CNDT ở Châu Âu từ thế kỷ XVII đến trước Chiến tranh thế giới II

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU

1.2. Khái quát về Liên minh Châu Âu – EU và vấn đề CNDT

1.2.1. CNDT ở Châu Âu từ thế kỷ XVII đến trước Chiến tranh thế giới II

Thế kỷ XVII đánh dấu làn sóng thức tỉnh chủ nghĩa dân tộc gắn với các cuộc Cách Mạng ở Tây Âu, nổi cộm là Cách mạng Anh (1642), Cách mạng Pháp (1789). Những cuộc cách mạng này đƣa tới sự ra đời của nhà nƣớc-dân tộc hiện đại (nation-state) là nền tảng của chủ nghĩa dân tộc hiện đại. Và từ đây cơ sở để nhận thức, nhận dạng và phân tích sự biến đổi cũng nhƣ đặc điểm khác biệt của CNDT trong những giai đoạn lịch sử khác nhau là dựa trên quốc gia dân tộc.

Đặc trƣng của CNDT vào thế kỷ XVII, XVIII ở châu Âu gắn với công cuộc bành trƣớng và đi đến thống lĩnh hệ thống chính trị thế giới của chủ nghĩa tƣ bản. Lịng thèm muốn tìm kiếm những thị trƣờng mới để đáp ứng sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế thị trƣờng với phƣơng thức sản xuất Tƣ bản chủ nghĩa đẩy đến CNDT bành trƣớng với sự ra đời của Chủ nghĩa Thực dân (colonialism) với quan niệm đế quốc (hay đế chế - empire) và ra đời Chủ nghĩa đế quốc (imperialism). Những nhà nƣớc mang bản chất Tƣ bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã bành trƣớng chiếm lĩnh các lãnh thổ xa xơi làm thuộc địa trên tồn thế giới, lôi kéo cả thế giới vào trong quỹ đạo phát triển của chính nó với sự hiện diện của Đế chế Anh, Đế chế Pháp, Đế chế Đức, Đế chế Nga. CNDT châu Âu trong giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ và lan rộng trên toàn thế giới cùng với những bƣớc tiến của Chủ nghĩa thực dân. Nếu vào giai đoạn Phục Hƣng và kỷ nguyên Ánh sáng, xã hội phát triển ở trình độ cao, ngƣời ta biết đến niềm tự hào dân tộc với bề dày lịch sử và những thành tựu khoa học, phát triển kinh tế xã hội với tinh thần dân chủ và nhân văn cao đẹp, thì Chủ nghĩa thực dân ra đời lại khiến ngƣời ta nghi ngờ về tính tích cực của CNDT. Những hình thái cực đoan của CNDT đã

khiến hàng trăm dân tộc nhỏ bé ở Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi phải gánh chịu ách thực dân bóc lột tàn tệ hàng trăm năm vì những suy nghĩ về sự khác biệt giữa chủng tộc da trắng với chủng tộc da vàng và da đen. Nhƣng ngƣợc lại, cũng chính chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân tại các nƣớc thuộc địa đã thức tỉnh ý thức dân tộc của ngƣời dân nơi đây; trƣớc sự bất bình và căm hận của ngƣời dân bản địa về ách thống trị tàn bạo của ngƣời da trắng, hàng loạt những cuộc đấu tranh với quy mô lớn nhỏ khác nhau nhằm giành lại độc lập dân tộc là một bức tranh khác phản ánh sự lan rộng và ảnh hƣởng mạnh mẽ của CNDT trong thời kỳ này.

Đầu thế kỷ XX, với sự phát triển của quốc gia – với tƣ cách là một thể chế chính trị lãnh đạo và kiểm sốt đất nƣớc thì CNDT giai đoạn này dƣờng nhƣ đƣợc giai cấp nắm quyền – giai cấp tƣ sản – sử dụng nhƣ một công cụ để tiến hành các cuộc tranh đoạt thuộc địa và khu vực ảnh hƣởng. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần II đƣợc biết đến nhƣ là sự phát triển cực đoan của CNDT với quan điểm về dân tộc thƣợng đẳng. Cuộc chiến đã không chỉ lôi kéo ngƣời dân Châu Âu mà toàn thế giới vào cảnh đầu rơi, máu chảy trong một thời gian dài. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới mới đƣợc tái lập với sự ra đời của Hội Quốc liên (1919) CNQT vì sự hịa bình và ổn định thế giới có xu hƣớng mở rộng. Quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đƣợc định hình bởi Hội nghị Genova (10/4 đến 19/5/1922), Hội nghị Lausanne (Thụy Sĩ, khai mạc20/11/1922), Hội nghị Locarno (Thụy Sĩ từ 5/10 đến 16/10/1925), Hiệp ƣớc Birand –Kellogg (ký kết ngày 27/8/1928). Thêm vào đó là sự lớn mạnh của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III ra đời 4/3/1919), một tổ chức lãnh đạo giai cấp vơ sản tồn thế giới nhằm chống lại ách thống trị của đế quốc đã đoàn kết đƣợc 55 đảng Cộng sản (1928) trên thế giới [33, 141]. Điều này cũng thể hiện, lợi ích giai cấp và đồn kết giai cấp đơi khi có thể xóa nhịa ranh giới giữa các dân tộc trong những điều kiện lịch sử đặc biệt.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc chƣa lâu, thì tiếp sau đó, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bùng nổ đã chấm dứt thời kì ổn định của Chủ nghĩa tƣ bản cùng với ảo tƣởng về một kỷ nguyên hịa bình của thế giới. Những hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng đã làm mâu thuẫn của chủ nghĩa tƣ bản trở nên

gay gắt. Các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa buộc phải tính tốn và tìm con đƣờng phát triển cho mình. Nếu những nƣớc thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất tiến hành cải cách kinh tế-xã hội, duy trì nền dân chủ tƣ sản đại nghị thì những nƣớc tƣ bản ít thuộc địa, gặp nhiều khó khăn về vốn, nguyên liệu và thị trƣờng đã chọn con đƣờng phát xít hóa chế độ chính trị, thiết lập nên chun chính khủng bố cơng khai nhằm cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Ý, Đức, Nhật là ba nƣớc phát xít điển hình, những nƣớc này đã tiến hành những cuộc chạy đua vũ trang và thổi bùng lên lò lửa chiến tranh.

Nếu ở các nƣớc Phát xít, CNDT cực đoan chi phối nền chính trị của họ thì CNDT lành mạnh trên tồn thế giới đặc biệt là ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La tinh phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc mạnh mẽ của các quốc gia thuộc địa và phụ thuộc. Ở Châu Âu, đó là cuộc đấu tranh của nhân dân các nƣớc bị Phát xít chiếm đóng. Ở Ba Lan, Đảng cộng sản Ba Lan đã tổ chức lực lƣợng “Quân đội vũ trang nhân dân” song hành cùng với “Quân đội trong nƣớc” của chính phủ Ba Lan lƣu vong; ở Pháp nổi lên lực lƣợng “nƣớc Pháp tự do” và lực lƣợng chống Phát xít hải ngoại do De Gaulle tổ chức. Ngoài ra, tại các nƣớc Châu Âu khác, dân tộc Hi Lạp, Anbani, Italia… cũng tổ chức các lực lƣợng vũ trang phối hợp với quân đồng minh và hồng quân Liên Xơ trong cuộc chiến chống Phát xít. Sự lớn mạnh của các phong trào dân tộc trong thời kỳ này đã làm tiền đề cho các phong trào quần chúng mạnh mẽ về sau và làm suy yếu nhanh chóng chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc kiểu cũ ở các nƣớc đế quốc châu Âu.

So sánh CNDT thời kỳ này với giai đoạn trƣớc đó có thể thấy, tính chất hai mặt của tƣ tƣởng dân tộc chủ nghĩa (nationalistic) tại những quốc gia khác nhau ở cùng một thời điểm lịch sử. Dù là trên cùng một châu lục, nhƣng với những đặc điểm hoàn cảnh khác nhau đã làm nảy sinh những hình thái khác nhau ra đời từ cùng một gốc, CNDT. Đó có thể là CNDT cực đoan, một hiểm họa cho nhân loại và thế giới, cũng có thể là CNDT lành mạnh vì quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc. CNDT thời kỳ này đã đƣợc lồng ghép, hòa trộn với những trào lƣu chính trị hoặc những tơn giáo khác nhau và dấy lên những phong trào dân tộc chủ nghĩa khác nhau. Thực tế này lại chi phối đến việc định hƣớng con

đƣờng phát triển cho các quốc gia-dân tộc non trẻ (chủ yếu là ở các quốc gia ở Châu Á, Phi và Mỹ Latin).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)