Chính trị: Ly khai và bất ổn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 46 - 53)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU

2.5. Tác động tiêu cực

2.5.1. Chính trị: Ly khai và bất ổn

Xét về mặt chính trị, trái ngƣợc với niềm hân hoan của các quốc gia Đông và Nam Âu tại thời điểm đƣợc chính thức gia nhập Eu các đây hơn 10 năm về trƣớc, tâm lý mỏi mệt và thất vọng về những thể hiện cũng những chính sách đối phó với các cuộc khủng hoảng gần đây khiến những thành phần cổ xúy CNDT trỗi dậy vấn đề “đi hay ở” Liên minh châu Âu thực sự một lần nữa lại đƣợc đặt lên bàn cân. Chuyện vùng Catalonia ly khai khỏi Tây Ban Nha lại trở thành chủ đề lớn trên bàn nghị sự quốc gia Tây Nam Âu khi ngày 11-9-2015, khoảng 1,4 triệu ngƣời theo chủ nghĩa dân tộc ở vùng này đã tham gia cuộc tuần hành quy mô lớn tại thành phố Barcelona, đòi thành lập một quốc gia độc lập. Catalonia vốn là vùng đất giữa Tây Ban Nha và Pháp và vùng này đã thuộc về Tây Ban Nha kể từ sau cuộc xâm lăng vào năm 1.500 trƣớc Công nguyên. Với dân số 7,5 triệu ngƣời và nền kinh tế năng động bên bờ Địa Trung Hải, Catalonia, vùng đất ở miền Đông Bắc Tây Ban Nha này có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hơn 300 tỷ USD. Nếu đứng riêng một mình, kinh tế Catalonia xếp hạng 34 thế giới, cao hơn cả Hong Kong (Trung Quốc) hay Bồ Đào Nha. Với thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 35.000 USD/năm, thu nhập

của ngƣời Catalonia đƣợc đánh giá là cao hơn cả thu nhập của ngƣời dân Hàn Quốc hay Italy. Ở Tây Ban Nha, Catalonia là một trong những vùng phát triển nhất, tạo ra 20% GDP, 25% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp tới 1/5 nguồn thu của cả nƣớc. Về mặt hệ thống, Catalonia rất quan trọng với nền kinh tế Tây Ban Nha, trong khi Tây Ban Nha thì rất quan trọng với nền kinh tế châu Âu. Vùng Catalonia có ngơn ngữ và văn hóa riêng nên từ lâu đã ni ý định tách ra thành một nhà nƣớc độc lập. Năm 2006, Catalonia từng có bƣớc đi nhằm giành đƣợc quyền tự trị nhiều hơn khi đàm phán với chính quyền Madrid về một đặc quyền, địi cơng nhận vùng này là một “quốc gia”6.

Tuy nhiên, năm 2010, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã ra phán quyết bác đòi hỏi này, khiến những tiếng nói địi độc lập càng bùng lên mạnh mẽ. Trong những năm qua, ý định này càng đƣợc thôi thúc mạnh mẽ khi vùng Catalonia phải hứng chịu nhiều ảnh hƣởng từ cuộc suy thoái kinh tế kéo dài, mà nguyên nhân một phần là do những quyết sách điều hành nền kinh tế suy thối của chính quyền Tây Ban Nha. Ngƣời dân vùng Catalonia cảm thấy bất công khi nhận ngân sách không tƣơng xứng với tiền thuế đóng góp và vùng này cịn phải chia sẻ gánh nợ với các khu vực hoạt động yếu kém của Tây Ban Nha trong khi lại đóng góp nhiều nhất cho ngân sách trung ƣơng. Nhiều ngƣời Catalonia tin rằng họ có thể xây dựng một nền kinh tế thành cơng theo một chừng mực nào đó sau khi độc lập khỏi Tây Ban Nha và thậm chí là phát triển hơn, nếu nhìn vào việc chính quyền Tây Ban Nha đã điều hành nền kinh tế suy thoái nhƣ thế nào kể từ năm 2008. Kết quả sơ bộ của cuộc thăm dò này cho thấy, hơn 80% trong số 2,2 triệu ngƣời tham gia bỏ phiếu đã đồng ý để Catalonia độc lập khỏi Tây Ban Nha. Đây chính là cơ sở để ơng Artur Mas tiếp tục theo đuổi tham vọng ly khai.

Trƣớc Catalonia, hơn 4 triệu cử tri Scotland cũng từng bỏ phiếu trong cuộc trƣng cầu dân ý đòi độc lập. Mặc dù kết quả 55,42% cử tri nƣớc này ủng hộ việc ở lại Liên hiệp Vƣơng quốc Anh có thể khiến Thủ tƣớng David Cameron thở phào nhẹ nhõm, nhƣng rõ ràng mầm mống ly khai ở các nƣớc châu Âu vẫn đang hiện

6

Quỳnh Dƣơng (2015), “Xứ Catalonia đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha: Cả Châu Âu lo ngại” http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/The-gioi/807033/xu-catalonia-doi-ly-khai-khoi-tay-ban-nha-ca-chau-au-lo- ngai

hữu, từ đảo Corsica ở Pháp, các khu vực cơng nghiệp phát triển phía Bắc Italy đến vùng Flander và Wallonia ở Bỉ, đảo Faeroe ở Đan Mạch… Chỉ cần một vùng đất nào đó ly khai thành cơng, lập tức có thể tạo thành hiệu ứng tự xƣng độc lập, xé rào ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) để tìm lợi ích riêng. Đáng lo ngại hơn, nếu xu hƣớng ly khai thắng thế, sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến an ninh và sự thịnh vƣợng chung của EU.

Hay nhƣ vƣơng Quốc Anh, quốc gia này chỉ chính thức gia nhập EU vào năm 1973 cùng với Ireland và Đan Mạch. Quốc gia này cũng nhiều lần nêu lên định hƣớng sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho quá trình xây dựng và củng cố EU thống nhất nhƣng cũng luôn lừng khừng “chân trong chân ngoài” trƣớc những quyết sách lớn của EU. Hiện nay Anh vẫn chƣa tham gia Eurozone (Thủ tƣớng David Cameron đã từng tuyên bố vào 10/2011 rằng trong nhiệm kì của ơng thì nƣớc Anh vẫn sẽ chƣa tham gia vào khối đồng tiền chung Châu Âu này7) và Hiệp ƣớc Schengen. Bản thân Anh Quốc vẫn e ngại q trình hội nhập sâu vào EU sẽ làm xói mịn những giá trị truyền thống lâu đời, làm nên bản sắc nƣớc Anh cũng nhƣ mang lại cho nƣớc này những nguồn lợi kinh tế to lớn. Đồng bảng của Anh là một ví dụ điển hình, Anh khƣớc từ việc gia nhập khu vực đồng EURO không chỉ bởi sự chênh lệch tỷ giá giữa EURO và Bảng Anh sẽ ảnh hƣởng mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu của Anh, mà cịn vì Bảng Anh là biểu tƣợng văn hóa của quốc gia này. Trên các đồng Bảng (tiền giấy và tiền kim loại) thƣờng in hoặc khắc hình các nhân vật trong hồng gia Anh. Liên tiếp từ 1960, 1963, 1970, 1971 và 1990, Ngân hàng trung ƣơng Anh đã phát hành 5 đồng tiền in hình chân dung nữ hồng Anh trong trang phục và ở những góc độ khác nhau.

Cũng giống nhƣ hầu hết các quốc gia Châu Âu khác, Anh đang nỗ lực hết sức để thoát khỏi hai cơn bão khủng hoảng bắt đầu từ năm 2008. Năm 2009, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF dự đốn nợ cơng của Anh tăng vọt và có thể tăng gấp đôi lên mức kỷ lục 100% GDP trong 5 năm tới – chẳng thế mà đã có lời châm biếm gọi Anh là “Iceland trên sông Thame” - và phải mất 6 năm nữa Anh mới đem lại mức

7http://gafin.vn/20111006082059833p0c63/Anh-se-khong-gia-nhap-eurozone-duoi-thoi-Thu-tuong- Cameron-.htm, ngày truy cập 25/10/2011.

thu nhập bình quân đầu ngƣời bằng năm 2008 [30, tr.9]. Yêu cầu cắt giảm chi tiêu chính phủ là một tin xấu cho ngoại giao và quốc phịng Anh, bởi lẽ, điều đó đồng nghĩa với việc khả năng thể hiện quyền lực của mình trên trƣờng quốc tế sụt giảm đáng kể trong khi vai trò của Đức, Pháp trong liên minh lại ngày càng đƣợc củng cố, tăng cƣờng.

Sự chia rẽ khơng nhỏ đƣợc kể đến chính là những bất đồng trong quyết sách của các quốc gia với các vấn đề của khu vực. Gần đây nhất là khủng hoảng di cƣ8

đã khiến các nhà đứng đầu nhà nƣớc các nƣớc Châu Âu đau đầu tìm cách giải quyết. Dịng ngƣời vƣợt Địa Trung Hải, hình ảnh em bé chết đuối úp mặt trên bờ cát và những gia đình tuyệt vọng tìm cách lên tàu hỏa là những thực tế khiến ngƣời dân và chính phủ châu Âu bất đồng sâu sắc và vẫn chƣa thể tìm đƣợc các giải quyết chung. Đồng cảm và chia rẽ. Một bộ phận ngƣời dân châu Âu bày tỏ sự cảm thông đối với thảm cảnh hàng trăm ngàn ngƣời di cƣ đặt chân lên châu lục này9

.

8

Châu Âu chứng kiến dòng ngƣời tị nạn cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Mà Syria đã trở thành nơi bắt nguồn của những ngƣời tị nạn lớn nhất thế giới. Syria nằm ở Trung đơng, vùng đất phì nhiêu cổ đại có khơng dƣới 10.000 năm lịch sử. Kể từ những năm 1960, nó đƣợc dẫn dắt bởi gia đình al-Assad, họ đã cai trị nhƣ độc tài cho đến cuộc biểu tình Arab Spring (Mùa xuân Ả Rập) năm 2011. Một làn sóng cách mạng với các cuộc biểu tính chống đối trong thế giới Ả Rập và sự kiện này đã lật đổ hầu hết các nhà độc tài lúc đó. Nhƣng Assads đã từ chối thối vị và bắt đầu một cuộc đàn áp tàn bạo. Theo đó, các nhóm dân tộc và tơn giáo xung đột với nhau dƣới hình thức các liên minh bất ổn. (Quân đội chính phủ, Hezboltah, Islamic Front, YPG, lực lƣợng đối lập). ISIS, một nhóm vũ trang hồi giáo đã tận dụng cơ hội này, và hùa theo sự hỗn loạn với mục tiêu xây dựng một nhà nƣớc Hồi giáo hồn tồn độc tài. Rất nhanh chóng, nó trở thành một trong những tổ chức bạo lực cực đoan và thành cơng nhất trên hành tinh. Dính líu mọi mặt đến tội phạm từ chiến tranh, sử dụng vũ khí hóa học, hàng loạt vụ hành quyết, tra tấn quy mô lớn là liên tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào dân thƣờng.

Dân thƣờng Syria bịt kẹt giữa các cuộc đàn áp của chính quyền và nhóm hồi giáo cực đoan. 1/3 ngƣời dân đã đƣợc di tản trong phạm vi Syria trong khi có hơn 4 triệu ngƣời rời bỏ đất nƣớc. Phần lớn trong số họ hiện đang cƣ trú tại các khu trại ở các nƣớc láng giềng, khoảng 95% số ngƣời tị nạn . Trong khi các nƣớc Ả Rập Vịnh Ba Tƣ cùng nhau từ chối ngƣời tị nạn Syria (Kuwait, Saudi Arabia, Bahrain, Qatar, Oman, UAE). Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi đây là hành động đặc biệt đáng xấu hổ. Liên hiệp quốc và chƣơng trình Lƣơng thực tế giới đã khơng chuẩn bị trƣớc cho một cuộc khủng hoảng ngƣời tị nạn nhƣ vậy, kết quả là rất nhiều trại tị nạn đang quá đông đúc và thiếu hụt nhu yếu phẩm. Ngƣời dân Syria thôi không hi vọng vào ngày mai sớm tƣơi sang trở lại nên rất nhiều ngƣời quyết định xin tị nạn ở Châu Âu.

9 Theo ƣớc tính của Liên Hiệp Quốc, trong vài tháng tới mỗi ngày sẽ có 3.000 ngƣời từ Trung Đông, bao gồm Iraq, Afghanistan và Syria, đổ vào vùng Balkan với hi vọng đến đƣợc Tây Âu. Tổ chức Di trú thế giới (IOM) cho biết từ đầu năm đến nay đã có 350.000 ngƣời di cƣ đến châu Âu. Trong đó ít nhất 2.600 ngƣời đã thiệt mạng trên đƣờng.

Ở Đức, đội bóng bayem Munich tuyên bố họ đang lên kế hoạch lập một trại đào tạo cho trẻ em tị nạn, nơi các em sẽ đƣợc tập đá bóng, học tiếng Đức và đƣợc ăn ngon mỗi ngày. Cảnh sát thành phố Munich họ bị tràn ngập bởi những món quà mà ngƣời dân đóng góp cho ngƣời tị nạn. ở Anh, gần 300 ngàn ngƣời ký tên vào yêu cầu chính phủ hỗ trợ ngƣời dân tị nạn. Tại thành phố Barcelona, sau lời kêu gọi của thị trƣởng Colau, hàng trăm ngƣời dân đã nhƣờng phịng trong căn hộ của mình cho những ngƣời di cƣ đƣợc nhận vào Tây Ban Nha.

Berlin tuyên bố rằng quyết định mở cửa đón ngƣời nhập cƣ của họ chỉ là một động thái bất thƣờng sau khi chính phủ Hungary ngừng hoạt động ngăn cản hàng ngàn ngƣời di cƣ đi bộ vƣợt hàng trăm km từ thủ đô Budapest tới biên giới nƣớc Áo. Ngoại trƣởng Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định động thái mở cửa này không phải phá luật và quy định ngƣời tị nạn cần đƣợc đăng ký và phân loại tại nƣớc đầu tiên tiếp nhận theo Công ƣớc Dublin vẫn đƣợc áp dụng. Trong năm nay, Đức dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 800.000 ngƣời tị nạn, gấp 4 lần năm 2014 và hơn tất cả số ngƣời tị nạn tại các quốc gia EU khác tiếp nhận trong năm 2014 cộng lại. Đó là lý do những ngƣời Syria trong hoàn cảnh tuyệt vọng ở Macedonia hay Hungary đều hơ to câu “nƣớc Đức” nhƣ đích đến cuối cùng mà họ phải đạt đƣợc trong hành trình nhập cƣ đầy gian khổ. Thủ tƣớng Đức Angela Merkel tuyên bố rằng đây là vấn đề thuộc về nguyên tắc, liên quan đến “những giá trị con ngƣời phổ quát”, mà nếu nhƣ những giá trị này bị phá vỡ “đây sẽ không phải là một châu Âu mà chúng ta mong muốn.” Thụy Điển là một trong số các quốc gia hiếm hoi ủng hộ quan điểm này của Đức. Trong năm ngoái, Thụy Điển cũng tiếp nhận số lƣợng ngƣời tị nạn cao nhất với hơn 600.000 ngƣời theo số liệu thống kê của Eurostat (2015).

Thế nhƣng nhiều nhà lãnh đạo các nƣớc EU, trong đó có thủ tƣớng Hungary Viktor Orban lại cho rằng chính sách nhập cƣ và hệ thống phúc lợi hậu hĩnh của Đức chính là ngun nhân khiến dịng ngƣời tị nạn đổ về châu Âu ngày một đơng. Ơng Orban thậm chí cịn thẳng thừng tuyên bố vấn đề khủng hoảng nhập cƣ này là vấn đề của riêng nƣớc Đức. Theo luật nhập cƣ của EU, những ngƣời tới nhập cƣ phải đƣợc đăng ký và phân loại ở quốc gia đầu tiên tiếp nhận họ. Sau khi đƣợc đăng ký, họ sẽ đƣợc kiểm tra để xác minh xem mình có đủ tƣ cách xin tị nạn hay khơng và nếu không đƣợc cấp quy chế tị nạn, họ sẽ bị trục xuất về nƣớc ngay lập tức. Bởi vậy Hungary đang cho rằng Đức đang phá luật khi tiếp nhận ồ ạt những ngƣời nhập cƣ chƣa qua đăng ký và phân loại10, trong khi Budapest đã phải dựng lên hệ thống

10

Đức thông báo rằng sẽ chấp nhận hết tất cả ngƣời tị nạn, khơng một ngoại lệ và chuẩn bị để đón 800.000 ngƣời trong năm 2015, nhiều hơn cả con số mà toàn bộ EU đã đón nhận năm 2014. Chỉ áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời một vài ngày sau đó và yêu cầu một giải pháp trên rộng khắp EU.

hàng rào biên giới để ngăn chặn dòng ngƣời tị nạn tiến sâu hơn vào châu Âu11. Ông Zoltan Kovacs, ngƣời phát ngơn chính phủ Hungary tuyên bố Hungary hiện là nƣớc duy nhất của EU đang tìm các thi hành các điều luật về ngƣời nhập cƣ khơng có giấy tờ hợp phát của cả khối này. Ngƣời nhập cƣ bất hợp pháp không đƣợc quyền lựa chọn thích đi đâu thì đi, họ phải tn thủ các quy trình và quy định mà mọi quốc gia EU phải tuân theo, ông Kovas nhấn mạnh. Nếu quan điểm này ngày càng trở nên phổ biến ở Châu Âu, nơi các Đảng đối lập cánh hữu đang gây sức ép với chính phủ các nƣớc có chính sách cứng rắn hơn về vấn đề nhập cƣ, Đức sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc phân bổ ngƣời nhập cƣ một cách đồng đều trên khắp khu vực. Rất nhiều cuộc thăm dò xã hội cho thấy ngƣời dân nƣớc Đức ủng hộ tiếp nhận dòng ngƣời di cƣ. Nhƣng các chuyên gia lo ngại rằng một khi cơn xúc động trƣớc thảm cảnh của ngƣời tị nạn qua đi, ngƣời Đức sẽ phải đối mặt với những hậu quả của việc tiếp nhận q nhiều ngƣời nhập cƣ, lúc đó tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Các nƣớc Đông Âu là những nƣớc phản đối quyết liệt nhất đối với chính sách chấp nhận ngƣời tị nạn, một phần là do tác động của chính sách đó đối với ngân sách cơng của họ. Ngồi ra nhiều nƣớc cũng lo ngại rằng họ sẽ phải đối mặt với một làn sóng ngƣời Hồi giáo ồ ạt tràn vào cộng đồng của mình, trong khi họ vẫn cịn ít kinh nghiệm đối phó với vấn đề nhập cƣ. Phần lớn những quốc gia phản đối tiếp nhận ngƣời nhập cƣ là những nƣớc đang gặp khó khăn về kinh tế và xã hội. Điển hình là Hy Lạp đang chìm trong cuộc khủng hoảng nợ cơng và những bất ổn chính trị tiềm ẩn khiến họ gần nhƣ khơng có khả năng về kinh tế và nguồn lực để tiếp nhận làn sóng ngƣời nhập cƣ. Các quốc gia khác nhƣ Tây Ban Nha Hungary cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, Tiếp nhận một số lƣợng lớn ngƣời nhập cƣ sẽ gây ra gánh nặng rất lớn cho chi tiêu cơng của chính phủ các nƣớc để cung cấp chỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)