Nghĩa của lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 95 - 98)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.4 nghĩa của lễ hội

3.4.1.Ý nghĩa hướng về nguồn cội

Tất cả lễ hội cổ truyền của dân tộc Việt Nam đều có ý nghĩa hƣớng về nguồn cội. Lễ hội là dịp để con cháu quây quần, hội tụ, nhằm tƣởng nhớ đến tổ tiên, nguồn gốc sinh thành. Hơn thế nữa, lễ hội là dịp để chúng ta nhớ đến các bậc, các vị Thánh Thần có công với đất nƣớc, với nhân dân. Lễ hội chùa Cổ Lễ là lúc con ngƣời nơi đây tƣởng nhớ đến công lao của Quốc sƣ Nguyễn Minh Không. Bởi vì, từ lâu, hình ảnh Quốc sƣ Nguyễn Minh Không ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân vùng Cổ Lễ, Trực Ninh. Quốc sƣ là đại diện lòng từ bi, hỉ xả, đại diện cho sức mạnh của siêu nhiên, là vị Thánh có vai trò quan trọng trong đời sống nông nghiệp của cƣ dân nơi đây.

Lễ hội chùa Cổ Lễ hàng năm là dịp để con cháu thế hệ muôn đời nhớ đến công lao của Quốc sƣ. Không những vậy, lễ hội chùa Cổ Lễ còn là lễ hội cầu đảo, cầu cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tốt tƣơi. Lễ hội là dịp hƣớng về nguồn cội, trở thành tâm thức của con ngƣời nơi đây. Đúng nhƣ câu đối trong gian thờ Thánh Tổ:

“Công tại Lý triều danh tại sử Tình lƣu Cổ Lễ phúc lƣu dân”

3.4.2. Ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của nhân dân

Lễ hội nói chung không chi có ý nghĩa về mặt vật chất, đời sống tinh thần, tƣ tƣởng, còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Đó là đời sống của con ngƣời hƣớng về cái

cao cả, thiêng liêng, họ tôn thờ. Lễ hội chùa Cổ Lễ là hoạt động điển hình trong việc đáp ứng nhu cầu về mặt tâm linh của cộng đồng. Con ngƣời tin tƣởng vào các vị thần linh, tìm kiếm sự cứu cánh của sự sống họ cần đến, nhất là cƣ dân nông nghiệp. Hơn thế nữa, ở nƣớc ta, cƣ dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào tự nhiên là chính. Sau khi cấy lúa, gieo trồng cây lƣơng thực, ngƣời ta đều cầu mong mƣa thuận gió hòa. Từ đấy, họ tìm đến lực lƣợng siêu nhiên nhƣ mây, mƣa, sấm, chớp. Họ gửi niềm tin tƣởng sâu sắc vào sự nâng đỡ của các vị Thần này. Để rồi từ đó, họ yên tâm hơn và tiếp tục lo làm ăn. Nhƣ vậy lễ hội chùa Cổ Lễ còn có vai trò cân bằng đời sống tâm linh của con ngƣời đặc biệt là cƣ dân nông nghiệp.

Khi con ngƣời tìm đến với Đức Phật, với Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, họ nhƣ đƣợc thỏa mãn về nhu cầu tâm linh. Họ tin tƣởng, cảm thấy dƣờng nhƣ đƣợc Đức Phật, Đức Thánh Tổ che chở. Để rồi, từ đó, tâm hồn con ngƣời đƣợc thoải mái hơn, bớt đi lo toan mệt nhọc. Con ngƣời tìm đến lễ hội chùa Cổ Lễ để đƣợc giãi bày tâm sự cần sự sẻ chia, thông cảm của Đức Phật, Đức Thánh Tổ.

Qua hoạt động lễ, ngƣời dân tin tƣởng rằng Đức Thánh Tổ, hàng năm, vẫn chứng kiến lòng thành của nhân dân.

Đƣợc tham dự các nghi thức lễ trong lễ hội, ngƣời dân đƣợc sống trong niềm tự tin mãnh liệt về sức mạnh vô biên, bởi sự che chở, phù hộ của Đức Thánh Tổ cho muôn ngƣời.

Ngƣời dân, nhất là các tay bơi chải, tin tƣởng, nếu đội chải của mình thắng cuộc, năm đó, họ có phần thƣởng tinh thần làm ăn phát đạt, mọi sự đƣợc bình an… Đội thua cũng tự hào vì đƣợc giúp sức trong ngày lễ hội, cầu Đức Thánh Tổ phù hộ mƣa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, an khang thịnh vƣợng.

Từ đấy, chúng ta thấy, dƣờng nhƣ, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không có mối quan hệ gần gũi với đời sống của con ngƣời. Để mỗi lúc, con ngƣời gặp khó khăn, họ lại tìm đến Ngài để đƣợc sẻ chia. Qua đó, chúng ta có thể hiểu và thông cảm với những suy nghĩ hết sức bình dị của ngƣời nông dân. Từ đó, lý giải đƣợc, tại sao việc đón chờ lễ hội của mọi ngƣời, mọi nhà lại náo nức nhƣ vậy. Có lẽ, đây

là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho lễ hội nói chung và lễ hội chùa Cổ Lễ, Nam Định nói riêng ra đời từ cổ xƣa nhƣng vẫn còn tồn tại và phát triển đến ngày nay.

3.4.3.Ý nghĩa đoàn kết sức mạnh cộng đồng

Lễ hội chùa Cổ Lễ thu hút tất cả các dòng họ trong làng tham dự, là lễ hội thuộc về một cộng đồng ngƣời nhất định. Chính lễ hội chùa Cổ Lễ là dịp để biểu dƣơng sức mạnh của cộng đồng, tăng thêm sức mạnh đoàn kết, là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng giữa các dòng họ, các nhóm cƣ dân trong làng xã với nhau.

Hàng năm, cứ đến dịp lễ hội, các dòng họ cùng nhau bàn bạc, phân chia công việc chuẩn bị cho lễ hội. Đây là dịp để nhân dân trong làng xã xóa bỏ những mâu thuẫn thƣờng ngày, sự giao lƣu, học hỏi, làm tăng thêm tình đoàn kết. Đây là truyền thống tốt đẹp có từ ngàn đời, ngày nay đƣợc con cháu tiếp tục xây dựng trở thành nếp sống đẹp, lành mạnh, giàu tính văn hóa cổ truyền.

Trong lễ hội chùa Cổ Lễ có nghi lễ rƣớc kiệu từ các dòng họ lên chùa, với ý nghĩa mời anh linh tổ tiên các dòng họ về chùa cùng dự lễ hội. Nghi thức này đƣợc các dòng họ thực hiện rất nghiêm túc, là dịp tăng thêm tình đoàn kết giữa các con cháu trong dòng họ, đoàn kết giữa các dòng họ, cùng hƣớng về với Đức Phật, với Đức Thánh Tổ. Trò chơi dân gian bơi chải trong hội chùa Cổ Lễ cũng rất độc đáo, mỗi dòng họ thành lập một đội chải, thi đua với nhau trong tinh thần đoàn kết, vui vẻ.

Nhƣ vậy, lễ hội chùa Cổ Lễ không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh, còn có ý nghĩa làm tăng thêm sự đoàn kết giữa các làng xã trong khu vực. Lễ hội là dịp để cộng đồng ngƣời nơi đây thêm gắn kết bền chặt, giúp họ vƣợt qua bao thăng trầm của cuộc sống.

3.4.4.Ý nghĩa bảo tồn và lưu truyền văn hóa dân tộc

Lễ hội cổ truyền dân tộc nói chung và lễ hội chùa Cổ Lễ nói riêng là môi trƣờng bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc. Đây là dịp giao lƣu giữa

các thế hệ, con cháu mai sau sẽ tiếp thu, lĩnh hội và trao truyền những nét đẹp văn hóa cổ truyền cha ông để lại thông qua hoạt động lễ hội.

Cuộc sống của con ngƣời hiện đại Việt Nam ngày nay, giữa bao bộn bề, lo toan thì họ cũng không thể quên về lễ hội quê mình. Không ai bảo ai, nhƣng mỗi năm đến hẹn, con cháu dù có làm ăn xa, họ vẫn nhớ về quê hƣơng, họ tìm về để đƣợc xum họp bên gia đình, để đƣợc tham dự, chiêm ngƣỡng lễ hội quê mình.

“Dù ai buôn bán trăm nghề, Mƣời tƣ tháng Chín thì về hội Ông” (Ca dao)

Bài ca dao nhƣ nhắn nhủ, thế hệ mai sau hãy tiếp nối thế hệ đi trƣớc để bảo tồn và lƣu truyền lễ hội chùa Cổ Lễ. Cuộc sống nơi thôn quê vốn tĩnh lặng nhƣng khi tiếng chiêng, tiếng trống cất lên, cũng là lúc mọi ngƣời hội tụ đông đủ ở chùa để mở hội. Nơi đó, con ngƣời nhƣ hóa thân thành văn hóa vừa bảo tồn, vừa lƣu truyền văn hóa dân tộc.

Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện xã hội hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra từng vùng, nếu không bảo tồn và lƣu truyền truyền thống văn hóa dân tộc, thế hệ mai sau dần dần sẽ bị lu mờ văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 95 - 98)