Khái quát bối cảnh Châu Âu từ 2004 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU

2.1. Khái quát bối cảnh Châu Âu từ 2004 đến nay

CNKV Châu Âu vốn đã có những nền tảng nhất định. Trƣớc khi Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Economic Community – EEC) ra đời, các quốc gia Châu Âu về cơ bản đã chia sẻ với nhau một nền văn hóa tƣơng đối đồng nhất, đó là các quốc gia Thiên Chúa giáo cùng sử dụng hệ thống văn tự Latinh. Nơi đây là phát nguyên của chủ nghĩa tƣ bản và nền kinh tế hàng hóa, hệ thống giao thông xuyên quốc gia và quá trình giao lƣu văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Quá trình liên kết châu Âu còn đƣợc cổ vũ bởi tình hình châu Âu sau chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, CNDT tại các quốc gia Châu Âu vẫn tồn tại và bùng phát mạnh mẽ ngày từ thập niên đầu thế kỷ XX khi những biến động kinh tế và chính trị trong khu vực ngày càng gia tăng. Quá trình hội nhập sâu của các nƣớc thuộc EU bị chững lại bởi các trở ngại nội tại của chính họ khi chƣa thích ứng kịp thời với những vận động và bất ổn của môi trƣờng thế giới. Năm 2004 đánh dấu mốc mở rộng lớn nhất trong lịch sử khối khi 10 nƣớc Đông Âu gia nhập và kỳ vọng đóng góp cũng nhƣ thể hiện sự thống nhất giữa Đông Âu và Tây Âu. 10 quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nƣớc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa kiểu Xô Viết sang hệ thống dân chủ. Nhƣng do ƣu tiên mục đích địa chính trị, các nhà lãnh đạo EU lại cho rằng, tƣ cách thành viên EU sẽ là nền tảng cho quá trình chuyển đổi dân chủ của các nƣớc này, nhƣ trƣớc đó EU đã làm với các nƣớc Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Mở rộng sang phía Đông sẽ giúp bảo đảm rằng khu vực này sẽ phát triển cả về chính trị dân chủ và thị trƣờng tự do. Kỷ luật và điều lệ đối với thành viên EU sẽ giúp ngăn chặn tái diễn các cuộc xung đột liên quan đến biên giới lãnh thổ, sắc tộc ở Trung và Đông Âu do lịch sử để lại. Những xung đột này, nếu xảy ra, sẽ làm cho Tây Âu bất ổn định và sẽ gây ra làn sóng ngƣời tị nạn chạy sang Tây Âu.

Với các nƣớc mới gia nhập, mặc dù mỗi nƣớc ứng viên đều có những vấn đề riêng nhƣng chắc chắn, gia nhập EU sẽ mang lại những cơ hội lớn về cả kinh tế và chính trị. Mơi trƣờng kinh tế EU khơng những tạo điều kiện để các nƣớc này tiệm

cận một cách nhanh nhất với tốc độ và guồng quay của nền kinh tế hiện đại, mà còn đem lại những khoản trợ cấp và hỗ trợ khổng lồ từ phía EU-15. Nhƣng xét về mặt chính trị và quan hệ quốc tế, thì những nƣớc này sẽ từ những chủ thể với đầy đủ quyền và tiếng nói sẽ trở nên phụ thuộc và chìm lấp hơn vào một tổ chức lớn hơn. Chịu trách nhiệm sửa đổi và cải biến bộ máy chính quyền, chế độ an ninh xã hội theo những tiêu chí dân chủ đáp ứng 31 tiêu chí quy chuẩn (accquis). Ngƣợc lại, lần mở rộng này cũng đêm đến cho EU những lợi ích rõ rệt. Trƣớc nhất là gia tăng lợi ích và tầm ảnh hƣởng của EU ở Địa Trung Hải, Biển Đen và lƣu vực sông Danupe. EU-25 đã tăng đáng kể về nguồn lực cho sức mạnh tổng hợp quốc gia của mình: Diện tích tăng thêm 739.000km2 (22,8%) lên khoảng 4 triệu km2; Dân số tăng thêm 75 triệu ngƣời (19.8% so với EU 15) lên khoảng 456 triệu; GDP khoảng 9.200 tỷ Euro (Chỉ đứng sau NAFTA - 12.000 tỷ USD). EU-25 đã đứng thứ hai thế giới về tổng giá trị xuất nhập khẩu: kim ngạch bình quân hàng năm là 913 tỷ USD, chiếm 13% giá trị xuất nhập khẩu thế giới (Mỹ: 18%, Nhật: 5%), EU25 chiếm 19% thƣơng mại toàn cầu, cung cấp 46% và tiếp nhận 24% FDI của thế giới4. Về mặt chính trị, EU tăng cƣờng đáng kể vị thế của mình trên thế giới, khơng cịn là “chú lùn” về chính trị. Mở rộng về phía Đơng làm EU vững chân hơn ở vùng đệm Trung và Đông Âu, ngăn chặn xung đột ở khu vực đệm quan trọng này, đem lại hịa bình và ổn định, thịnh vƣợng cho toàn châu Âu. Hơn nữa, mốc son này cũng đánh dấu thời điểm EU tạo đƣợc bàn đạp trực tiếp để mở rộng đến các nƣớc trong Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG) và Trung Á, một khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên (nhất là dầu khí) quan trọng và có ý nghĩa quyết định về địa chính trị trên “bàn cờ Âu - Á”.

Tuy nhiên, lần mở rộng lớn nhất và đông nhất này cũng đã khởi đầu một thời kỳ với nhiều bất đồng và tranh cãi trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách chung của Châu Âu. Sự ngăn cách và chia rẽ này không phải không đƣợc lƣờng trƣớc nhƣng quả thật khoảng cách phát triển xét về tất cả các khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội quá lớn đã nhiều lần đẩy Châu Âu vào những cơn lốc của sự ly khai, bất ổn, lòng nghi kỵ và chủ nghĩa cực đoan.

4 ThS. Nguyễn Thị Thùy Nguyên, TS. Lƣơng Văn Kế (2012), “Sự mở rộng liên minh Châu Âu nhìn từ góc độ Địa chính trị”, Tạp chí Chính trị - An ninh Châu Âu, 08, 143

Năm 2007 là mốc đánh dấu bƣớc gia nhập thành viên của Bulgaria và Romania, nội bộ EU đã phải trải qua nhiều thƣơng lƣợng khó khăn do có quá nhiều xung đột lợi ích quốc gia khó có thể hài hịa. Có 2 nhóm nƣớc phân định dựa trên thái độ với lần mở rộng lần này nhƣ sau: Khối ủng hộ nhiệt tình gồm có Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Bỉ, Ireland… vì họ đƣợc lợi nhiều từ quá trình hội nhập và mở rộng này. Về mặt địa lý và lịch sử, các quốc gia ủng hộ tiến trình mở rộng là những quốc gia có liên hệ gần gũi với các nƣớc ứng cử viên, hoặc đã từng có lịch sử gắn bó. Mở rộng EU đến với hai nƣớc ứng viên mới không chỉ gia tăng hoạt động kinh tế thƣơng mại qua biên giới mà còn là cơ hội quan trọng đối với việc gia tăng vai trị địa chính trị của các quốc gia này. Cịn khối khơng ủng hộ gồm có Hà Lan, Áo, Luxembourg, Thụy Điển, Đan Mạch cũng chủ yếu vì lý do địa chính trị: Họ nằm cách q xa về phía tây bắc, do đó việc biên giới EU mở rộng về phía Đơng Nam khơng đem lại thêm lợi ích lớn nào, trong khi đó quyền lợi quốc gia của họ lại bị “sứt mẻ” khi phải đóng góp tài chính hỗ trợ các nƣớc nghèo này. Đặc biệt là Áo, quốc gia có biên giới sát với Bungary và Romania đóng vai trị gần nhƣ tiền tuyến trực tiếp hỗ trợ 2 nƣớc thành viên mới. Chƣa kể, lần mở rộng này không mang lại bất cứ lợi ích chính trị cho họ là bao mà còn làm vai trò của họ mờ nhạt đi và kéo thêm các thách thức kinh tế mới. Tuy vậy, bên cạnh các nƣớc đầu tàu tập trung củng cố vị thế của EU và nhắm nhiều đến mở rộng về phía Đơng Nam của liên minh khu vực tồn diện này, thì cịn có Ba Lan hƣởng ứng và ủng hộ nhiệt tình. Kế đó là 1/7/2013 Croatia chính thức trở thành thành viên thứ 28 của EU. Nƣớc Cộng hòa thuộc Nam Tƣ cũ đã chính thức gia nhập tổ chức khu vực lớn nhất thế giới gần 2 thập kỷ sau nội chiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với liên minh Châu Âu từ năm 2004 đến nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)