, ốc... Giống nhƣ cƣ dân đồng bằng Bắc Bộ, cách mặc của cƣ dân thị trấn Cổ Lễ là cách ứng xử văn hóa trong việc thích ứng với thiên nhiên, cách thức ăn mặc chi phối bởi môi trƣờng tự nhiên. Đó là khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới và công việc lao động trồng lúa nƣớc.

Đời sống tâm linh của ngƣời dân thị trấn Cổ Lễ gắn liền với việc tôn thờ trời đất, thờ cúng tổ tiên, gắn với quá trình hình thành làng, xã. Đạo Phật hình thành trong buổi đầu, là đạo duy nhất thống trị đời sống tâm linh của ngƣời dân nơi đây. Các tín đồ Phật tử lấy vô ngã vị tha, từ bi hỷ xả làm tâm niệm sống. Tháp chùa Cổ Lễ là một trong những công trình kiến trúc hết sức độc đáo, thể hiện óc thẩm mỹ tinh tế, bàn tay tài hoa của những ngƣời thợ thị trấn Cổ Lễ,Trực Ninh. Chùa Thần Quang (chùa Cổ Lễ) đƣợc nhà nƣớc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, là một trong những danh lam của tỉnh Nam Định.

Cùng với các chùa thờ Phật, các làng còn tôn vinh những ngƣời có công với dân, với nƣớc, với làng, làm Đức Ông, Đức Thành Hoàng, xây dựng đền để thờ Mẫu, các Thần linh trong tín ngƣỡng dân gian. Trong thời kì đấu tranh cách mạng

giải phóng dân tộc, nhiều chùa ở nơi đây trở thành nơi hội họp của cán bộ, đảng viên, nơi nuôi giấu cán bộ, tài liệu cách mạng. Các chùa không những là nơi gửi gắm niềm tin, khát vọng của nhân dân, còn gắn liền với vận mệnh dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 30 - 35)