.Nét khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 99 - 118)

Thứ nhất: Khác nhau ở lực lƣợng tổ chức lễ hội

Lễ hội chùa Cổ Lễ do Ban quản lý di tích chùa Cổ Lễ, Uỷ ban Nhân dân thị trấn Cổ Lễ và nhà chùa chịu trách nhiệm trong việc tổ chức lễ hội. Trong khi đó do đặc trƣng của làng nghề nên đối tƣợng tổ chức lễ hội làng Tống Xá do phƣờng đúc đảm nhiệm. Trƣớc đây, khi chƣa có hiệp hội cơ khí đúc ra đời, kinh phí để duy trì hoạt động của Đền và tổ chức lễ hội là do nguồn thu từ việc bán sản phẩm đúc (Sản phẩm đúc do sự quyên góp hàng năm của các gia đình, các nhóm nghề, bán sản phẩm, cũng có khu chợ riêng, trong khu chợ ấy không cho phép thƣơng lái nào cạnh tranh giao bán sản phẩm đúc của cá nhân mình). Những năm gần đây hiệp hội cơ khí đúc ra đời, lễ hội đƣợc tổ chức là sự kết hợp giữa Uỷ Ban Nhân Dân xã Yên Xá và phƣờng đúc (hiệp hội cơ khí đúc).

Thứ hai: Khác nhau ở tính chất của lễ hội

Nhƣ phần trên phân tích, Đức Thành Tổ ngoài ý nghĩa là một vị Thiền sƣ có công lao hộ quốc an dân, lập đƣợc nhiều công trạng thời Lý, đối với làng Cổ Lễ còn thờ Ông với ý nghĩa là một vị Thành Hoàng làng. Ngoài ý nghĩa hội làng, lễ hội chùa Cổ Lễ mang tính chất của một hội chùa. Lễ hội làng Tống Xá là lễ hội tƣởng nhớ vị Tổ nghề, có công sáng lập làng nghề, mang đến sự hƣng nghiệp cho một miền quê vùng chiêm trũng quanh năm khốn khó. Lễ hội làng Tống Xá chủ yếu mang tính chất tôn vinh, ngƣỡng mộ, thể hiện đạo lý tốt đẹp của con ngƣời: “Ăn qủa nhớ kể trồng cây”, “Uống nƣớc nhớ nguồn”.

Thứ ba: Khác nhau ở quy mô và cách thức tổ chức lễ hội

Về quy mô: Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra ở thời điểm hội Thu, tổ chức từ ngày

13 đến ngày 16 tháng 9 Âm lịch. Lễ hội làng Tống Xá tổ chức vào mùa Xuân, từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 Âm lịch - kỷ niệm này Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không đặt chân đến làng.

Do tính chất của lễ hội khác nhau nên quy mô của lễ hội diễn ra cũng có phẩn khác biệt. Lễ hội chùa Cổ Lễ với tính chất vừa là hội làng vừa là hội chùa đƣợc tổ chức hàng năm với quy mô lớn, nổi tiếng khắp vùng, là một lễ hội bề thế, uy nghiêm.

Lễ hội làng Tống Xá là hội làng của một làng nghề phát triển thịnh vƣợng, mang dáng dấp một phố nghề. Trƣớc kia, một năm hội làng tổ chức một lần; những năm gần đây, cách ba năm mới tổ chức. Ba năm một hội làng cho nên quy mô rất lớn và hoành tráng. Nhƣ trình bày phần trên, hội làng Tống Xá diễn ra với đầy đủ các nghi lễ truyền thống, các trò chơi dân gian…Tuy nhiên hội làng Tống Xá ngày nay có nhiều nét đổi thay, mới mẻ cho phù hợp với thị hiếu của ngƣời dân trong xã hội hiện đại. Để tăng sức hấp dẫn của lễ hội, các đêm hội còn diễn ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí hiện đại; giao lƣu văn hóa văn nghệ với các đoàn nghệ thuật nổi tiếng: đoàn chèo Trung Ƣơng, đoàn chèo Nam Định các liền anh, liền chị của đoàn quan họ Bắc Ninh…

Về cách thức tổ chức: lễ hội chùa Cổ Lễ và lễ hội làng Tống Xá cũng có rất

nhiều điểm khác biệt hẳn nhau:

Lễ hội chùa Cổ Lễ: Trong lễ hội có nghi lễ rƣớc, tế... Trong hội có tổ chức thi bơi chải rất điển hình. Ý nghĩa của hoạt động bơi chải này là ôn lại những kỉ niệm đời chài lƣới thời niên thiếu của Đức Thánh Tổ. Trong lễ hội chùa Cổ Lễ tiến hành một nghi lễ đúng với đặc điểm, tính chất của hội chùa.

Lễ hội làng Tống Xá: Nếu chùa Cổ Lễ với ý nghĩa là nơi thờ Phật, thờ Thánh, ở làng Tống Xá mang ý nghĩa là nơi thờ Thánh. Trong tâm thức nhân dân làng Tống Xá, Quốc sƣ Nguyễn Minh Không là một vị Thánh, một Ông Tổ nghề

cao quý, là một ngƣời khởi nguồn cho sự thịnh vƣợng làng quê ngày nay. Bởi vậy, nhất thiết trong hành động lễ phải có “hiến xảo”. Đây là điểm khác biệt thể hiện đặc trƣng lễ hội của làng nghề. Nhân dân tế bái tổ nghề bằng chính sản phẩm trực tiếp do mình làm ra. Bên cạnh đó, trong các hành động hội có hội thi làm khuôn, thi đúc đồng đƣợc xem là một trong những hội thi quan trọng, cũng thể hiện đặc trƣng riêng của hội làng nghề. Một điểm khác biệt dễ thấy trong lễ hội làng nghề Tống Xá là việc trƣng bày sản phẩm nghề đúc. Ngƣời dân đi xem hội đƣợc hòa mình vào không khí thiêng liêng, đƣợc sống với những giây phút thƣ thái và bên cạnh đó, đƣợc chiêm ngƣỡng sự tài hoa khéo léo của các nghệ nhân thể hiện trên các sản phẩm của làng nghề. Chính vì ý nghĩa lễ hội làng Tống Xá nhìn dƣới một góc độ nào đó sẽ là sự giao thoa giữa hội làng và hội chợ.

Thứ tư: Khác nhau ở lễ vật dâng cúng

Cả hai lễ hội đều có các lễ vật dâng cúng, chủ yếu là hƣơng, hoa, trà, quả, trầu cau, bành dày (trọng lƣợng lớn nhỏ). Riêng ở lễ hội làng Tống Xá, trong lễ rƣớc kiệu, linh vật đƣợc nhân dân đƣa từ miếu Đằng Dƣơng về Đền để tế Thánh là khối đất thiêng. Đất đƣợc cất đào từ cánh đồng Cầu Hố, nhân dân trong làng tiến hành với nhiều nghi lễ trang trọng. Ngoài đất thiêng, lễ vật dâng cúng còn có thêm các sản phẩm đúc đó là “lễ hiến xảo”.

Tiểu kết chương 3

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1 và chƣơng 2, con ngƣời Quốc sƣ Nguyễn Minh Không không chỉ hiện diện ở tầm vóc là một danh nhân, một anh hùng văn hóa mà Ngài còn hiện lên với tầm vóc của một vị Thánh. Lễ hội chùa Cổ Lễ chứng tỏ vị thế của Ngài trong đời sống dân gian vùng Cổ Lễ, Trực Ninh linh thiêng, bất diệt đến chừng nào.

Nếu nhƣ các truyền thuyết về Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không đƣợc trình bày ở chƣơng 2 cho thấy sự tôn vinh Ông đƣợc thể hiện qua các thể loại văn học dân gian thì trong thực tế đời sống ngƣời dân Cổ Lễ, sự tôn sùng đó còn đƣợc thể hiện qua các nghi thức của lễ hội chùa Cổ Lễ.

Khảo sát các nghi lễ thờ cúng Quốc sƣ Nguyễn Minh Không ở Cổ Lễ, chúng ta còn hiểu thêm nhiều điều về phong tục, tập quán đặc trƣng riêng của một làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Qua đó có thể hiểu thêm những điều thú vị về đời sống văn hóa của con ngƣời Nam Định, góp phần nhỏ bé nhƣng không kém phần đặc sắc vào nền văn hóa chung của dân tộc.

KẾT LUẬN

Nam Định nói chung, Trực Ninh nói riêng là vùng đất có bề dày hàng ngàn năm lịch sử, văn hiến, hội tụ, toả sáng ở bản sắc văn hoá.

Trực Ninh còn là “cái nôi” của văn hoá, văn nghệ dân gian. Vùng đất này đầy ắp những huyền thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ ca, hò vè… phản ánh quan niệm về thiên nhiên, xã hội con ngƣời ở mọi góc độ nhƣ: lao động, đấu tranh, chinh phục thiên nhiên và tình yêu đôi lứa. Trực Ninh còn đƣợc sử sách, dân gian truyền tụng ca ngợi là “xứ sở” của đình, chùa, lễ hội. Song hành với lịch sử, những ngôi chùa nổi tiếng của Trực Ninh còn đó, là những di sản văn hóa vô giá. Tiêu biểu về giá trị kiến trúc nghệ thuật là chùa Cổ Lễ.

Bằng sự ngƣỡng mộ và thành kính của mình, nhân dân sáng tạo, lƣu truyền những truyền thuyết dân gian về Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Qua truyền thuyết, nhân dân tái hiện, tạo dựng hình ảnh về Nhà Sƣ đắc đạo, đƣợc phong Quốc sƣ, một lƣơng y tài giỏi, một nhà văn hóa lớn. Trong hệ thống truyền thuyết về Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không, ngƣời nghe tìm thấy những hình ảnh kỳ vĩ của ngƣời anh hùng hiện thân của những giá trị văn hóa dân tộc. Từ một con ngƣời có nguồn gốc xuất thân nhƣ bao ngƣời nông dân khác nhƣng nhờ có sự thành tâm mà đắc đạo, trở thành một con ngƣời có nhiều thuật pháp và khả năng phi thƣờng.

Trên cơ sở khảo sát, hệ thống truyền thuyết về Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không có thể nhận thấy các truyện kể về Ông thuộc kiểu truyền thuyết danh

nhân, nhấn mạnh cái tài của nhân vật. Theo những đặc trƣng của tiểu loại truyền

thuyết này, những truyện kể về Ông, chắt lọc các chi tiết, khắc họa tài năng, công lao to lớn của Ông với nhân dân và đất nƣớc. Riêng với khu vực Cổ Lễ, công lao đó đƣợc cụ thể hóa bằng việc Ông xây chùa, chống hạn, chống lụt. Bằng truyện kể này, Quốc sƣ Nguyễn Minh Không từ một vị Thiền sƣ, một nhà y thuật trở thành một vị phúc Thần trong tâm thức của dân gian.

Truyện kể dân gian về Lý triều Quốc sƣ Nguyễn Minh Không chứa đựng những mô-tip đặc trƣng của hai tiểu loại truyền thuyết danh nhân. Các mô-tip đặc

trƣng của hai tiểu loại truyền thuyết này tập trung khắc họa những nét phi thƣờng trong tài năng của Thiền sƣ Nguyễn Minh Không. Điều này làm nên vầng hào quang lung linh bao quanh con ngƣời thực của Ngài. Ngƣời ta kính trọng tôn thờ, kể về Ông nhƣ là một vị Thần giáng thế, mang vẻ đẹp kỳ vĩ về một con ngƣời luôn hết lòng vì nhân dân và dân tộc. Trong giai đoạn lịch sử Phật giáo trở thành tôn giáo phổ biến và ảnh hƣởng sâu rộng tới mọi phƣơng diện đời sống dân tộc, những Nhà Sƣ là ngƣời tập trung văn hóa tinh hoa của dân tộc, hình tƣợng của Quốc sƣ Nguyễn Minh Không chính là điển hình cho vẻ đẹp nhân cách của thời đại.

Cùng với hệ thống truyền thuyết về Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, lễ hội chùa Cổ Lễ góp phần tạo dựng hình ảnh riêng về vị Quốc sƣ để lại nhiều kỉ niệm gắn bó với nhân dân địa phƣơng. Lễ hội chùa Cổ Lễ là một trong những lễ hội lớn, tiêu biểu của tỉnh Nam Định, có sức sống lâu bền, thu hút đông đảo ngƣời tham gia, bảo lƣu đƣợc nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc. Lễ hội chùa Cổ Lễ sở dĩ có vị trí, có sức sống lâu bền nhƣ thế bởi tự thân hàm chứa nhiều giá trị. Trƣớc hết, lễ hội có cội rễ lịch sử, văn hoá lâu đời. Nhân vật đƣợc phụng thờ trong lễ hội là nhân vật vừa mang tính huyền thoại vừa mang tính lịch sử. Đó chính là Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không. Ông là một Thiền sƣ đức độ cao cả, một lƣơng y trứ danh, một Ông Tổ nghề, một vị Thần có nhiều pháp thuật thần thông giúp nƣớc, cứu đời. Đức Thánh Tổ xuất thân bình dân, thƣở sinh thời gắn bó với sông nƣớc, ruộng đồng. Vì thế, tín ngƣỡng thờ Đức Thánh Tổ có ảnh hƣởng và lan rộng, đặc biệt với cƣ dân ở các vùng sông nƣớc cả một vùng rộng lớn: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình... Những sinh hoạt văn hoá dân gian diễn ra trong lễ hội vừa phong phú, vừa đa dạng, đan xen nhau, phản ánh đời sống văn hoá của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Đặc biệt, những nghi thức, trò chơi dân gian nhƣ: rƣớc kiệu, bơi chải, múa rối, tổ tôm thu hút nhiều ngƣời, trở thành những sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng, cộng cảm của nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

2. Trần Thị An (1994), Nghiên cứu truyền thuyết những vấn đề đặt ra, Tạp chí

Văn học, (số 7), tr. 43-47

3. Chiêng Xom An (1992), Bàn thêm về thể loại truyền thuyết, Tạp chí Văn hoá

dân gian (số 2), tr. 32-38

4. Chevalier (Jean), Gheerbrant (Alain) (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế

giới, Nxb Đà Nẵng, Trƣờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội

5. Lã Đăng Bật (1997), Đền thờ danh sƣ Nguyễn Minh Không. Tạp chí Nghiên

cứu Phật học, (số 2), tr. 51-53

6. Nguyễn Chí Bền (1999), Văn hóa dân gian Việt Nam - Những suy nghĩ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

7. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

8. Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo thần thoại Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội

9. Nguyễn Đổng Chi (1974), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

10. Phan Đức Dƣơng (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

11. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam,

Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội

12. Phạm Đức Duật (1984), Sự tích Không Lộ - Minh Không qua quyển sách chữ Hán mới sƣu tầm, Tạp chí Hán Nôm, (số 1), tr. 137-143

13. Phạm Đức Duật (2008), Vấn đề tiểu sử hai thiền sƣ đời Lý: Dƣơng Không

Lộ và Nguyễn Minh Không, Tạp chí Hán Nôm, (số 6), tr. 62-70

14. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và mô tip, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

15. Nguyễn Thị Bích Hà (2006), Mã và mã văn hoá, Tạp chí Văn hoá dân gian, (số 1), tr. 3-9

16. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ

Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội

17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử(Cb) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

18. Đỗ Thị Hảo (2001), Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

19. Nguyễn Văn Hậu (2001), Về biểu tượng trong lễ hội dân gian truyền thống

(qua khảo sát lễ hội dân gian vùng châu thổ Bắc Bộ nước ta), Luận án Tiến

sĩ Lịch sử, Viện Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội

20. Lê Nhƣ Hoa (Chủ biên) (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội

21. Diệp Đình Hoa (1996), Tính duy lí của truyền thuyết, huyền thoại ngƣời: Việt cổ chiếm lĩnh đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí Văn hoá dân gian, (số 4), tr. 3-11

22. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

23. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt - góc nhìn thể loại,

24. Nguyên Hồng - Trung Tín (2000), Chùa Cổ lễ văn hóa cách mạng, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

25. Chu Huy (2006), Về nhân thân hai vị Quốc sƣ thời Lý‎ Dƣơng Không Lộ và Nguyễn Minh Không, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (số 8), tr. 71-73

26. Lƣơng Hiền (2005), Truyện dân gian Trấn Sơn Nam xưa, Nxb Lao động, Hà Nội

27. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên) (2004), Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội

28. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

29. Đinh Gia Khánh(Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

30. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (Cb) (1994), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

31. Vũ Ngọc Khánh (Chủ biên) (2000), Đền miếu Việt Nam, Nxb Thanh niên,

Hà Nội

32. Vũ Ngọc Khánh (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

33. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

34. Đinh Gia Khánh (1999), Sơ bộ tìm hiểu các vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội

35. Đinh Gia Khánh (Chủ biên) (1994), Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện

đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

37. Lê Văn Kỳ (1997), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và lễ hội về

các anh hùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

38. Đặng Văn Lung (1977), Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn xƣớng dân gian,

Tạp chí văn học, (số 6), tr. 19-28

39. Phan Trọng Luận (2002), Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội

40. Ngô Sỹ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết và lễ hội về Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không ở chùa Cổ Lễ - Nam Định (Trang 99 - 118)